0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Lợi ích kinh tế từ việc bán CO

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 49 -56 )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.2 Lợi ích kinh tế từ việc bán CO

Theo Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào năm 2005 mà Việt Nam tham gia phê chuẩn vào năm 2002, có 6 loại gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6. Mỗi tấn CO2 tương đương một đơn vị tín chỉ giảm phát thải CERs (Certified Emission Reductions), còn các khí khác quy đổi ra CO2. Hiện nay, giá trị 1 tấn CO2 có giá trung bình là 14 EUR/CERs (Nguồn: www.gtscarbon.com). Tỷ giá ngoại tệ ngày 31 tháng 12 năm 2011: 1EUR =27.699,67 đồng(Nguồn: www.brt.org.vn)

Theo tính toán, Tiến sỹ Trần Viết Mỹ (Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp), 1ha không gian xanh trong đô thị sẽ hấp thụ trung bình được 140 tấn CO2/năm. Năm 2011, diện tích không gian xanh trên toàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 110ha. Như vậy, trong năm 2011, giá trị lưu giữ và hấp thụ CO2 của không gian xanh thành phố Đà Nẵng là:

B2 = 110 * 140 * 14 * 27.699,67 = 5.972.048.852 (đồng)

3.2.3 Lợi ích kinh tế từ các giá trị phi thị trường của không gian xanh

Việc định giá lợi ích từ chức năng và ý nghĩa của không gian xanh dựa vào phương pháp đánh giá ngẫu nhiễn (CVM).

Phương pháp này là kỹ thuật lượng giá dựa vào sự đánh giá ngẫu nhiên của các đối tượng liên quan.

3.2.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn

Tiến hành phân tích các đặc điểm về mặt xã hội như giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập của 150 người tham gia phỏng vấn, nghiên cứu đã thu lại được kết quả dưới đây:

- Về độ tuổi: những người tham gia phỏng vấn hầu hết ở tuổi trung niên, cao nhất là 63 tuổi, thấp nhất là 17 tuổi, trong đó nhiều nhất là người có độ tuổi 42. Kết quả này là phù hợp với thực tế vì những người tham gia phỏng vấn là chủ hộ gia đình.

- Về giới tính: Nam giới tham gia phỏng vấn nhiều hơn nữ giới (chiếm 57%).

- Về trình độ học vấn:

Hình 4: Biểu đồ thể hiện giới tính của đối tượng phỏng vấn

Hình 5: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn

Cấp 3 Tại chức – Cao đẳng Đại học Sau đại học Nam Nữ

Qua kết quả điều tra, trình độ học vấn của những người tham gia phỏng vấn là khá cao. Trình độ sau đại học chiếm 3%, trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn (46% số người được hỏi), sau đó đến nhóm người có trình độ cấp 3 chiếm 35%. Đa số những người tham gia học vấn đều học hết đại học. Điều này là hợp lý vì Đà Nẵng là trung tâm kinh tế xã hội của miền Trung, là thành phố trẻ, năng động với điều kiện giáo dục, cơ sở hạ tầng giáo dục tốt và còn phát triển vượt bậc hơn nữa so với các vùng khác trong cả nước.

- Về thu nhập:

Hình 6: Biểu đồ về thu nhập của đối tượng phỏng vấn

Qua biểu đồ cho thấy, thu nhập của đối tượng phỏng vấn nhiều nhất là từ 3 đến dưới 5 triệu (chiếm 36%), từ 5 đến dưới 7 triệu (chiếm 28%) và ít nhất là từ 13 triệu trở lên (chiếm 1%). Điều này chứng tỏ những người tham gia phỏng vấn đều có đời sống kinh tế khá cao, phù hợp với thực tế.

3.2.3.2 Hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về không gian xanh thành phố Đà Nẵng

Trong điều tra phỏng vấn, tác giả đã đưa ra câu hỏi cho các đối tượng được phỏng vấn về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh, bao gồm:

- Cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng môi trường đô thị. - Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị.

- Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng. - Ý nghĩa nhân văn xã hội.

