Nghĩa của “Học thuyết mâu thuẫn” với “Triết học tự nhiên”

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn trong triết học hêghen (Trang 43 - 44)

Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT VỀ MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC HÊGHEN

2.1.2.nghĩa của “Học thuyết mâu thuẫn” với “Triết học tự nhiên”

“Triết học tự nhiên” là khâu yếu nhất trong hệ thống Triết học của Hêghen. Xuất phát điểm của Triết học tự nhiên là luận đề duy tâm cho rằng: “Ý niệm tuyệt đối” sau khi đã đạt được sự phát triển đầy đủ của nĩ trong lĩnh vực tư duy thuần túy, trong lĩnh vực những phạm trù lơgích học liền chuyển sang sự tồn tại khác của nĩ là giới tự nhiên.

Theo ơng thì giới tự nhiên khơng phát triển theo thời gian, tuy vậy để hình thành được giới tự nhiên thì “ý niệm tuyệt đối” đã phủ định bản thân mình. Mặc dù đây là bộ phận duy tâm nhất, kém cỏi nhất nhưng mâu thuẫn cũng được xét đến như là nguyên tắc vận động và phát triển của “lí tính thế giới”, cái mà theo ơng “tính chất hữu hạn của giới tự nhiên để lại ở phép biện chứng hàng loạt giới hạn” và tồn bộ giới tự nhiên là sự phủ định nhau của các mặt đối lập. Vì nĩ là kết quả của sự phủ định của ý niệm, vấn đề ở đây theo Hêghen là chất thể; vật chất khơng cĩ năng lực chịu đựng nổi các mâu thuẫn. Cho nên trong giới tự nhiên chúng chỉ được giải quyết bằng cách loại trừ nhau, hoặc là chuyển thành trạng thái trung lập. Nhưng cũng theo ơng: sự vận động theo các bậc thang của giới tự nhiên đĩ là bước chuyển sang một nội dung ngày càng phong phú và cụ thể hơn.

Đĩ là sự nắm vững dần dần những mặt đối lập bên ngồi nhằm cũng cố sự thống nhất bên trong. Đây là sự “vượt bỏ” mâu thuẫn ở những bậc thấp, các mâu thuẫn của giới tự nhiên khơng phải là cái tự nĩ, “nội tại” mà là cái “ngoại lai”. Chúng dù dễ nhận thấy nhưng khơng được xét bằng khái niệm của “ý niệm” lơgích. Ta cĩ thể thấy rằng: dù lập trường duy tâm được thể hiện rất rõ trong “Triết học tự nhiên” nhưng ở đâu đĩ ơng vẫn lén lút thừa nhận mâu thuẫn là động lực của sự vận động. Trong “Triết học tự nhiên”, Hêghen

đã mở đầu bằng việc nghiên cứu cơ học. Trong cơ học, ơng đã bắt tay nghiên cứu vật chất, vận động, khơng gian và thời gian với các mối tương quan giữa chúng. Với ơng, sự vận động là sự sinh thành tự sinh ra mình, vật chất là sản phẩm của mối liên hệ nội tại giữa thời gian, khơng gian và vận động, là sự thống nhất trực tiếp của chúng. Điều mà sau này Lênin đã khẳng định “trong thế giới khơng cĩ gì ngồi vật chất đang vận động và vật chất đang vận động khơng thể vận động ở đâu ngồi khơng gian và thời gian” [9, 209 – 210]. Và cũng giống như khơng cĩ vận động thiếu đi vật chất và vật chất khơng tồn tại thiếu vận động. Do đĩ, vật chất chính là mâu thuẫn nội tại hay nĩi cách khác, chính cái mâu thuẫn trong vật chất đĩ đã làm cho vật chất vận động. Vật chất này khơng vận động ở đâu ngồi khơng gian và thời gian.

Đến đây, một lần nữa chúng ta lại thấy sự xuất hiện của mâu thuẫn. Dù ở bộ phận nào của triết học Hêghen, dù là gần duy vật nhất hay gần duy tâm hơn thì ta cĩ thể thấy một điều rõ ràng rằng: mâu thuẫn chính là vấn đề then chốt xuyên suốt hành trình của “lí tính thế giới”. Với Hêghen, mâu thuẫn nhiều khi bị bĩp nghẹt nhưng suy cho cùng ơng vẫn khơng thể che dấu được sự phát triển cĩ tính chất quy luật được tiềm tàng trong mâu thuẫn. Học thuyết về mâu thuẫn một lần nữa khẳng định vai trị hạt nhân trong biện chứng pháp duy tâm của ơng. Sức lan tỏa của nĩ đã vượt ra ngồi cái vỏ thần bí mà Hêghen cố tình tạo dựng. Điều này đã làm cho hệ thống triết học của Hêghen là một hệ thống động trong đĩ mọi sự sinh thành và hủy diệt luơn kề bên nhau. Trong cái sinh thành đã bao hàm mầm mống của cái tử, trong cái tử đã hé lộ mầm của cái sinh. Về mặt nào đĩ ta thấy, học thuyết mâu thuẫn của Hêghen cĩ điểm tương đồng với “Đạo” của Lão Tử.

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của học thuyết về mâu thuẫn trong triết học hêghen (Trang 43 - 44)