Chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại công ty hợp danh kiểm toán hợp nhất phương đông” (Trang 27 - 32)

2.2.3.1.1/ Tiền kế hoạch

 Tiếp nhận khách hàng

Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của East Joint. Đây là lần thứ 3 East Joint thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho ABC cũng là năm hoạt động thứ 3 kể từ khi công ty thành lập.

 Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng

 Mục đích và phạm vi kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính

 Đơn vị sẽ cung cấp tài liệu kế toán cần thiết cho cuộc kiểm toán. 2.2.3.1.2/ Tìm hiểu về khách hàng

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH ABC

 ABC được thành lập theo giấy chứng nhận số 5xxxxxxxxx

 Hình thức sử dụng vốn: Được thành lập hình thức doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, thời gian hoạt động là 40 năm. Công ty được sự bao nhiêu thành phẩm bởi công ty mẹ và được hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ.

 Lĩnh vực hoạt động: sản xuất, gia công sản phẩm khuôn đúc. Sản xuất, dịch vụ cung cấp; Sản xuất thiết bị khuếch đại âm thanh, các loại linh kiện, phụ kiện cho đàn ghi ta điện, sản xuất các loại âm ly điện tử và linh kiện, phụ kiện dùng cho âm ly điện tử.

 Báo cáo tài chính được lập sử dụng tiền Việt Nam

 Doanh nghiệp hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán và sổ sách kế toán in lưu từ Excel.

 Hoạt động của công ty chủ yếu là gia công, phần lớn đơn đặt hàng là từ công ty mẹ. Thành phẩm được xuất giao trên cơ sở số lượng, giá trị trên invoices, packing list, B/L, tờ khai hải quan.

 Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, bao gồm giá mua thực tế và các chi phí có liên quan như chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu.

 Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.

 Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên.

 Phương pháp tính giá thành: Theo định mức. 2.2.3.1.3/ Thủ tục kiểm toán 2.2.3.1.3.1/ Đánh giá tổng quan 01-01-08 31-12-08 Chênh lệch - Nguyên vật liệu 5,183,251,903 5,975,973,087 792,721,184 + Nguyên vật liệu chính 3,573,501,711 3,868,728,81 4 295,227,103 + Vật liệu phụ 1,609,750,192 2,107,244,273 497,494,081 - Sản phẩm dở dang 266,393,673 688,880,946 422,487,273 + Cabinet 1,648,279 1,648,279 + Insert 2,367,344 2,367,344 + Amplier 266,393,673 684,865,32 3 418,471,650 - Thành phẩm - 1,249,761,195 1,249,761,195 + Cabinet - 3,813,476 3,813,476 + Insert - - - + Amplier - 1,245,947,719 1,245,947,719 Tổng cộng 5,449,645,576 7,914,615,228 2,464,969,652

Bảng 2.3: Phân tích tổng quan biến động hàng tồn kho trong năm

Đánh giá của KTV:

Năm 2008, lượng hàng công ty gia công cho công ty mẹ gia tăng. Nên số dư hàng tồn kho năm 2008 lớn hơn số dư hàng tồn kho năm 2007.

Trong năm, việc xuất nguyên vật liệu theo yêu cầu của quản đốc phân xưởng người Hàn Quốc, nhưng trên thực tế số nguyên vật liệu sử dụng không dùng hết gây ảnh hưởng đến: Lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế nhiều hơn sổ sách, chi phí sản xuất trong kỳ tăng.

Balance sheet Trial balance General ledger Detail ledger Ghi chú Hàng tồn kho (1) (2) (3) (4) (1) - (3) - Nguyên vật liệu 5,975,973,087 5,975,973,087 5,975,973,087 5,975,973,087 0 - Thành phẩm 1,249,761,195 1,249,761,19 5 1,249,761,19 5 1,249,761,19 5 0 - Sản phẩm dở dang 688,880,946 688,880,946 688,880,946 688,880,946 0 Tổng cộng 7,914,615,228 7,914,615,228 7,914,615,228 7,914,615,228 0

Bảng 2.4: Bảng so sánh đối chiếu giữa các sổ

Đánh giá của KTV: Không có sự sai lệch

2.2.3.1.4/ Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Quản lý hàng tồn kho

- Bộ phận kho tổ chức tách biệt với bộ phận kế toán.

