Tính khách quan của công tác quy hoạch cán bộ

Một phần của tài liệu Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 42)

7. Kết cấu của khóa luận

2.1.2.Tính khách quan của công tác quy hoạch cán bộ

Mác và Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm cơ bản, khoa học đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề cán bộ. Hai ông khẳng định vai trò của cán bộ trong cách mạng xã hội: “ Nói chung tư tưởng không thể hiện tốt được gì hết. Muốn thực hiện tốt những tư tưởng thì cần có những con người vận dụng một lực lượng thực tiễn”

Từ vai trò đã xác định đó, hai ông cho rằng mỗi thời đại đều cần có những con người vĩ đại, đó là những người cán bộ với sự nhất quán giữa lý tưởng và niềm tin tất thắng vào chủ nghĩa cộng sản bằng lòng trung thành, tính tự giác, kiên quyết trong đấu tranh, vì lợi ích của cách mạng.

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” Mác- Ăngghen đòi hỏi ở người đảng viên cũng là người cán bộ phải có kiến thức sâu rộng, là người tiên phong về lý luận cũng như tiên phong về thực tiễn nhằm cải tạo thế giới chứ không chỉ giải thích thế giới.

Mác và Ăngghen nhấn mạnh đến vai trò của người cán bộ rằng một độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.

Kế thừa những quan điểm của Mác- Ănghhen, Lênin đề cập đến vấn đề cán bộ một cách toàn diện, sâu sắc “ Trong lịch sử chưa từng có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”

Ngay từ khi mới giành được chính quyền, trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” Lênin đã đặt ra vấn đề tổ chức, quản lý nhà nước, vấn đề bố trí, sử dụng cán bộ vào các lĩnh vực chủ chốt. Ông cho rằng, người cán bộ phải đầy đủ phẩm chất năng lực để đảm đương nhiệm vụ khó khăn nhất, lớn lao nhất mà Đảng giao phó. Lênin nói: “chúng ta cứ đi con đường của chúng ta và chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người có tài tổ chức, những người có đầu óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những con người vừa trung thành với Chủ nghĩa xã hội,vừa có khả năng lặng lẽ( và bất chấp sự ồn ào hỗn loạn) tổ chức một cách vững chắc và nhịp nhàng công việc làm chung của một khối người to lớn…chỉ có những con người như thế chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo của nhân dân, lên những chức vụ quản lý, sau khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất”

Nhìn chung những quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về vấn đề cán bộ đã khẳng định vai trò của người cán bộ đối với sự nghiệp dựng nước cũng như giữ nước. Ngoài ra nó còn là bài học lý luận bổ ích cho các nước khác trong đó có Việt Nam.

Tổ tiên ta từ lâu đã chú trọng kẻ hiền tài và quan tâm đến vấn đề chiêu hiền đãi sĩ. Đạo trị nước không lo không có phép trị mà chỉ lo không chọn được người hiền.

Đối với các triều đại phong kiến vào thời kỳ vàng son của lịch sử việc chú ý hàng đầu là học hành, đào tạo người có đức có tài ra giúp nước. Mục đích và phương pháp đào tạo nhân tài là cung cấp đầy đủ những kiến thứ có liên quan đến việc trị nước, cho nên một số tiến sĩ nhận bằng là được bổ nhiệm làm quan huyện, quan tỉnh ngay. Tuy nhiên, việc tuyển chọn người vào các vị trí, chức vụ cũng không phải là một điều đơn giản, phải trải qua một quá trình thi tuyển rất gắt gao để chọn ra người có tài thực sự. Ông cha ta xem: “nhân tài là báu vật của quốc gia, nhân tài là nguyên khí của nước. Nguyên khí vững bền thì nước mới hùng cường”( Trên văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu).

Kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc, vận dụng và phát triển những quan điểm của Mác- Ăngghen, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm và chú trọng tới vấn đề xây dựng, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ. Bất cứ ở đâu, lúc nào Hồ Chí Minh cũng đều nhắc nhở nhân dân ta sự nghiệp trồng cây, sự nghiệp trồng người. Bác dạy vì sự nghiệp trăm năm, Đảng và nhân dân ta phải quan tâm đến vấn đề cán bộ như người làm vườn vun trồng cây quý. Đó là những người đứng mũi chịu sào, là những người có phẩm chất năng lực, dám làm dám chịu, mạo hiểm và không ngại thử thách cái mới. Người khẳng định huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người cán bộ phải là người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên, phải là người tương đối hoàn chỉnh: nhân, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính. Cũng xuất phát từ đó mà Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng phải hiểu biết cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ. Khi xem xét cán bộ, khi cất nhắc họ vào một vị trí, một công việc mới nào đó cần xem xét quá trình học tập, công tác của họ, phải qua xem xét cả một quá trình, thấy được tính linh hoạt của họ, cách họ đối với bản thân và người khác như thế nào, qua đó để hiểu được tâm tư, nguyện vọng và sở trường của họ. Qúa trình đánh giá nhận xét này phải gắn liền với dân chủ, công khai, đảm bảo tính công bằng, hợp lý.

Bên cạnh vấn đề cất nhắc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, Bác còn dặn cần phải gắn liền với rà soát, điều chỉnh, đào tạo lại, sàng lọc cán bộ, thực hiện phương châm “có lên có xuống”, “có vào có ra”.

Ngoài ra khi nói tới vấn đề bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ Người còn dặn chúng ta đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cá bộ nữ, cán bộ người dân tộc, sự khéo léo kết hợp giữa cán bộ già và cán bộ trẻ, cán bộ già không nên coi thường cán bộ trẻ, cán bộ trẻ không được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi những đồng chí cán bộ già nhiều kinh nghiệm.

