Khái niệm thích ứng

Một phần của tài liệu Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học thái nguyên (Trang 44 - 63)

b. Các công trình nghiên cứu về thích ứng học tập của học sinh SV Đại học

1.2.1.1. Khái niệm thích ứng

Khái niệm “thích nghi”, “thích ứng” (tiếng La tinh là “Adapto”, tiếng Anh là “Adaptation” và tiếng Pháp là “Adapter”, Tiếng Nga là aДantaцuЯ) vốn là một phạm trù cơ bản của sinh vật học (Ch.Darwin, 1859), sau đó được sử dụng rộng rãi trong Tâm lý học, Xã hội học…Trong Tâm lý học, có nhiều quan điểm về thích ứng nhưng trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu quan điểm của nhà Tâm lý học duy vật biện chứng và các nhà Tâm lý học Việt Nam về thích ứng. Tâm lý học duy vật biện chứng và Tâm lý học Việt Nam đã nghiên cứu vấn đề thích ứng theo 02 quan

điểm: quan điểm đồng nhất thích ứng với thích nghi và quan điểm phân biệt thích ứng với thích nghi.

- Quan điểm đồng nhất thích ứng với thích nghi:

+ Theo Từ điển Tiếng Nga: Thích ứng là sự thích nghi của cơ thể, của các cơ quan với môi trường xung quanh [95].

+ Theo E.A. Ermôlaeva: “Thích ứng là thích nghi của người mới lao động với các đặc điểm và điều kiện lao động trong tập thể nhất định” [dẫn theo 34, tr22].

+ Theo A.I. Serbacov và A.V.Mudric: “Thích ứng nghề nghiệp của người thầy giáo là quá trình thích nghi với những điều kiện thực tế của hoạt động sư phạm thể hiện ở nhà giáo dục trẻ khi mới vào công tác ở trường phổ thông” [dẫn theo 34 tr22].

+ A.V. Pêtrôvxki không dùng thuật ngữ thích ứng mà dùng thuật ngữ thích nghi khi nghiên cứu sự hòa nhập của cá nhân vào cấu trúc nhóm như sau: “Thích nghi là thuật ngữ được dùng theo hai nghĩa. Thứ nhất, với tư cách là sự hòa nhập bên trong và bên ngoài của cá nhân với nhóm. Thứ hai, với tư cách là sự hòa hợp thuần túy bên ngoài với nhóm trong khi vẫn có sự bất đồng bên trong với lập trường của nhóm.” [48].

Như vậy theo quan điểm của các nhà Tâm lý học Xô Viết thích ứng là quá trình thích nghi của con người trước sự biến đổi của môi trường và các dạng hoạt động. Như vậy, các quan điểm này đã đồng nhất khái niệm thích ứng với thích nghi nên chưa thấy được tính tích cực, chủ động của chủ thể trước những biến đổi của môi trường xung quanh.

- Quan điểm phân biệt thích ứng với thích nghi.

+ A.N. Lêonchiev đã khẳng định: “Sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó với các quá trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ thích nghi là quá trình thích nghi sinh vật, là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài, năng lực của cơ thể là hành vi loài của cơ thể. Còn quá trình tiếp thu, lĩnh hội thì khác: đó là quá trình mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá trình lịch sử”[dẫn theo 34, tr23]. Sự khác nhau giữa thích ứng và thích nghi là quá trình giúp con người đạt được nhờ sự tác động của di truyền. A.N. Lêonchiev làm rõ sự khác nhau giữa thích nghi sinh học và thích ứng tâm lý người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu hiện tượng này cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

+ Theo E.A. Andrêeva: “Thích ứng có nghĩa rất gần với thích nghi, tự học. tự tổ chức, song không nên quy nó về một trong những ý nghĩa nói trên” [dẫn theo 34, tr 24]. Cần hiểu thích ứng là sự thích nghi đặc biệt của cá nhân với điều kiện sống mới, là sự xâm nhập của cá nhân vào những điều kiện sống đó một cách không gượng ép và có thể xem thích ứng là một quá trình xây dựng chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách. Như vậy, thích ứng nhấn mạnh vai trò chủ thể của cá nhân với môi trường.

+ Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội viết: “Thích nghi là có những biến nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới, thích nghi với các lớp sinh hoạt mới. Còn thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mới, yêu cầu mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới (như thích nghi)”[70].

Từ điển Tâm lý của Trung tâm nghiên cứu trẻ em do bác sỹ Nguyễn Khắc Viện chủ biên đã phân biệt thích ứng và thích nghi như sau: “Một sinh vật sống được trong môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh lý như thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm, sau là thay đổi cách ứng xử, đây là thích nghi tâm lý”[73]

Thích nghi xã hội: Một cá nhân tiếp nhận được các giá trị của một xã hội, hòa nhập được vào xã hội ấy.

