Nội dung của “Học thuyết mâu thuẫn” trong triết học Hêghen 1 Một số quan niệm trước Hêghen về mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn trong triết học hêghen (Trang 28 - 32)

1.2.1. Một số quan niệm trước Hêghen về mâu thuẫn

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lí luận của mỗi thời đại khơng bao giờ xuất hiện trên mảnh đất trống khơng mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lí luận của các thời đại trước. Chẳng hạn, như chủ nghĩa Mác đã kế thừa nhưng tinh hoa tư tưởng của lồi người mà trực tiếp là nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính

trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp. Đặc điểm này được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin gọi là “ý thức xã hội cĩ tính kế thừa trong sự phát triển của nĩ” [1, 436]. Khi xây dựng hệ thống triết học của mình nhất là phương pháp biện chứng trong đĩ cĩ học thuyết về mâu thuẫn, ơng đã chắt lọc và kế thừa những tư tưởng biện chứng trong lịch sử triết học. Do vậy, nếu nĩi rằng Hêghen là người đầu tiên trình bày về mâu thuẫn thì đây là quan niệm khơng đúng đắn.

Bởi vì trước đĩ đã cĩ nhiều triết gia đã bàn về vấn đề này trên nhiều gốc độ và nhiều lăng kính khác nhau. Một trong những người đầu tiên bàn về mâu thuẫn phải kể đến đĩ là Lão Tử - thủ lĩnh của phái “Đạo gia” ở Trung Quốc cổ đại. Tồn bộ những quan niệm về mâu thuẫn của ơng được trình bày khá vẹn tồn trong học thuyết về “Đạo”. Lão Tử cho rằng: Những cái mâu thuẫn đối lập mà thống nhất với nhau trong hiện thực chính là nguồn gốc của mọi sự rối loạn và tai họa. Trong xã hội ơng dẫn chứng rằng: “Khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân và nghĩa, khi trí tuệ xuất hiện thì sinh ra giả dối nhiều, khi gia tộc khơng hịa thuận thì xuất hiện hiếu và từ, khi quốc gia rối loạn thì xuất hiện trung thành”. Và ơng cũng cho rằng: Sự vật phát triển đến tột cùng sẽ xoay ngược lại tai nạn sẽ biến thành hạnh phúc.

Từ nhận thức trên ơng đề ra biện pháp cĩ tính lí luận triết học để giải quyết hiện thực là: do những cái đối lập tồn tại dựa vào nhau, thống nhất với nhau nên bài trừ được một mặt trong đĩ thì cũng từ bỏ được mặt kia. Mặt khác ơng cho rằng: Muốn cho một vật nào đĩ suy tàn thì trước hết hãy làm cho nĩ hưng thịnh lên đến điểm tận cùng nĩ sẽ chuyển sang mặt đối lập tức là suy tàn. Cùng khoảng thời gian với Lão Tử thì ở phương Tây xa xơi cũng xuất hiện những học thuyết sơ khai về mâu thuẫn, khơng ai khác đĩ chính là tác giả câu tuyên ngơn bất hủ trong triết học “khơng ai cĩ thể tắm hai lần trên một dịng sơng”. Chính luận điểm này mà người ta phải thừa nhận ơng là nhà biện chứng bẫm sinh, ơng là Hêraclít. Hêraclít đã thừa nhận sự tồn tại và

thống nhất của các mặt đối lập nhưng nĩ chỉ tồn tại trong những mối quan hệ khác nhau. Vũ trụ là một thể thống nhất nhưng trong lịng nĩ luơn luơn diễn ra cuộc đấu tranh giữa các sự vật, các lực lượng đối lập nhau. Nhờ các cuộc đấu tranh đĩ mà nảy sinh ra hiện tượng sự vật này chết đi thì sự vật khác ra đời.

Điều đĩ làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và trẻ mãi khơng ngừng. Đúng là chúng ta khơng thể tắm hai lần trên một dịng sơng. Với Hêraclít đấu tranh giữa các mặt đối lập là vương quốc của mọi cái, là qui luật phát triển của vũ trụ. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, thấm nhuần quan điểm tồn diện và quan điểm lơgích- lịch sử để bàn về mâu thuẫn.

