b. Các công trình nghiên cứu về thích ứng học tập của học sinh SV Đại học
1.3.1.1. Mặt nhận thức
Trong quá trình sống và hoạt động, con người nhận thức hiện thực xung quanh và nhận thức chính bản thân mình. Trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ và hành động (ứng xử) với tác động của thế giới xung quanh và với bản thân mình một cách phù hợp. Vì thế có thể nói rằng nhờ nhận thức mà con người làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Nhận thức là cơ cở để định hướng thái độ và hành vi cá nhân.
Biểu hiện rõ nhất của thích ứng trong nhận thức với HĐHT theo HCTC là SV trả lời được câu hỏi: Phương thức đào tạo theo tín chỉ là gì và có những đặc trưng gì so với phương thức đào tạo theo niên chế? HĐHT theo HCTC có những yêu cầu gì mới mẻ và những yêu cầu đó đòi hỏi SV phải thay đổi bản thân như thế nào? Làm thế nào để sinh viên đáp ứng những điều kiện của hoạt động học tập theo học chế tín chỉ?...
Mặt nhận thức có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình học tập theo HCTC. Có thể nhận thức lúc đầu còn lệch lạc, chưa rõ hoặc chưa đúng, nhưng trong quá trình hoạt động, trong quá trình thể hiện hành vi thích ứng, nhận thức có thể ngày càng rõ hơn, càng đúng hơn.
Nhận thức của SV về HĐHT theo HCTC là quá trình SV tiếp thu, lĩnh hội những tri thức, quy trình của HCTC. Qua quá trình này SV hiểu được những nội dung cơ bản sau:
- Nhận thức về phương thức đào tạo theo tín chỉ: Phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo mới đối với các trường ĐH ở Việt Nam, vì thế khi tham gia học tập theo tín chỉ, SV phải hiểu được bản chất của phương thức đào tạo này. SV phải hiểu được đào taọ theo tín chỉ là phương thức đào tạo cho phép SV đạt được văn bằng hoặc chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các văn bằng, chứng chỉ đó. Hiểu được khái niệm này, SV sẽ thấy được những đặc trưng riêng của phương thức đào tạo này để từ đó định hướng HĐHT nhằm đáp ứng những đặc trưng đó.
- Nhận thức về đặc trưng của phương thức đào tạo theo tín chỉ: Hệ thống tín chỉ là hệ thống đào tạo cho phép người học đạt được văn bằng hoặc chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các văn bằng khi thực hiện các chương trình đào tạo. Khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tín chỉ và thực hiện tư tưởng liên thông giữa các cơ sở đào tạo có cùng chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho việc công nhận lẫn nhau trong giáo dục đại học. Đào tạo theo tín chỉ có những đặc trưng cơ bản sau: Kiến thức được cấu trúc thành các mô đun (học phần); Quá trình học tập là sự tích luỹ kiến thức của SV theo từng học phần; SV tự đăng ký kế hoạch học tập và tổ chức lớp học theo học phần; Đơn vị học vụ là học kỳ, Xét kết quả học tập theo học kỳ chính (mỗi năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ); Kết quả học tập các học phần của SV được đánh giá theo quá trình (bao gồm điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ và điểm thi kết thúc học phần); Sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ (A, B,C, D, F) và thang điểm 4; Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ (số tín chỉ tích luỹ tối thiểu) cho từng văn bằng; Có hệ thống cố vấn học tập; Chương trình đào tạo mềm dẽo, có tính liên thông
cao, ngoài các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn để SV có điều kiện tích luỹ thêm kiến thức cho định hướng chuyên môn nghề nghiệp; Bắt buộc áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của SV…
- Nhận thức về mức độ quan trọng của các hành động học tập theo HCTC: Trong quá trình học tập theo tín chỉ, mỗi loại giờ tín chỉ có tầm quan trọng nhất định. Chính vì vậy, việc SV nhận thức được tầm quan trọng của các hành động thực hiện các giờ tín chỉ đó sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phân phối thời gian thực hiện các hành động đó của SV.