- Trong Sổ tay Tâm lý học do tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long (chủ biên) đã quan niệm: “Thích nghi: sự biến đổi về cấu tạo và chức năng của cơ thể bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó đối với điều kiện của môi trường. Thích nghi xã hội thể hiện: 1/quá trình thích nghi tích cực của cá nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới. 2/kết quả của quá trình trên.”[27].

- Từ điển Tâm lý học của Viện tâm lý do tác giả Vũ Dũng chủ biên quan niệm:

Thích nghi: Là sự thích nghi về cấu tạo và chức năng của cơ thể, bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó, đối với điều kiện của môi trường.

Thích nghi xã hội: 1. Quá trình thích nghi tích cực của cá nhân với các điều kiện của môi trường xã hội mới.2. Kết quả của quá trình trên. Nội dung tâm lý - xã hội của thích nghi xã hội là gần gũi về mục đích và các định hướng giá trị của nhóm với mỗi thành viên, ý thức của cá nhân về các tiêu chuẩn, truyền thống và văn hóa tinh thần trong nhóm, sự hòa nhập của người đó vào cấu trúc, vai trò của nhóm.[7]

Trong Tâm lý học, khái niệm thích ứng được bắt nguồn từ khái niệm thích nghi trong sinh vật học, vì vậy, xét về mặt hình thức, cách hiểu đồng nhất thích ứng với thích nghi là hợp lý. Tuy nhiên xét về bản chất, thích ứng lại là một quá trình tâm lý phức tạp nhiều mặt, nó không đơn giản chỉ là quá trình biến đổi một cách thụ động theo hoàn cảnh sống mà còn bao hàm cả tính tích cực, chủ động của chủ thể nhằm cải tạo bản thân và hoàn cảnh, tạo ra sự phù hợp tối ưu để đạt hiệu quả cao trong hoạt động.

Qua sự phân tích ở trên, theo chúng tôi:

- Thích ứng và thích nghi là hai khái niệm có tính đồng nhất tương đối, chúng đều là hệ thống phản ứng của chủ thể nhằm cân bằng với điều kiện thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, hai khái niệm này không đồng nhất bởi lẽ:

Thứ nhất: Khái niệm thích nghi thiên về sinh học, thiên về thể hiện những phản ứng có tính chất sinh học của cơ thể động vật và gắn liền với sự biến đổi một cách lâu dài trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

Thứ hai: Khi bàn đến thích nghi, người ta thường không nhấn mạnh đến tính tích cực, chủ động của cá thể trước sự thay đổi của môi trường.

Qua sự phân tích ở trên, tác giả luận án đưa ra khái niệm thích ứng như sau:

Thích ứng là sự tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động để tiến hành hoạt động có kết quả. 1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của thích ứng.

Thích ứng của con người có những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất: Thích ứng là quá trình tích cực của chủ thể trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống mới, với các hoạt động có những yêu cầu mới.

Thứ hai: Thích ứng chỉ nảy sinh khi chủ thể thay đổi môi trường sống mới hoặc tiến hành các hành động với những yêu cầu mới. Khi điều kiện sống có nhiều biến đổi, những yêu cầu của các hoạt động mới mẻ thì đặc điểm cơ thể, đặc điểm tâm lý trong cấu trúc tâm lý không còn thích hợp để phản ứng với môi trường sống mới buộc chủ thể phải có sự thay đổi cấu trúc tâm lý bên trong, trên cơ sở đó điều chỉnh, hình thành hành động mới cho phù hợp với yêu cầu mới.

Thứ ba: Kết quả của thích ứng là chủ thể hình thành cấu tạo tâm lý mới bao gồm nhận thức, thái độ và hành động nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động hoặc môi trường mới.

Thứ tư: Biểu hiện khách quan nhất, rõ nét nhất của thích ứng là có được hành động phù hợp đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động.

1.2.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ

1.2.2.1. Hoạt động học tập

a. Khái niệm hoạt động học của sinh viên

Trước khi nghiên cứu về hoạt động học của SV, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu khái niệm hoạt động học. Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu khái niệm hoạt động học tập, nhưng chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm hoạt động học tập của tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Hoạt động học là loại hoạt động thực hiện theo phương thức nhà trường, do người học thực hiện dưới sự hướng dẫn của người lớn (giáo viên) nhằm lĩnh hội những tri thức, khái niệm khoa học và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, làm phát triển trí tuệ và năng lực con người để giải quyết các nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra”[72]

Trên cơ sở khái niệm HĐHT nói chung, chúng tôi đã nghiên cứu khái niệm HĐHT của SV và cho rằng: “Hoạt động học tập là hoạt động của sinh viên tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của bản thân dưới sự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh của giảng viên nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành những hành động tương ứng để đạt được những kết quả nhất định, phát triển nhân cách của bản thân phù hợp nhữngyêu cầu của xã hội”.

b. Đặc điểm của hoạt động học của sinh viên

+ Hoạt động học của SV là hoạt động diễn ra ở trường ĐH, do SV thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia có nhân cách toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Mục đích hoạt động học của SV: Mục đích của SV là lĩnh hội hệ thống khái niệm khoa học; những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghiệp vụ chuyên môn có tính chất chuyên sâu theo mục tiêu đào tạo. Hoạt động học của SV gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học và không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia tương lai.

