Sự phát triển có tính phổ biến

Một phần của tài liệu Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

7. Kết cấu của khóa luận

1.2.2. Sự phát triển có tính phổ biến

Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực, tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá

trình vận động và phát triển, chỉ trên cơ sở của sự phát triển , mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và phạm trù mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn luôn vận động và phát triển.

Sự phát triển diễn ra trong tất cả các mặt các lĩnh vực của xã hội, tư duy và con người, diễn ra trong tự nhiên, trong bản thân của tất thảy những sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Qúa trình phát triển ở mỗi sự vật, hiện tượng là không giống nhau và ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng đó thì quá trình phát triển cũng không giống nhau. Qúa trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa khác với cây ngô(hình thức phát triển, thời gian phát triển, điều kiện phát triển…), sinh trưởng và phát triển của con người khác với những loài động vật khác. Và ngay trong bản thân của con người, của các loài động, thực vật, cũng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, chu kỳ phát triển. Nhưng dù bước phát triển của các sự vật, hiện tượng có tuần tự hay nhảy vọt thì nhìn chung tất cả đều nằm trong trạng thái phát triển, kể cả tư duy, ý thức của con người cũng vậy.

Trong tư duy ý thức của con người, ta thấy sự phát triển là không ngừng. Đứa trẻ sinh ra từ chỗ chỉ biết khóc biết cười, dần dần qua thời gian, không gian sống, với những dưỡng chất nuôi bé lớn khôn, bé đã biết nói, rồi nhận biết đồ vật, định hình đồ vật giản đơn trong những trò chơi, kế đến là những sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội như: mưa, nắng, buồn, vui…sự phát triển đó là không ngừng hoàn thiện, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

Trong tự nhiên, tất cả các động thực vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ thực thể đơn bào, hay đa bào, từ những động vật chưa có hệ thần kinh trung ương đến có đầy đủ, tất cả đều trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng.

Trong xã hội, sự phát triển thể hiện qua những thay đổi về kết cấu giai cấp, cơ cấu ngành, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất…

1.2.3. Sự phát triển của sự vật có tính kế thừa

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nói tới tính kế thừa- một trong bốn tính chất của sự phát triển trong quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin. Theo chủ nghĩa Mác thì phát triển không chỉ là sự ra đời của cái mới, cái mới loại bỏ, triệt tiêu cái cũ mà còn cần phải có sự kế thừa và phát triển. Vậy kế thừa cái gì? Đó là kế thừa những mảng, những nhân tố còn hợp lý, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của cái mới. Sẽ không có bất cứ cái mới nào ra đời và tồn tại, phát triển mà không dựa một phần nào đó của những yếu tố tích cực của cái cũ. Sự vật hiện tượng mới ra đời không phải là ngẫu nhiên, là tự dưng mà có, nó hình thành và phát triển trên cơ sở chọn lọc những yếu tố còn hợp lý và có thể cải tạo được của cái cũ. “Sự phát triển dường như diễn ra lại những giai đoạn đã qua nhưng với một hình thức khác ở trình độ cao hơn, sự phát triển có thể nói là theo đường xoáy trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng”.

Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rằng cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những mảnh ghép, những cái cũ hợp lý chứ không phải kế thừa một cách nguyên xi, máy móc. Những nhân tố tích cực của cái bị phủ định được cải tạo, nâng lên một tầm cao hơn. Có những người theo quan diểm siêu hình, họ phủ định sạch trơn tất cả, không dung nạp bất cứ một nhân tố nào của cái cũ dù là hợp lý nhất. Tuy nhiên khi cần thì họ lại ngang nhiên quay lại thừa nhận cái cũ, không phê phán, không cải tạo, không loại bỏ…Điều này trên thực tế đã thấy rất rõ, trước đây trong thời kỳ hán chiến chống Mỹ và khi đất nước ta vừa giành được hòa bình, cả nước cùng tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Để khắc phục những khó khăn trước mắt về kinh tế- xã hội, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo thực hiện chính sách bao cấp, mở rộng hình thức hợp tác xã, hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, các hợp tác xã đã dần bộc lộ những khiếm khuyết, lạc hậu, thái độ làm việc của người lao động không cao, tình trạng lơ là, ỷ lại diễn ra là phổ biến…Từ những nguyên nhân này hợp tác

xã đã dần tan rã. Tuy nhiên hiện nay, một thực trạng là đang dần có những trang trại kinh tế, các mô hình kinh tế làm ăn theo kiểu hợp tác xã, những nông trường, những nhà máy sản xuất liên hợp với nhau tạo thành những khâu sản xuất vô cùng hiện đại, từ cung cấp nguyên vật liệu, đến nơi sản xuất và nơi ttieeu thụ sản phẩm… Đây là một biểu hiện tích cực của hợp tác xã trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý, tích cực đã có trước đây, loại bỏ những hạn chế, lỗi thời đã trở nên không phù hợp.