+ Hành động thực hiện giờ lý thuyết: Học lý thuyết trên lớp sẽ cung cấp cho người học hệ thống những tri thức khoa học, logic. Mỗi giờ lý thuyết lại có tầm quan trọng khác nhau như: Giờ lý thuyết định hướng sẽ cung cấp những nội dung, thông tin mang tính định hướng, khái quát nhất về môn học và công cụ tư duy cho người học; giờ lý thuyết - vấn đề: giúp SV giải quyết các vấn đề mở rộng, phát triển thành nhiệm vụ học tập cho các hình thức học tập ngoài giờ lên lớp; giờ lý thuyết - tư vấn: chứng minh cho người học thấy được những khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết của môn học trong thực tế, ý nghĩa của môn học, tạo một môi trường học tập thoải mái, thân thiện, kích thích lòng say mê nghề nghiệp; giờ lý thuyết tổng hợp: Thông qua việc khái quát lại nội dung môn học đã triển khai, đưa ra những kết luận chính, bổ sung các thông tin cập nhật, thành tựu mới nhất của môn/ngành, định hướng nghiên cứu tiếp theo, khơi gợi, kích thích long say mê nghiên cứu khoa học của người học…
+ Hành động thực hiện giờ thảo luận nhóm: rèn luyện thuyết trình, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và kỹ năng chia sẻ kiến thức…
+ Hành động thực hiện giờ Xêmina: Tạo cơ hội đào sâu, mở rộng và củng cố các kiến thức lý thuyết cho SV; Tăng cơ hội vận dụng các kiến thức lý luận vào thực tế; Rèn luyện kỹ năng lập luận, biện giải và bảo vệ các quan điểm, ý kiến cá nhân, kỹ năng chia sẻ, hợp tác; Tạo sức ép tích cực cho người học để người học tự học theo yêu cầu…
+ Hành động thực hiện giờ tự học, tự nghiên cứu: Rèn luyện cho SV khả năng tự nghiên cứu, học hỏi, khả năng độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề với các nguồn tài liệu, kinh nghiệm và những kiến thức, kỹ năng được triển khai ở trên lớp.
+ Hành động thực hiện giờ thực hành, thực tế, thực tập: Giúp SV kiểm chứng các vấn đề lý thuyết; Dạy cho SV học cách vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn; Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ năng tay nghề, thực nghiệm…
+ Giờ kiểm tra, đánh giá: Giúp SV xác định được trình độ của bản thân; cho phép SV tìm tòi khám phá, nghiên cứu môn học trong cả một quá trình, nâng cao khả năng tự học theo kiểu nghiên cứu và làm cho kiến thức thu được sẽ chắc chắn hơn…
- Nhận thức về các yêu cầu khi tham gia học tập theo HCTC: SV xác định chính xác yêu cầu của bản thân khi tham gia từng hành động học tập.
- Nhận thức về tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ với người học: SV phải nhận thức được các tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ đối với người học, là: Giúp người học chủ động xây dựng kế hoạch học tập; tăng cường tính tích cực, chủ động người học; thuận lợi trong việc liên thông, công nhận kết quả đào tạo giữa các cơ sở đào tạo; năng cao năng lực tự học của người học giúp người học có khả năng tự học suốt đời…
- Nhận thức về các nhiệm vụ của bản thân khi tham gia học tập theo HCTC: SV nhận thức được các nhiệm vụ khi tham gia HĐHT theo tín chỉ: SV phải nhận thức được các nhiệm vụ của bản thân khi tham gia HĐHT theo HCTC: Phải tìm hiểu quy chế, nội dung chương trình đào tạo cách thức kiểm tra, đánh giá; nghiên cứu đề cương môn học và đề cương bài giảng; thực hiện nghiêm túc tất cả các giờ tín chỉ…
1.3.1.2. Mặt thái độ
Thích ứng của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động. Tuy nhiên không phải cứ tham gia vào hoạt động là con người thích ứng được. Hơn nữa khi tham gia vào hoạt động trong môi trường xã hội, không phải mọi người đều có mức độ thích ứng như nhau. Tâm lý học Mác xít khẳng định: hoàn cảnh tác động vào con người trong chừng mực con người tác động vào hoàn cảnh. Do vậy, để có thể thích ứng tốt trong điều kiện tác động từ môi trường sống, chủ thể thích ứng phải có thái độ tích cực, có ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn tích cực, chủ động tác động vào hoàn cảnh để làm bộc lộ kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong đối tượng của hoạt động, chiếm lĩnh nó, hình thành cấu tạo tâm lý mới.
