Kiến nghị về quy trình kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại công ty hợp danh kiểm toán hợp nhất phương đông” (Trang 51 - 56)

Hệ thống kiểm soát nội bộ:

Đối với những khách hàng thường xuyên, East – Joint nên tổ chức lưu bảng phân tích thông tin tài chính liên quan đến kế hoạch kinh doanh hàng năm của khách hàng, so sánh giữa các năm và cập nhật thường xuyên để có thể hiểu rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hàng năm, kiểm toán viên chỉ cần xem xét những thay đổi liên quan đến yếu tố kiểm soát của đơn vị trong niên độ rồi đưa ra những thử nghiệm kiểm soát cần thiết. Kết hợp việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát trên những thay đổi mới cùng với thực hiện lại một số thử nghiệm kiểm soát cũ như năm kiểm toán trước để giúp cho kiểm toán viên có được những bằng chứng đáng tin cậy về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Do điểm nổi bật của East – Joint là thành viên của công ty kiểm toán E – Jung (Korea) nên East – Joint được sự tín nhiệm cao của những khách hàng Hàn Quốc, để khẳng định vị trí của mình và tạo thêm uy tín đối với khách hàng, East – Joint nên phát triển thêm dịch vụ tư vấn hỗ trợ liên quan đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý tài chính kế toán cho các công ty từ khâu thiết kế, đào tạo nhân sự và vận hành hệ thống sao cho đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Nếu East – Joint có thể đạt được điều này thì ngoài uy tín đối với khách hàng, East – Joint còn có thể tiết kiệm được thời gian làm việc của các kiểm toán viên và giảm rủi ro kiểm toán.

Xác định cở mẫu:

Kiểm toán viên có thể xác định kích cỡ mẫu theo công thức William F.Messier

Trong đó:

SS: kích cỡ mẫu BV: Giá trị ghi sổ

TM: Sai phạm có thể chấp nhận EM: Giá trị sai phạm mong muốn EF: Các yếu tố xem xét mở rộng RF: Các nhân tố đáng tin cậy

Về kỹ thuật chọn mẫu:

Kiểm toán viên nên tiến hành kỹ thuật phân nhóm, các phần tử có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ hoặc những phần tử có đặc trưng riêng nên được tách thành các tổng thể con riêng biệt. Việc chọn mẫu từ những tổng thể đã được phân loại riêng sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn.

Vd: chọn mẫu hàng hoá gửi bên thứ 3 của đơn vị được kiểm toán

Nhóm Thành phần nhóm Phương pháp kiểm tra

1 Tổng giá trị hàng hoá có giá trị trên 200 triệu Xác nhận 100%

2 Tổng giá trị hàng hoá có giá trị 30-60 triệu Chọn mẫu xác nhận 30% 3 Tổng giá trị hàng hoá có giá trị nhỏ hơn 15

triệu

Chọn mẫu xác nhận 5%

Kiểm toán viên nên tránh chọn lại những mẫu trùng với những mẫu đã chọn trong hồ sơ kiểm toán cũ. Ngoài việc chọn mẫu như hàng hoá, thành phẩm đặc trưng của đơn vị để kiểm tra, kiểm toán viên nên chọn mẫu đa dạng về chủng loại cũng như quy cách hơn khi tiến hành kiểm kê thực tế. Kiểm toán viên có thể chọn những hàng hoá mới những nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm mới được đưa vào sản xuất trong năm của doanh nghiệp.

 Mức trọng yếu:

Việc đánh giá mức độ rủi ro gian lận và sai sót liên quan đến việc xác lập mức trọng yếu kế hoạch ở khâu lập kế hoạch kiểm toán nên thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể xây dựng bổ sung mẫu trong hồ sơ kiểm toán thường niên như hướng dẫn ở phụ lục 02 – VSA 300.

Như quy trình kiểm toán công ty, mức trọng yếu khoản mục trên báo cáo tài chính (PM) được xác lập dựa vào một trong 5 cơ sở. Phần kết luận của trang giấy làm việc này, kiểm toán viên nên nêu cụ thể lý do kiểm toán viên chọn cơ sở nào áp dụng cho báo cáo tài chính.

Ví dụ: Đối với khách hàng chưa có doanh thu hoặc doanh thu mới phát sinh và ít, việc xác lập mức trọng yếu dựa trên Tổng tài sản,…

 Thủ tục phân tích:

Như đã nêu trên, kiểm toán viên thường ít quan tâm đến tầm quan trọng của việc áp dụng các thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích hỗ trợ sự phán xét nghề nghiệp, nếu áp dụng thủ tục phân tích tốt sẽ giúp công việc kiểm toán trở nên hữu hiệu và giảm bớt các thử nghiệm chi tiết.

Chẳng hạn kiểm toán viên thường bỏ qua việc đánh giá hệ thống về sự lỗi thời của hàng tồn kho, đây là một dạng rủi ro tiềm tàng mà có thể tồn tại ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Để hạn chế rủi ro này, kiểm toán viên nên chú ý một số thủ tục như:

 Giám sát đối với doanh thu và thời gian quay vòng của hàng tồn kho theo dòng sản phẩm và so sánh số liệu này so với kì trước và số liệu kế hoạch của kì hiện tại.

 Định kì, đánh giá số ngày quay vòng của hàng tồn kho theo dòng sản phẩm.

