Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học thái nguyên (Trang 82 - 110)

b. Các công trình nghiên cứu về thích ứng học tập của học sinh SV Đại học

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Để nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN, chúng tôi đã nghiên cứu tổng số 936 khách thể, trong đó chúng tôi lựa chọn theo các tiêu chí sau: Theo trường, theo khóa học, theo giới tính và theo dân tộc.

Bảng 2.1: Phân loại mẫu nghiên cứu STT Loại khách thể SL % 1 Trường ĐHNL 282 30,1 ĐHSP 346 37,0 ĐHCNTT 308 32,9 2 Khóa học Năm thứ 2 458 48,9 Năm thứ 4 478 51,1 3 Giới tính Nam 401 42,8 Nữ 535 57,2 4 Dân tộc KinhKhác 731205 78,121,9 Tổng 936 100

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy: Khách thể nghiên cứu được lựa chọn theo các tiêu chí cụ thể sau:

Về trường: Chúng tôi nghiên cứu trên 03 trường thành viên: Trường ĐHNL, Trường ĐHSP và Trường ĐHCNTT&TT. Cả 03 trường có số khách thể là 936 trong đó ĐHNL có 282 SV chiếm 30,1%; Trường ĐHSP có 346 SV chiếm 37%; Trường CNTT&TT có 308 SV, chiếm 32,9%. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn 03 trường Đại học trên để nghiên cứu vì đây là 03 trường Đại diện cho 03 khối ngành và mang tính đặc trưng của ĐHTN: Khối ngành sư phạm, khối ngành kỹ thuật và khối ngành đặc trưng phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc - Khối ngành Nông Lâm nghiệp.

Về Khóa học: Chúng tôi nghiên cứu trên SV năm thứ 2 và năm thứ 4, trong đó SV năm thứ hai có 458 (48,9%), SV năm thứ 4 có 478 (51,1%).

Sở dĩ chúng tôi lựa chọn SV năm thứ 2 và SV năm thứ 4 để nghiên cứu vì khi chúng tôi tiến hành điều tra thì SV năm thứ nhất mới bước chân vào trường Đại học. Từ môi trường ở nhà trường phổ thông bước chân vào môi trường ở nhà trường Đại học nên SV rất bỡ ngỡ. Trong thời gian này, nhà trường tạo mọi điều kiện để SV làm quen với phương thức đào tạo theo tín chỉ (nhà trường đăng ký cho SV kế hoạch học tập của kỳ đầu; mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức của SV theo phương thưc đào tạo theo tín chỉ…). Nếu trong thời gian này chúng tôi tiến hành điều tra thì nhận thức của SV về phương thức đào tạo theo tín chỉ thì kết quả thu được là rất hạn chế. Như vậy, sẽ không khách quan khi đưa ra kết luận. Do đó chúng tôi lựa chọn SV năm thứ hai - SV đã được làm quen với phương thức đào tạo theo tín chỉ một năm và SV năm thứ 4 - là SV năm cuối (đối với trường CNTT&TT thì còn một năm nữa sẽ ra

trường) để tiến hành nghiên cứu sẽ bao quát hơn và sẽ phản ánh được đầy đủ hơn, toàn diện hơn.

Về giới tính: Chúng tôi nghiên cứu SV nam và nữ trong đó SV nam có 401, chiếm 42,8%; SV nữ có 535, chiếm 57,1%.

Về dân tộc: Chúng tôi nghiên cứu chủ yếu là SV dân tộc Kinh và ngoài ra có một số dân tộc ít người khác, trong đó dân tộc Kinh có 731 SV, chiếm 78,1%; SV dân tộc khác có 205, chiếm 21,9%.

Với sự lựa chọn khách thể như trên thì kết quả thích ứng của 936 SV sẽ có khả năng đại diện cho thích ứng của SV ĐHTN với HĐHT theo HCTC.

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm tác động.

2.2.1. Nghiên cứu lý luận

2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến thích ứng, thích ứng HĐHT theo HCTC của SV.

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm: thích ứng, HĐHT theo HCTC; thích ứng với HĐHT theo HCTC; nhận thức của SV với HĐHT theo HCTC; thái độ của SV với HĐHT theo HCTC; hành động học tập theo HCTC của SV. Bên cạnh đó chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.

- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo nghiên cứu thực trạng thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.

2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về thích ứng dưới góc độ lý luận, thích ứng HĐHT của SV, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các công trình nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu. - Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.

đổi nhận thức, thái độ và hình thành hành động học tập theo HCTC

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV.

2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp sử dụng để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến thích ứng, HĐHT.

Đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học và hoạt động thực tiễn để làm rõ hơn các nội dung có liên quan đến thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.

2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Khảo sát thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN: mặt nhận thức, thái độ và hành động học tập theo HCTC.

- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến thích ứng với HĐHT theo HCTC.

2.2.2.2. Nội dung của nghiên cứu thực tiễn

- Đề tài tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi đối với sinh viên Đại học Thái Nguyên.

- Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính ở các đối tượng như: sinh viên, giảng viên, cố vấn học tập, cán bộ Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên.

2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình.

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Từ năm 2010 đến năm 2011, chúng tôi tổ chức nghiên cứu bằng bảng hỏi, phương pháp này được tiến hành như sau:

- Giai đoạn thiết kế bảng hỏi - Giai đoạn khảo sát thử - Giai đoạn điều tra chính thức - Giai đoạn phỏng vấn sâu - Giai đoạn phân tích dữ liệu.

A1. Giai đoạn 1: Giai đoạn thiết kế các bảng hỏi. * Xây dựng bảng hỏi

Từ cơ sở lý luận, thông qua ba mặt biểu hiện của thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC, chúng tôi thiết kế các câu hỏi của bảng hỏi.

Để thiết kế được các câu hỏi có chất lượng, phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích tài liệu, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học và trong lĩnh vực Giáo dục học ở các trường Đại học, cán bộ quản lý ở các trường Đại học, GV và SV; khảo sát thăm dò 100 SV Trường ĐHSP - ĐHTN.

Việc thăm dò ý kiến được tiến hành bằng hệ thống các câu hỏi mở về một số vấn đề nhận thức của SV về HĐHT theo HCTC, thái độ của SV khi tham gia học tập, hành động của SV khi tham gia học tập theo HCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học theo HCTC của SV. Các trả lời có tần suất từ 40% trở lên được chọn làm cơ sở cho các mệnh đề trong bảng hỏi.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò qua các câu hỏi mở, kết quả phỏng vấn, chúng tôi xây dựng các mệnh đề cho từng mặt biểu hiện của thích ứng là nhận thức, thái độ và hành động cụ thể trong bảng hỏi để tiến hành khảo sát.

Sau khi xây dựng bảng hỏi, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi.

* Nội dung và cấu trúc của bảng hỏi.

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi có cấu trúc gồm 05 phần.

tạo theo HCTC và về hoạt động học tập theo học chế tín chỉ. (Xem phụ lục 1). Phần 2: Tìm hiểu thái độ của SV khi tham gia học tập theo HCTC.

Từ C8 đến C11 (Xem phụ lục 1).

Phần 3: Tìm hiểu hành động học tập theo HCTC của SV; Từ C12 đến C21 (Xem phụ lục 1).

Phần 4: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của SV khi tham gia học tập theo HCTC và những biện pháp khắc phục khó khăn của SV, kiến nghị của SV: C22 đến C24 (Xem phụ lục 1).

Phần 5: Tìm hiểu những thông tin về bản thân SV, bao gồm, khoa, trường đang học tập, SV năm thứ, khóa, giới tính, điểm trung bình học tập…(Xem phụ lục 1).

A2. Giai đoạn 2: Giai đoạn điều tra thử:

- Mục đích nghiên cứu: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu nhằm hoàn thiện bảng hỏi.

- Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi đã được xây dựng. - Khách thể: 150 SV Trường ĐHSP - ĐHTN.

- Nội dung nghiên cứu: Tiến hành khảo sát thử bằng bảng hỏi, xử lý độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra.

- Xử lý số liệu: Dữ liệu đã thu thập được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 16.0 với kỹ thuật phân tích hệ số tín cậy Alpha Cronbach. Sau khi xử lý số liệu, các các item điều tra nhận thức, thái độ và hành động đều đủ độ tin cậy và độ hiệu lực (số liệu cụ thể đã trình bày trong phụ lục 2). Vì thế chúng tôi tiến hành tiếp theo là điều tra chính thức.

A3. Giai đoạn 3: Giai đoạn điều tra chính thức

Trong giai đoàn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi ,quan sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

- Mục đích nghiên cứu

+ Khảo sát thực trạng thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC.

+ Khảo sát những khó khăn mà SV gặp phải khi tiến hành HĐHT theo HCTC. - Khách thể nghiên cứu: 936 SV của 03 trường: Trường ĐHSP - ĐHTN, Trường ĐHNL - ĐHTN và Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - ĐHTN.

Để thu được kết quả có tính chính xác cao, trước hết phải tạo ra tâm lý thoải mái để khách thể tự nguyện trả lời và trả lời một cách độc lập.

Đối với bảng hỏi, chúng tôi đưa ra câu hỏi mở và câu hỏi đóng và cả câu hỏi kết hợp hỏi đóng và hỏi mở để khách thể không bị căng thẳng khi trả lời. Những thông tin cá nhân để cuối bảng hỏi và không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách thể nghiên cứu.