- Giảm stress cho con người.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của người dân về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh

Tất cả những người tham gia phỏng vấn đều khẳng định chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong cuộc sống. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết khác nhau nên các đối tượng phỏng vấn đã đưa ra các ý kiến khác nhau, trong đó có 3 chức năng được các đối tượng này đánh giá nhiều nhất là cân bằng sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường (chiếm 27,6% trong tổng số lựa chọn), nghệ thuật cảnh quan đô thị (chiếm 25,4%), giảm stress cho con người (chiếm 22,4%). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu vì tất cả đối tượng phỏng vấn đều có hiểu biết về tầm quan trọng của không gian xanh, từ đó họ sẽ sẵn lòng đưa ra một mức giá hợp lý để góp phần duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng đạt được chỉ tiêu cân bằng sinh thái vào năm 2020.

3.2.3.3 Ước lượng giá trị kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thông qua định giá của đối tượng phỏng vấn

Vì người dân có hiểu biết về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống hàng ngày nên khi tiếp cận với kịch bản giả định mà nghiên cứu đưa ra: “Quý vị có sẵn lòng chi trả để đóng góp cho việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành Cân bằng sinh thải, cải thiện chất lượng môi trường

Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng Sau đại học

Giảm stress cho con người

phố Đà Nẵng hay không? ” thì tất cả mọi người được hỏi đều tỏ ra hiểu tình huống và đưa ra một mức giá phù hợp với đơn vị tính đồng/tháng/người. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong việc định giá giữa các cá nhân.

Bảng sau đây thể hiện kết quả phân tích định giá giá trị kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh của những người tham gia phỏng vấn bằng công cụ Descriptive Statistics trong SPSS.

Bảng 26: Kết quả định giá giá trị kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng

CHỈ SỐ GIÁ TRỊ

Mean – Giá trị trung bình (đồng) 8.430

Median – Giá trị trung vị (đồng) 10.000

S.E.mean – Sai số tiêu chuẩn 573,005

Mode – Mốt (đồng) 10.000 Std.Dev – Độ lệch chuẩn (đồng) 5.730 Maximum – Mức WTP cao nhất (đồng) 25.000 Minimum – Mức WTP thấp nhất (đồng) 1.000 Obvervations – Số quan sát 100 Nguồn: Tổng hợp và tính toán

Kết quả phân tích cho thấy:

Mức sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và phát triển không gian xanh có sự khác biệt lớn: giữa mức sẵn lòng chi trả thấp nhất 1.000 đồng/tháng/người và mức chi trả cao nhất 25.000 đồng/tháng/người. Sở dĩ có sự khác biệt này là do bản chất của CVM – định giá ngẫu nhiên: Sự định giá của mỗi cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ của họ đối với đối tượng được định giá.

Để ước tính lợi ích của không gian xanh thì trong phương pháp CVM có 2 lựa chọn: (1) Giá trị trung bình, (2) Giá trị trung vị. Giá trị trung bình có ưu điểm san bằng khoảng cách giữa các câu trả lời khác nhau, tuy nhiên giá trị trung vị ít ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, là những mức định giá quá cao hoặc quá thấp so với toàn bộ tổng thể. Có thể nói giá trị trung vị đại diện cho tổng thể thì điển hình hơn giá trị trung bình. Trong các nghiên cứu ứng dụng CVM trước đây người ra hay sử dụng giá trị trung vị để tính giá trị tổng thể.

Kết quả phân tích cho thấy mức sẵn lòng chi trả đối với việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng là 10.000 đồng/tháng/người. Năm 2011, dân số Đà Nẵng (tính trong nội thành) là khoảng 829.480 người.Do đó, nghiên cứu đã đinh giá được lợi ích từ việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng trong năm 2011 là:

B3 = 10.000 * 12 * 829.480 = 99.537.600.000 (đồng)

Như vậy, tổng lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011 là: TB = B1 + B2 + B3

TB = 720.500.000 + 5.952.047.852 + 99.537.600.000 = 106.230.147.852 đồng (tức 106 tỷ 230 triệu 147 nghìn 852 đồng) (tức 106 tỷ 230 triệu 147 nghìn 852 đồng)