- Nguyên liệu sắp theo từng khu vực, mỗi khu vực được quản lý bởi một chuyền trưởng.

- Hàng tháng, bộ phận kho tiến hành kiểm kê số lượng nguyên vật liệu tồn thực tế

Luân chuyển hàng tồn kho

Hình 2.5: Sơ đồ luân chuyển hàng tồn kho tại công ty ABC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận kho tự chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc công ty về việc luân chuyển hàng tồn kho trong một chu trình khép kín. Hàng tháng, trưởng xưởng sẽ có báo cáo gửi cho Giám đốc tài chính về số lượng hàng tồn kho gồm:

 Nguyên vật liệu tồn kho

 Sản phẩm dở dang

 Thành phẩm tồn kho (1) Nhập kho nguyên vật liệu:

Nhập kho NVL (1) Xuất kho NVL dùng cho sản xuất (2) Quản lý NVL trong quá trình sản xuất (3) Nhập kho thành phẩm (4) Xuất bán (5)

- Phiếu giao hàng ký duyệt bởi đại diện bộ phận bảo vệ, có chữ kí của người giao hàng, người nhận hàng

- Phiếu nhập kho được ký duyệt bởi thủ kho, quản lý sản xuất người Hàn Quốc (2) Xuất kho NVL dùng cho sản xuất:

- Kế hoạch sản xuất được duyệt bởi Giám đốc

- Phiếu xuất kho phải có chữ kí của thủ kho, quản lý sản xuất người Hàn Quốc. (3) Quản lý NVL trong quá trình sản xuất: Báo cáo sản xuất liên quan đến

- Tiến độ hoàn thành sản phẩm, tình trạng dở dang - Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu

(4) Nhập kho thành phẩm:

- Kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS)

- Phiếu nhập kho thành phẩm được ký duyệt bởi chuyền trưởng, thủ kho. (5) Xuất bán:

- Phiếu xuất kho thành phẩm ký duyệt bởi thủ kho, Giám đốc sản xuất.

Kiểm kê kho: Được thực hiện bởi thủ kho và đại diện bộ phận sản xuất nhằm xác định số lượng nguyên vật liệu, thành phẩm còn tồn và số lượng sản phẩm dỡ dang cuối kì.

Bộ phận kế toán hầu như không tham gia từ khâu luân chuyển đến khâu kiểm kê mà chỉ sử dụng số liệu báo cáo của kho một cách đơn thuần.

Ghi chép kế toán đối với khoản mục hàng tồn kho

- Số liệu kế toán: Thống nhất trong toàn hệ thống • Khớp đúng giữa chứng từ kế toán và sổ chi tiết • Khớp đúng giữa sổ chi tiết và sổ cái

• Khớp đúng giữa sổ cái và các báo cáo kế toán

- Kiểm duyệt:

• Tất cả các chứng từ liên quan đến thanh toán

• Tất cả các nghiệp vụ ghi nhận chi phí đều được kiểm tra bởi kế toán trưởng - Đối chiếu kế toán: Thực hiện định kì hàng tháng

Thông tin trình bày công bố trên báo cáo tài chính

Thông tin cần được nêu rõ ràng, mạch lạc, không có những câu, chữ khó hiểu dẫn đến sự hiểu lầm cho người đọc báo cáo. Hàng tồn kho trình bày trên báo cáo tài chính phải đảm bảo giá thuần có thể thực hiện được.

Đánh giá của KTV:

-Quản lý hàng tồn kho tương đối tốt về mặt số lượng và chủng loại hàng.

- Không có sự kiểm tra chéo giữa bộ phận kho và bộ phận kế toán.

- Khó phát hiện nếu có sai sót hoặc gian lận do bộ phận kho quản lý số lượng thực tế nhưng không so sánh với lại chứng từ, bộ phận kế toán chỉ theo dõi nguyên vật liệu, thành phẩm trên chứng từ nhưng không so sánh với thực tế.

- Sự tin tưởng của Ban Giám đốc đối với việc quản lý kho và sản xuất bởi các chuyên viên người Hàn gần như là tuyệt đối.