Nếu cơng bằng mà nĩi thì chúng ta khơng thể quên được cơng lao của Thích Ca Mâu Ni – người sáng lập ra Phật giáo cùng với tư tưởng biện chứng sâu sắc trong đĩ cĩ tiềm ẩn những luận điểm về mâu thuẫn. Điều này được thể hiện trong học thuyết vơ ngã – vơ thường. Với những quan điểm như: sinh – trụ – dị – diệt ; sinh – lão – bệnh – tử; thành – trụ – hoại – khơng. Triết lý Phật giáo muốn nĩi với chúng ta rằng: vạn vật luơn biến đổi thống cĩ, thống mất. Song cĩ điều Tất- Đạt- Đa khơng nĩi với chúng ta là do sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập để sinh ra quá trình đĩ mà thay bằng cụm từ “nhân duyên”. Nhưng dù sao cái hạt nhân của nĩ cũng đã để cho chúng ta lưu tâm, đây là một quan điểm cực kì tiến bộ cĩ ý nghĩa nền tảng cho tư duy biện chứng. Lịch sử triết học nĩi chung và lịch sử những quan niệm về mâu thuẫn nĩi riêng cũng cĩ những bước thăng trầm riêng của nĩ, cĩ lúc triết học lâm nguy cũng cĩ lúc huy hồng.

Trải qua đêm trường trung cổ, khi mọi thứ bị đè bẹp dưới cây thánh giá, triết học bị coi là tì thiếp của thần học, tất cả đều phục tùng ý chúa. Vì vậy những quan điểm biện chứng duy vật trong triết học đã bị bỏ quên, phủ lên một lớp rêu phong mang tên thần học trong suốt hơn mười thế kỉ. Bước

qua thời kì phục hưng và cận đại với sự thống trị của chủ nghĩa duy lý đã đưa tư duy siêu hình lên thế thượng phong. Triết học chân chính và những chân lý đúng đắn về sự tiến hĩa một lần nữa phải nằm im chờ đợi nhưng khơng cĩ nghĩa là đã bị dập tắt mà những triết gia mang trong mình những tư tưởng triết học chân chính đều tin rằng: triết học duy vật và phương pháp biện chứng mới thực sự là cứu cánh của lồi người. Cái mà sau này Hêghen nĩi “cái gì hợp lí thì tồn tại”.

Lịch sử triết học luơn là một chủ đề phong phú và đa dạng, muơn hình muơn vẻ với hằng ha sa số những quan điểm nối tiếp quan điểm như Trường giang sĩng “trùng trùng điệp điệp”, sĩng sau xơ sĩng trước. Nhưng cĩ một điều thú vị rằng: tất cả những triết gia, trường phái triết học cĩ tư tưởng biện chứng bất kể là duy tâm hay duy vật thì đều bằng cách này hay cách khác thừa nhận thế giới này là một hệ thống “động”. Thú vị hơn họ cịn cho rằng:

Nguyên nhân làm nên yếu tố “động” là sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Đúng như vậy, vườn hoa triết học tuy rực rở màu sắc đa dạng những mùi hương nhưng vẫn tồn tại cái đặc trưng riêng cĩ của nĩ như là cái mạch ngầm chảy suốt chiều dài lịch sử. Giờ đây ta cĩ thể lấy học thuyết về mâu thuẫn làm nơi gặp gỡ của những triết gia mang trong mình tư tưởng biện chứng. Những Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Hêraclít, Hêghen hay C. Mác. . . tuy mỗi người mỗi hồn cảnh, mỗi lập trường, mỗi thời đại khác nhau nhưng sự giao thoa giữa họ đã làm nên một thứ triết học chân chính và khoa học. Đĩ là phương pháp luận biện chứng mà trong đĩ mỗi nhân vật là một đại biểu, một mắt xích cho q trình ra đời, tồn tại và phát triển của phép biện chứng. Tuy nhiên cĩ sự gặp gỡ giao thoa nhưng khơng bao giờ đồng nhất. Chính điều này đã làm nên đặc trưng riêng mà ta cĩ thể thấy rằng cùng bàn về mâu thuẫn nhưng Lão Tử cũng khơng hồn tồn giống với Hêraclít hay Thích Ca Mâu Ni và tất cả cũng khơng hồn tồn giống với Hêghen. Rất hợp lý để lấy Hêghen làm nơi phân nhánh cho triết học đương đại.

Cĩ nhiều nguyên nhân để khẳng định vấn đề này, song ta thấy rằng: Khi nghiên cứu lịch sử của những quan niệm về mâu thuẫn, trải qua Lão Tử; Hêraclít; Thích Ca Mâu Ni. . . Dù họ cĩ nhiều điều đặc biệt nhưng vẫn thiếu đi sự hệ thống và lơgích, phần lớn cịn mang nặng tính trực quan cảm tính, phỏng đốn và thiếu đi cơ sở khoa học. Nhưng đến Hêghen thì quan niệm mâu thuẫn khơng những được nâng lên thành học thuyết hồn chỉnh mà ý nghĩa và vai trị của nĩ đã dược mổ xẻ, xem xét một cách cẩn thận. Chính điều này mà C. Mác chọn Hêghen làm tiền bối của mình. Vậy Hêghen đã nĩi những gì về mâu thuẫn? Ơng trình bày nĩ ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau mở cánh cửa lơgích học của ơng để tìm đến nĩ trong “học thuyết bản chất”.

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn trong triết học hêghen (Trang 28 - 32)