Như vậy sự phát triển bao giờ cũng ra đời trên nền tảng của cái cũ, kế thừa không phải là kế thừa máy móc nguyên xi mà trên cơ sở lọai bỏ, cải tạo. Kế thừa là một tất yếu của sự phát triển. Là một mắt xích quan trọng gắn kết giữa cái cũ và mới, giữa quá khứ và hiện tại…vì vậy khi nghiên cứu hay đánh giá về sự phát triển chúng ta cần lưu ý hết sức tới tính kế thừa.

1.2.4. Sự phát triển có tính đa dạng phong phú

Sự phát triển còn có tính đa dạng phong phú. Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian và thời gian khác nhau, sự vật phát triển cũng sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình sự vật còn chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều những yếu tố, những sự kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm sự phát triển của các sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng sự phát triển của sự vật, thậm chí là làm cho sự vật thụt lùi.

Một ví dụ đơn giản như sau để thấy sự phát triển là đa dạng phong phú. Trước đây bà con nông dân canh tác trên đất trồng lúa, chỉ có thể gieo hạt và thu hoạch từ 1 đến 2 vụ, năng xuất lúa thấp bởi vì giống không tốt, dài ngày lại nhiều sâu bệnh mà với phương pháp kỹ thuật giản đơn từ lâu đời không ngăn chặn được. Ngày nay, cũng trên những thuở ruộng đó người nông dân có thể canh tác tới 3 vụ, cây lúa sinh trưởng phát triển nhanh, ngắn ngày mà hiệu quả

năng suất cao, trong quá trình canh tác có đưa vào sử dụng những phương pháp và công cụ máy móc hiện đại. Không chỉ vậy còn có thể xen canh trồng một số loại cây trồng khác trên đất lúa như: ngô, khoai mà không làm ảnh hưởng tới thời vụ. Ở những vùng cũng trồng lúa, nhưng nếu chưa có sự phối hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện đại thì năng suất về lúa, chất lượng của cây lúa cũng như trước đây mà thôi. Như vậy, sự vận động và phát triển của những sự vật khác nhau cũng khác nhau. Đó chính là tính đa dạng phong phú của các sự vật trong thế giới hiện thực bao gồm cả giới tự nhiên, xã hội loài người và cả trong lĩnh vực tư duy.Tính đa dạng trong sự phát triển của sự vật, hiên tượng còn có nguyên nhân từ sự khác nhau giữa các vật về nhịp độ và về quy mô của những bước nhảy vọt. Bước nhảy vọt về chất có diễn ra một cách nhanh chóng mang tính đột biến, cũng có thể diễn ra một cách dần dần từ từ mang tính tiến hóa. Khi nhấn mạnh về tính đa dạng phong phú của các sự vật cũng cần nhấn mạnh tới tính lặp của thế giới các sự vật, bởi vì mỗi sự vật và hiện tượng cùng một lúc vừa tồn tại trong vận động vừa tồn tại trong sự ổn định tạm thời thoáng qua. Sự biến đổi thường xuyên và tuyệt đối đã trở thành căn nguyên cho tính đa dạng, còn sự ổn định tương đối là cơ sở của tính lặp lại, của tính quy luật.

1.3. Mối quan hệ giữa nguyên lý về sự phát triển với vấn đề quy hoạch độingũ cán bộ quản lý huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa ngũ cán bộ quản lý huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy rằng phát triển chính là một quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, là một tất yếu khách quan mà con người với tất cả sức mạnh và khả năng của mình cũng không thể chi phối được.

Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào chúng ta cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.

Quan điểm phát triển cho thấy rằng chúng ta không chỉ nắm bắt những cái đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ những khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng. Phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát được những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Xem xét quá trình phát triển còn cho chúng ta biết cần phải phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn, trên cơ sở ấy tìm ra phương pháp nhận thức cũng như cách tác động phù hợp để sự vật tiến nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay hại đối với đời sống con người. Quan điểm phát triển ghóp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức. Bởi vậy chúng ta cần phải tăng cường phát huy nổ lực của bản thân trong việc hiện thực hóa quan điểm phát triển vào trong nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và toàn xã hội.