 Rủi ro kiểm soát nhằm có thể phát hiện gian lận và sai sót, theo đánh giá của kiểm toán viên là trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.1.5/ Thử nghiệm kiểm soát

- Đế đánh giá một cách xác đáng về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau:

• Nguyên tắc chọn mẫu: chọn nghiệp vụ bất kỳ ghi nhận trên sổ

kế toán xem chứng từ có liên quan để đánh giá việc nhập và xuất kho nguyên vật liệu.

• Kích cỡ mẫu: Phi thống kê.

S T T

Ngày Số PNK Loại NVL Phiếu giao hàng Phiếu nhập kho

được duyệt bởi Ngày Chủng loại SL Ký nhận Thủ kho Người quản lý sx 1 01/10/08 04567 Ván MDF 01/10/08 NVL chính 740 √ √ √ 2 12/10/08 04578 Ván PW 12/10/08 NVL chính 30 √ √ √ 3 15/10/08 04583 Pad xốp 15/10/08 VL phụ 94 √ √ X 4 02/11/08 04613 SVT4PRO 02/11/08 NVL chính 75 √ √ √ 5 09/11/08 04632 Chassis DA 10 09/11/08 NVL chính 420 √ √ √ 6 18/11/08 04651 Cap Washer 16 18/11/08 NVL chính 980 X √ √ 7 25/12/08 04729 Chassis AD30VT 25/12/08 NVL chính 300 √ √ √ 8 25/12/08 04730 Thùng carton 25/12/08 VL phụ 500 √ √ √ 9 27/12/08 04731 Label – DICE 10 27/12/08 NVL chính 150 √ √ √

Bảng 2.6: Mẫu do kiểm toán viên chọn

√: Có đầy đủ chữ ký theo quy định

X: Không có đầy đủ chữ ký theo quy định

Nhận xét:

- Chứng từ trình bày rõ ràng nội dung phát sinh.

- Theo như trao đổi với trưởng kho, bộ phận kho không quan trọng việc xét duyệt nên việc ký vào chứng từ, trưởng bộ phận sản xuất không hiểu tầm quan trọng của nó.

Đánh giá :

- Tuy nhiên, mọi hoạt động của công ty gần như độc lập với môi trường bên ngoài do hàng rào an ninh và lực lượng bảo vệ hoạt động khá tốt nên rủi ro về mất mát đối với hàng tồn kho là không cao.

XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU: (Đvt: đồng)

Tổng doanh thu thực hiện năm 2008: 85,090,431,629 Tổng giá vốn thực hiện năm 2008: 66,397,314,924

Tổng lãi: 18,693,116,705

Tổng tài sản: 36,338,026,789 tại ngày 31/12/08

Hàng tồn kho: 7,914,615,228 tại ngày 31/12/08

Mức trọng yếu kế hoạch đã xác lập cho báo cáo tài chính năm 2008 được xác định trên cơ sở là 1% doanh thu thực hiện trong năm. Mức trọng yếu tổng thể:

PM = 85,090,431,629 x 1% = 850,904,316.9đ

Do các khoản mục trên bảng Cân Đối Kế Toán biến động không nhiều. Nên mức trọng yếu kế hoạch xác lập cho khoản mục hàng tồn kho cũng là 850,904,316.9đ. Do số lượng nghiệp vụ phát sinh của hàng tồn kho tương đối lớn và nhận xét của KTV về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục hàng tồn kho là thấp và khả năng xảy ra sai sót là cao, nên KTV quyết định điều chỉnh giảm mức trọng yếu kế hoạch đã xác lập cho khoản mục hàng tồn kho trên cơ sở tổng giá trị mẫu chọn phải đạt tỷ trọng trên 50% giá trị phát sinh trong năm. Mức trọng yếu khoảng mục hàng tồn kho:

TE = 50% x PM = 850,904,316.9đ x 50% = 425,452,180.65đ Mức sai sót phát hiện không cần điều chỉnh:

SAD = 1% x PM = 1% x 850,904,316.9đ = 8,509,043.16đ

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại công ty hợp danh kiểm toán hợp nhất phương đông” (Trang 27 - 32)