Mặt thái độ tạo ra động cơ tích cực cho cá nhân trong quá trình thích ứng với HĐHT theo HCTC và chính thái độ làm cho sự thích ứng với HĐHT theo HCTC tốt hơn. Mặt thái độ thể hiện khát vọng và sự quyết tâm, tính tích cực, tự giác, năng
động, sáng tạo của cá nhân trong quá trình thích ứng. Thái độ tốt còn gắn liền những xúc cảm tích cực của cá nhân trong quá trình thích ứng.
Thái độ của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với nhận thức, nó cũng có thể thay đổi trong quá trình thích ứng. Có nhiều trường hợp tỏ ra xung khắc, không có thái độ tích cực tiếp nhận sự thay đổi, nhưng do tác động của hoàn cảnh, của môi trường sống họ có thể thay đổi thái độ, tích cực hơn, chủ động hơn và sáng tạo hơn trong quá trình thích ứng.
Thái độ của SV với HĐHT theo HCTC là sự biểu hiện tính tích cực hay không đối với các hành động học tập theo HCTC. Thái độ của SV khi tham gia các hành động học tập theo HCTC được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Tính tích cực, chủ động của SV khi tham gia HĐHT theo HCTC: Tính tích cực, chủ động của SV được đo khi tham gia từng hành động học tập theo HCTC.
- Cảm xúc của SV khi tham gia các hành động học tập theo HCTC. Cảm xúc của SV được đo khi tham gia từng hành động học tập theo HCTC.
- Mức độ hài lòng của SV khi tham gia các hành động học tập theo HCTC: Mức độ hài long của SV được đo khi tham gia từng hành động học tập theo HCTC.
- Mức độ tích cực của SV khi thực hiện các hành động góp phần chuyển đổi sang HCTC.
1.3.1.3. Mặt hành động
Theo quan điểm của các nhà Tâm lý học hoạt động, hoạt động vừa là đối tượng, vừa là phương thức của thích ứng, nghĩa là thích ứng là thích ứng với hoạt động, và để làm được điều này, cá nhân phải đi vào hoạt động, thông qua hoạt động của chính mình. Và trong quá trình hoạt động như vậy (cũng chính là quá trình thích ứng), cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm (phương thức hành động), giúp cá nhân khắc phục được khó khăn và đảm bảo kết quả của hoạt động. Như vậy, khi nói cá nhân đã thích ứng được với hoạt động tức là cá nhân đó phải hình thành được những hành động mới phù hợp dựa trên sự nhận thức đúng đắn với những cảm xúc tích cực. Chính những hành động mới này đã làm cho hoạt động của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của môi trường mới. Điều này cũng có nghĩa rằng tiêu chí khách quan để đánh giá sự thích ứng là hành vi, hành động của cá nhân.
Yếu tố hành động với tư cách là chỉ số biểu hiện thích ứng được thể hiện ở việc chủ thể tiến hành hành động đạt hiệu quả ra sao. Như vậy kết quả cụ thể thực hiện công việc là chỉ số đo thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.