Sự phát triển hết sức phong phú và đa dạng, quanh co và phức tạp,là một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Mỗi chúng ta nếu không nhận biết rõ điều này sẽ rất dễ rơi vào dao động, hoang mang, trong quá trình công tác sẽ gặp những bất lợi có ảnh hưởng tới bản thân và tập thể.

Nắm vững quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin mang lại một cách nhìn biện chứng về vấn đề xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ. Đặt nó trong quá trình vận động và phát triển, phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng vận động, biến đổi, chuyển hóa của chúng. Như đã nói quan điểm phát triển không chỉ đòi hỏi phải nhận thức được sự vật hiên tượng trong quá khứ, hiện tại mà còn dự báo sự phát triển trong tương lai. Trong quá trình phát triển sự vật đồng thời với những biến đổi tiến lên và có những biến đổi thụt lùi. Cũng chính vì những đặc điểm đó, khi vận dụng quan điểm phát triển vào công

tác quy hoạch đội ngũ cán bộ của huyện Thọ Xuân cần phải hiểu rõ những xu hướng vận động, biến đổi từ đó đề ra những giải pháp, biện pháp đúng đắn để công tác quy hoạch cán bộ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sự phát triển của sự vật hiện tượng đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới có sự kế thừa, lặp lại một số yếu tố của cái cũ nhưng là trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, phức tạp. Và không loại trừ khả năng có những bước thụt lùi đáng kể trong sự phát triển.

Như vậy trong quá trình vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ phải luôn luôn nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra nhân tố mới, ủng hộ và tạo điều kiện cho những nhân tố mới đó phát triển. Cần tránh và xử lý nghiêm hết sức thái độ làm việc lơ là, thiếu trách nhiệm, trì trệ, bảo thủ. Trong quá trình thay thế cái cũ cũng cần biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố hợp lý, tích cực trong cái cũ.

Quán triệt quan điểm phát triển vào trong công tác quy hoạch cán bộ nhận ra rằng quy hoạch nguồn cán bộ cần phải đặt trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác như giáo dục, những chính sách của Đảng và Nhà nước…Chỉ khi đặt trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác, dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp mới có thể thực hiện đúng được.

Nguyên lý về sự phát triển như đã nói ở trên, là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Cho đến triết học hiện đại và ngay cả đến nay triết học cũng chưa phải là một hệ thống có sự thống nhất, vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau, lập trường khác nhau, trường phái khác nhau, và ai cũng tìm ra cho mình những lập luận cho là chặt chẽ nhất hòng chứng minh điều mà mình tin là đúng đắn, là chân lý.

Vấn đề không phải ở chỗ những quan điểm, trường phái đó nói gì, điều cốt yếu là chúng ta tin vào cái gì, và cái chúng ta tin theo đó thực sự đã đúng với hoạt động thực tiễn của chúng ta, giúp ích cho bản thân ta và cộng đồng

xung quanh ta. Nguyên lý về sự phát triển cũng như vậy, từ nguyên lý phát triển con người đã rút ra được những nguyên tắc, những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, khắc phục những quan điểm duy tâm và siêu hình khi xem xét về sự vận động và phát triển của sự vật. Vì vậy cần phải nắm vững mối quan hệ về sự phát triển với vấn đề quy hoạch cán bộ quản lý hiện nay, điều này là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ với huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng mà đối với cả nước ta hiện nay. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong công tác quy hoạch cán bộ sẽ giúp cho chúng ta thực hiện tốt hơn, tránh hết sức những sai phạm không đáng có, những hạn chế thiếu sót có thể lường trước được, cán bộ và nhân dân cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ về kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng được vững chắc, tiến nhanh, tiến thẳng, tiến bền vững lên chủ nghĩa xã hội, đúng như nguyện vọng mà sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao người con Việt Nam đã anh dũng hi sinh hằng mong muốn

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ HUYỆN THỌ XUÂN,

TỈNH THANH HÓA

2.1. Thực trạng của công tác quy hoạch cán bộ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Tổng quan về huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- cách thành

phố Thanh Hóa(đi theo quốc lộ 47) 36km về phía Tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu, đây là con sông lớn thứ hai Thanh Hóa(sau sông Mã), hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hóa…

Huyện Thọ Xuân có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời, thời thuộc

Một phần của tài liệu Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

w