3.2.3.4 Phân tố nhân tố tác động đến sự định giá của đối tượng phỏng vấn

Để xem xét các nhân tố kinh tế, xã hội của những người được phỏng vấn tác động đến mức định giá sẵn lòng chi trả đối với việc duy trì và phát triển không gian xanh Đà Nẵng như thế nào, nghiên cứu đã giả định mức định giá là một biến phụ thuộc vào các biến số như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân hàng tháng, sự hiểu biết về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh. Hàm biểu thị mối quan hệ giữa mức WTP với một số nhân tố kinh tế xã hội được xác định như sau:

WTP = f(AGE,SEX, EDU,INCOME,KNOW)

Ta có:WTP = C(1)+C(2)*AGE+C(3)*SEX+C(4)*EDU+C(5)*INCOME + C(6)*KNOW Trong đó: AGE: Độ tuổi của đối tượng phỏng vấn

SEX: Giới tính của đối tượng phỏng vấn

EDU: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn INCOME: Thu nhập của của đối tượng phỏng vấn

KNOW: Mức độ hiểu biết về chức năng và ý nghĩa không gian xanh của đối tượng phỏng vấn.

Sử dụng phần mềm EVIEWS 5.0 để thực hiện mô hình hóa. Kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 27: Mối quan hệ giữa mức WTP với một số nhân tố kinh tế xã hội

BIẾN PHỤ THUỘC: WTP

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn t-Statistic P-Value C(1) -9.125,603 3481,114 -2,621461 0,0101 AGE -9,952665 37,07816 -0,268424 0,7892 SEX -254,0432 861,2424 -0,294973 0,7683 EDU 984,2024 471,7606 2,086233 0,0392 INCOME 0,000760 0,000191 3,972096 0,0001 KNOW 3013,949 713,2258 4,225800 0,0001

R-squared 0,618704 Mean dependent var 8.430,000

Adjusted R-squared 0,393103 S.D. dependent var 5.730,047 S.E. of regression 4.079,605 Akaike info criterion 19,52351 Sum squared resid 1,6E+09 Schwarz criterion 19,67982

Nguồn:Tổng hợp và tính toán

Như vậy, mô hình hồi quy có dạng:

WTP = - 9.125,603 - 9,952665 * SEX - 254,0432* AGE + 984,2024 * EDU + 0,000760 * INCOME + 3.013,949 * KNOW

Trong 5 biến số được đưa vào phân tích thì có 3 yếu tố tỉ lệ thuận với mức WTP của người dân. Với mức ý nghĩa là 0,05, các biến sau có mối quan hệ chặt chẽ với mức WTP:

- Trình độ học vấn: Có quan hệ tỷ lệ thuận với mức WTP, giá trị P-Value là 0,039 < 0,05 chứng tỏ có ý nghĩa thống kê, trình độ học vấn và wtp là mối quan hệ chặt chẽ. Những người có trình độ học vấn cao, có nhiều hiểu biết hơn về lợi ích không gian xanh mang lại sẽ có sự định giá cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.

- Thu nhập: Có quan hệ tỷ lệ thuận với mức WTP, giá trị P-value là 0,0001 chứng tỏ có quan hệ thống kê, nghĩa là trên thực tế, nếu mức thu nhập cao thì mức WTP sẽ tăng và ngược lại.

- Sự hiểu biết về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh: Tỷ lệ thuận với mức WTP. Điều này đúng trong thực tế, những người có hiểu biết nhiều về chức năng, lợi ích của không gian xanh, họ sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc duy trì và phát triển không gian xanh thì các yếu tố khác như giới tính, độ tuổi cũng có quan hệ với sự sẵn lòng trả. Nếu tách riêng các biến này để phân tích thì chúng có

mối quan hệ chặt với sự sẵn lòng trả nhưng khi đưa vào mô hình thì ảnh hưởng của chúng là không rõ.

Cũng theo mô hình kinh tế lượng, hệ số tương quan R2=0,62 chứng tỏ các biến độc lập giải thích được 62% ý nghĩa của biến phụ thuộc. Việc phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức sẵn lòng trả sẽ tạo cơ sở để đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 49 -56 )

×