 Điều chỉnh các điều kiện bảo quản hàng tồn kho, ghi chép chúng như là một phần số liệu kiểm kê.

 Giám sát doanh số bán hàng đối với lượng sản phẩm, đánh giá giảm và định kì so sánh giá trị hiện tại với giá phí của hàng tồn kho.

 Thẩm vấn về hoạt động sản xuất với cá nhân người bảo vệ về sự tồn tại của hàng tồn kho bị lỗi thời.

 Chú ý đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trên giấy làm việc nên thể hiện rõ các nội dung công việc, kết luận.

KẾT LUẬN

cung cấp. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, xã hội thừa nhận. Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế tài chính, của doanh nghiệp và nhà nước,…

Với chiến lược phát triển dài hạn, có tầm nhìn phù hợp với sự phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới; Bên cạnh đội nhân viên trẻ, năng động, có trách nhiệm và ham học hỏi, East Joint trong tương lai sẽ trở thành công ty kiểm toán có uy tín, góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế khó tránh khỏi. Nhìn chung, East Joint đã có hệ thống quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho khá hoàn chỉnh. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá hàng tồn kho có kết quả tốt nhất.

Do hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, đề tài khó tránh khỏi nhiều khuyết điểm. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp của thầy cô và các anh chị kiểm toán để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG 1:...2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN

HÀNG BÁN...2

1.1/ Những vấn đề chung về khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán...2

1.1.1/ Nội dung ...2

1.1.1.1/ Hàng tồn kho...2

1.1.1.2/ Nội dung về giá vốn hàng bán...2

1.1.2/ Ghi nhận hàng tồn kho...2

1.1.3/ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho...3

1.1.4/ Tính giá hàng tồn kho...3

1.1.5/ Trình bày và công bố trên báo cáo tài chính...4

1.1.6/ Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho...4

1.2/ Kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho:...5

1.2.1/ Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho...5

1.2.2/ Các thủ tục kiểm soát đối với hàng tồn kho...6

1.2.2.1/ Kiểm soát nội bộ về vật chất...6

1.2.2.2/ Kiểm soát nội bộ về ghi chép...6

1.3/ Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán...7

1.3.1/ Đặc điểm của khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán...7

1.3.1.1/ Mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán...7

1.3.1.2/ Rủi ro kiểm toán hàng tồn kho...8

1.3.2/ Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán liên quan hàng tồn kho và giá vốn hàng bán...9

1.3.2.1/ Xác lập mức trọng yếu...9

1.3.2.2/ Đánh giá rủi ro...9

1.3.3/ Quy trình kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán ...10

1.3.3.1/ Mục tiêu kiểm toán...10

1.3.3.2/ Thử nghiệm kiểm soát...11

1.3.3.3/ Thử nghiệm cơ bản...13

1.3.3.4/ Kết luận kiểm toán...16

CHƯƠNG 2:...17

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN HỢP NHẤT PHƯƠNG ĐÔNG (EAST JOINT AUDIT COMPANY)...17

2.1/ Giới thiệu về công ty hợp danh kiểm toán hợp nhất Phương Đông (East-Joint).17 2.1.1/ Lịch sử hình thành...17

2.1.2/ Quá trình phát triển:...17

2.1.3/ Lĩnh vực hoạt động:...18

2.1.3.1/ Kiểm toán (dịch vụ bảo đảm)...18

2.1.3.2/ Dịch vụ kế toán...19

2.1.3.3/ Tư vấn quản lý – thuế - đầu tư: ...19

2.1.4/ Tổ chức hoạt động và kinh doanh...19

2.1.4.1/ Cơ cấu tổ chức và phương châm hoạt động:...19

2.1.4.2/ Định hướng phát triển...22

2.1.5/ Tổ chức công tác kế toán của công ty...22

2.1.5.1/ Nhân sự...22

2.1.5.2/ Hệ thống chứng từ - sổ kế toán...22

2.1.5.3/ Hệ thống tài khoản sử dụng...23

2.1.5.4/ Chính sách kế toán...23 2.2/ Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán áp

2.2.1/ Vài nét về quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán East Joint...24

2.2.1.1/ Quy trình kiểm toán chung...24

2.2.1.2/ Hồ sơ kiểm toán...24

2.2.1.3/ Giấy làm việc...24

2.2.1.4/ Phương pháp tham chiếu...25

2.2.2/ Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của công ty kiểm toán East Joint...25

2.2.2.1/ Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho...25

2.2.2.2/ Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản...26

2.2.2.3/ Thử nghiệm cơ bản...26

2.2.2.4/ Tổng hợp kết quả kiểm toán hàng tồn kho...27

2.2.3/ Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại công ty ABC...27

2.2.3.1/ Chuẩn bị kiểm toán...27

2.2.3.2/ Thử nghiệm cơ bản:...32

2.2.3. 3/ Đánh giá kết quả kiểm toán...44

CHƯƠNG 3: ...47 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ...47 3.1/ Nhận xét:...47 3.1.1/ Nhận xét chung...47 3.1.1.1/ Ưu điểm...47 3.1.1.2/ Hạn chế...48

3.1.2/ Nhận xét về quy trình kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán:...48

3.1.2.1/ Ưu điểm...48

3.1.2.2/ Hạn chế...49

3.2/ Kiến nghị...50

3.2.1/ Kiến nghị chung...50

3.2.2/ Kiến nghị về quy trình kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán...51

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại công ty hợp danh kiểm toán hợp nhất phương đông” (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w