- Tiến hành:

Chúng tôi tiến hành điều tra vào đầu năm học 2011 - 2012

Chúng tôi hướng dẫn cách làm cho khách thể sau đó yêu cầu khách thể độc lập làm trong khoảng thời gian nhất định (1 tiết học = 50 phút), hết tiết học chúng tôi tiến hành thu bảng hỏi ngay.

b. Phương pháp quan sát

- Mục đích: quan sát trực tiếp hành vi, cử chỉ, nét mặt, lời nói và diễn biến giờ học theo HCTC của SV. Sử dụng kết quả quan sát được để bổ sung thông tin định tính cho hành động học tập theo HCTC của SV ĐHTN.

- Khách thể: 50 SV (thuộc khách thể nghiên cứu)

- Nội dung: quan sát hành động học theo HCTC trong thời gian thực hiện giờ lý thuyết

- Nguyên tắc: cam kết với GV và SV việc quan sát (dự giờ) chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không nhằm bất cứ mục đích nào khác; tạo cho GV và SV tâm lý thoải mái, cộng tác.

- Tiến hành: Trước khi dự giờ, chúng tôi làm văn bản trình Ban giám hiệu, Phòng thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục được dự một số giờ dạy - học theo HCTC của GV và SV, gặp gỡ GV trong giờ ra chơi để đề nghị được dự giờ và nói rõ mục đích dự giờ là phục vụ nghiên cứu khoa học chứ không nhằm bất cứ một mục đích nào khác. Chúng tôi đã cố gắng dự được 36 tiết (12 buổi, mỗi buổi 3 tiết). Khi quan sát chúng tôi ghi chép những nội dung sau:

- Thái độ của SV khi tham gia giờ học

- Các hành động học tập của SV (xem biên bản quan sát ở Phụ lục 1)

- Mục đích: Tìm hiểu về nhận thức và hành động học theo HCTC của SV ĐHTN nhằm cung cấp thêm những thông tin định tính về thích ứng của SV ĐHTN với HĐHT theo HCTC.

- Nội dung: Tìm hiểu nhận thức và tiến hành các hành động học tập theo HCTC. - Cách tiến hành: chúng tôi thu thập vở ghi chép, vở bài tập, bài thảo luận...của SV để nghiên cứu kết quả tiến hành các hành động học tập theo tín chỉ của SV; phân tích, đánh giá theo mục tiêu đã đề ra.

d. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: thu thập thêm thông tin để bổ sung định tính cho các thông tin đã thu được ở phạm vi điều tra rộng.

- Khách thể: 50 SV, 20 GV, 09 cán bộ quản lý

- Nội dung: phỏng vấn về thực trạng thích ứng của SV với HĐHT theo HCTC. Tùy thuộc vào khách thể mà chúng tôi đề cập đến thực trạng ở những khía cạnh khác nhau (Xem phụ lục 1).

- Nguyên tắc phỏng vấn: phỏng vấn được tiến hành trong không khí thoải mái, cở mở , tin cậy. Khách thể trình bày vấn đề một cách tự do, thoải mái. Người phỏng vấn bắt đầu bằng những câu hỏi chung, khái quát, dễ trả lời để kích thích tư duy của đối tượng. Khi phỏng vấn kết hợp cả câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin. Trình tự và nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị nên được sử dụng linh hoạt theo tình huống cụ thể, tạo tâm lý thoải mái cho khách thể. Người phỏng vấn luôn quan sát những biểu hiện hành vi của khách thể, nhờ đó có thông tin chính xác.

- Tiến hành: được tiến hành trong 2 năm học (năm học 2010 - 2011; 2011 - 2012). Thời gian và địa điểm cụ thể đã được sắp xếp linh hoạt, thuận lợi cho khách thể. Nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị trước rất chi tiết, rõ ràng theo những vấn đề mà chúng tôi quan tâm.

e. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý một số SV điển hình

- Mục đích của phương pháp phân tích trường hợp điển hình.

Nghiên cứu chân dung tâm lý một số SV điển hình để tìm hiểu sâu hơn và có những lý giải thấu đáo về các mặt biểu hiện của thích ứng với HĐHT theo HCTC: nhận thức, thái độ, hành động và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV.

Phương pháp mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu chân dung tâm lý một số SV điển hình là phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân.

- Khách thể phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 02 SV điển hình: 01 SV Trường ĐHSP - ĐHTN thích ứng tốt với HĐHT theo HCTC và 01 SV Trường ĐHCNTT&TT thích ứng yếu với HĐHT theo tín chỉ. Để có thông tin đa dạng và chính xác, ngoài việc phỏng vấn trực tiếp 02 SV, chúng tôi còn thu thập thông tin từ cố vấn học

Một phần của tài liệu Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học thái nguyên (Trang 82 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(259 trang)
w