+ Hoạt động học của SV diễn ra có mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức học tập và có một quỹ thời gian cụ thể. Nội dung học tập có tính chất hệ thống, cơ bản, thống nhất và chuyên sâu. Đặc biệt trong bối

cảnh diễn ra cuộc cách mạng thông tin và sự bùng nổ thông tin đòi hỏi hoạt động học của SV phải cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học, kỹ thuật, công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo, dự báo được xu hướng phát triển của chúng.

+ Hoạt động học của SV đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực. SV phải lĩnh hội một khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo lớn thể hiện ở nội dung, chương trình học…trong điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo một cách có hiệu quả nhất.

+ Hoạt động học của SV mang tính độc lập trí tuệ cao biểu hiện trong quá trình thực hiện các hình thức tổ chức học tập như: học lý thuyết trên lớp, thảo luận, thực hành, thực tế…Trong điều kiện ngày nay, người SV có ý thức trong học tập sẽ tự tìm cách học tập và nghiên cứu để tiếp cận những tri thức hiện đại và mở rộng vốn kiến thức của bản thân. Việc học tập của SV đã vượt những khuôn khổ bài giảng của GV trong nhà trường ĐH.

+ Hoạt động học của SV được tiến hành dưới hai hình thức tổ chức cơ bản là hoạt động học trên lớp và hoạt động học ngoài lớp.

Từ những điều đã phân tích ở trên, chúng ta thấy hoạt động học của SV là HĐHT có tính chất chuyên môn và tính nghề nghiệp. Hoạt động học của SV ĐH tập trung vào một chuyên môn nhất định, có tính nghiệp vụ cao; nội dung kiến thức có tính hệ thống cao của một lĩnh vực khoa học nhất định, có ý nghĩa phương pháp luận; khối lượng kiến thức lớn, khái quát, trừu tượng và khó khăn, kiến thức có trong giáo trình, tài liệu tham khảo không được coi là tuyệt đối đầy đủ, đúng và biến động; hoạt động học diễn ra không chỉ ở trên giảng đường mà còn nhiều nơi khác (thư viện, phòng thí nghiệm…); hoạt động học được thực hiện ở từng cá nhân là chủ yếu và mang tính độc lập cao.

1.2.2.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ. a. Vài nét về sự ra đời của học chế tín chỉ.

Xuất phát từ đòi hỏi của các Trường Đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội, đồng thời tạo cho SV phát huy được năng lực học tập một cách chủ động và hiệu quả nhất, vào năm 1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo, cấu tạo bởi các modul mà mỗi SV có thể

lựa chọn một cách linh hoạt. Đây có thể coi là điểm mốc khai sinh HCTC. Quan điểm cơ bản của HCTC được thể hiện là:

- Chương trình đào tạo được thiết kế theo tinh thần modul hóa, đa dạng, với nhiều môn học tự chọn tạo điều kiện cho người học có nhiều khả năng lựa chọn chương trình học.

- Người học có thể chọn tiến trình học tập cho mình thay vì học theo một tiến trình định sẵn cho từng khóa học theo niên chế.

- Người học thuận lợi hơn khi chuyển trường, chuyển ngành, học thêm ngành khác, học liên thông do được công nhận khối lượng tín chỉ đã tích lũy.

HCTC với triết lý giáo dục là: Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học; Người học là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường. Phương thức đào tạo này được tổ chức, quản lý sao cho thuận lợi nhất cho người học, chương trình đào tạo được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt để giáo dục ĐH dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực.

Có thể thấy rằng, triết lý giáo dục của HCTC hoàn toàn phù hợp với các định hướng phát triển của giáo dục ĐH trong giai đoạn hiện nay và cũng phù hợp với nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.

- Trong khuôn khổ đề tài luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm tín chỉ được cụ thể hóa trong điều 3 quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT: “Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của SV. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30- 40 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tâp lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệm. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ SV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình thì 1,5 ĐVHT được quy đổi thành 1 TC. 1 tiết học được tính bằng 50 phút” [4].

Chúng tôi cũng thống nhất nội dung của đào tạo theo tín chỉ: “Đào taọ theo tín chỉ là phương thức đào tạo cho phép sinh viên đạt được văn bằng hoặc chứng chỉ sau

Một phần của tài liệu Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học thái nguyên (Trang 44 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(259 trang)
w