- Kết quả thực hiện xây dựng kế hoạch học tập:
+ Kết quả thực hiện ở mức tốt: Bản kế hoạch học tập của SV phải bám sát thời khóa biểu dự kiến của nhà trường. Khi đăng ký môn học, số lượng tín chỉ đăng ký phải đạt yêu cầu quy định theo niên giám (Ví dụ: Trong niên giám Trường ĐHSP - ĐHTN quy định: sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, SV được xếp hạng năm đào tạo như sau: Năm thứ nhất: Dưới 34 tín chỉ; Năm thứ hai: Từ 34 - 66 tín chỉ; Năm thứ 3: Từ 67 - 99 tín chỉ; Năm thứ 4: Từ 100 tín chỉ trở lên; như vậy, hết năm thứ 2 SV phải tích lũy được 66 tín chỉ.); SV phải lựa chọn được GV giảng dạy tốt, phù hợp với bản thân và lựa chọn được các môn tự chọn phù hợp năng lực và hứng thú của bản thân. Đồng thời bản kế hoạch của SV có sự cân đối thời gian học tập giữa các buổi trong ngày và giữa các ngày trong tuần; SV có thể áp dụng và áp dụng có hiệu quả bản kế hoạch đó trong thực tế. Đồng thời, trong quá trình áp dụng, SV có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc đăng ký học trên mạng trực tuyến của nhà trường được diễn ra nhanh, kịp thời và đúng nguyện vọng của SV. + Kết quả thực hiện ở mức khá: Bản kế hoạch học tập của SV phải bám sát thời khóa biểu dự kiến của nhà trường. Khi đăng ký môn học, số lượng tín chỉ đăng ký phải đạt yêu cầu quy định theo niên giám; SV phải lựa chọn được giảng viên giảng dạy và lựa chọn được các môn tự chọn phù hợp. Đồng thời bản kế hoạch của sinh viên có sự cân đối thời gian học tập giữa các buổi trong ngày và giữa các ngày trong tuần; SV có thể áp dụng bản kế hoạch đó trong thực tế. Đồng thời, trong quá trình áp dụng, SV có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc đăng ký học trên mạng trực tuyến của nhà trường nhanh, theo nguyện vọng của SV.
+ Kết quả thực hiện ở mức trung bình: Bản kế hoạch học tập của SV đã bám sát thời khóa biểu dự kiến của nhà trường, tuy nhiên số lượng tín chỉ chưa đáp ứng đầy đủ theo niên giám. Việc lựa chọn GV và môn tự chọn chưa hiệu quả. Kế hoạch học tập đôi khi còn gặp khó khăn khi thực hiện. Việc đăng ký môn học trên mạng chưa theo ý muốn của SV.
+ Kết quả thực hiện ở mức yếu: Bản kế hoạch học tập của SV chưa bám sát thời khóa biểu dự kiến của nhà trường, số lượng tín chỉ chưa đáp ứng yêu cầu theo niên giám. Việc lựa chọn GV và môn tự chọn chưa hiệu quả. Kế hoạch học tập đôi khi còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Việc đăng ký môn học trên mạng còn
nhiều trục trặc, không theo nguyện vọng của bản thân.
+ Kết quả thực hiện ở mức kém: Bản kế hoạch học tập của SV không bám vào thời khóa biểu dự kiến của nhà trường, số lượng tín chỉ hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu theo niên giám. Việc lựa chọn GV và môn tự chọn chưa đúng. Kế hoạch học tập gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện. Việc đăng ký môn học trên mạng còn rất nhiều trục trặc, không theo nguyện vọng của bản thân.
- Kết quả thực hiện giờ lý thuyết:
+ Kết quả thực hiện ở mức tốt: SV đi học đầy đủ và đúng giờ trong tất cả các giờ học; chăm chú nghe và ghi chép bài giảng; Ghi đầy đủ và đúng đắn và hiểu được các nội dung sau: mục đích, yêu cầu bài học, nội dung công việc, kế hoạch thực hiện, các tài liệu học tập liên quan mà GV giới thiệu, những nội dung trọng tâm mà GV giảng giải; những nội dung mà G hướng dẫn SV tự học, nội dung bài tập và yêu cầu bài làm của GV; Lý giải đúng đắn và thuyết phục những vấn đề mà bản thân thấy băn