Kế thừa và tiếp tục phát triển quan điểm của Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Với xuất phát điểm như vậy, Đảng ta luôn chú ý chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhất là đối với cấp cơ sở, coi đây là việc làm có ý nghĩa chiến lược. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đảng ta đánh giá: “công tác cán bộ có đổi mới một số nội dung và cách làm. Đã giữ vững và thực hiện quan điểm của Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tập chung dân chủ, coi trọng hơn việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu các tổ chức, bước đầu tổ chứ để nhân dân tham gia ý kiến vào công tác cán bộ nhất là ở cơ sở”. Trên thực tế công tác cán bộ đã được triển khai khá đồng bộ ở tất cả các khâu, trong đó chú trọng đặc biệt tới công tác quy hoạch cán bộ, nhất là ở cơ sở. Đảng ta xác định quy hoạch cán bộ chính là nền tảng của công tác cán bộ.

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương biện pháp tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện

tốt nhiệm vụ chính trị trong thời gian nhất định. Tầm quan trọng và vai trò của công tác quy hoạch cán bộ đã được Đảng ta khẳng định trong nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước”(1997). Trong đó Đảng ta đã nhấn mạnh: “quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Có làm tốt công tác quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển, tránh tình trạng hụt hẫng, bị động, chắp vá hiện nay.

Hiện nay Việt Nam đã và đang tiến những bước quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện thành công nhiệm vụ của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Những gì đã đạt được, những hạn chế yếu kém, những nhiệm vụ của giai đoạn tiếp theo, tất cả đều được Đảng và Nhà nước hoạch định, bổ sung và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế- xã hội đang được quan tâm thì vấn đề quy hoạch cán bộ các cấp là nhiệm vụ trọng tâm, luôn được quan tâm giải quyết. Bởi theo như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “ Cán bộ là người đem những chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng của đất nước và của chế độ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng…Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, ghóp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam” .Với xuất phát điểm coi cán bộ là nhân tố

quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là mắt xích quan trọng nối liền nhà nước với công dân, là người tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, ghóp phần phát triển kinh tế- xã hội quốc gia. Để nâng cao năng lực cán bộ công chức. Đảng ta luôn luôn khẳng định quy hoạch cán bộ là nội dung then chốt của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đảm bảo đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Qua đó tập hợp, đào tạo và bố trí sử dụng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cao hơn, cơ cấu giới, chuyên ngành… tiến bộ hơn. Đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội, xứng đáng với vị trí vai trò của mình trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay.

Trong công cuộc đổi mới Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, nhất là cán bộ cấp cơ sở. Vấn đề quy hoạch cán bộ vì thế càng trở nên quan trọng, quy hoạch cán bộ không phải diễn ra từng năm, cho từng nhiệm vụ nhỏ mà phải mang tầm nhìn chiến lược cho cả một giai đoạn phát triển lâu dài. Vì đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia hoạch định đường lối chiến lược và là những người quản lý, hướng dẫn thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách đó.

Đảng ta nhận thức được vấn đề muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nông thôn thì một vấn đề hết sức quan trọng là phải xây dựng cho bằng được từ cấp cơ sở này đội ngũ cán bộ không chỉ mạnh về số lượng mà còn mạnh cả về chất lượng, tạo ra cho bằng được những cán bộ chủ chốt, những cán bộ quản lý vừa có phảm chất lại có năng lực. Đội ngũ này quyết định thành tựu về kinh tế- xã hội ở cấp cơ sở nói riêng và cả nước nói chung.

Những thời cơ thuận lợi cùng những khó khăn thách thức của công cuộc đổi mới đã tác động sâu sắc đến địa bàn cơ sở ở nông thôn, vì đây là hình ảnh

thu nhỏ của xã hội, cuộc sống diễn ra sôi động hàng ngày. Thêm vào đó mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng có đến với quần chúng được hay không, có được thực hiện hay không một phần quyết định là ở địa bàn cơ sở. Sự đúng đắn hoặc sai lầm của những chủ trương, chính sách của Đảng cũng được chứng minh và thể hiện ở địa bàn cơ sở, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo giữ vai trò quyết định. Mọi vấn đề nảy sinh đột xuất, trực tiếp, những tình hình biến đổi ảnh hưởng đến người dân trên địa bàn mình quản lý đòi hỏi người cán bộ trực tiếp, kịp thời giải quyết sao cho thấu tình đạt lý, vừa hợp với lòng dân, vừa đúng với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra.

Tuy nhiên đã từ lâu một thực tế đặt ra đó là vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa thực sự làm tròn chức năng, trách nhiệm của mình, và bên cạnh đó vẫn còn tình trạng không đúng người, đúng việc dẫn đến những yếu kém hạn chế thể hiện ngay trong quá trình công tác, kết quả của công việc không cao, gây ra những tác động, ảnh hưởng không tốt. Hơn nữa những hạn chế, yếu kém, sự xuống cấp của vấn đề đạo đức cán bộ cũng đang là một vấn đề quan trọng đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng , đào tạo và quy hoạch đội ngũ cán bộ.

Nhìn chung những thực tế nêu trên cho thấy đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ mới, thời đại mới. Thời kỳ mới của chúng ta là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đai hóa. Thời đại mới của chúng ta là thời đại thông minh, trí tuệ, của khoa học kỹ thuật hiện đại của nền tri thức tiên tiến. Trước tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu mới như vậy đòi hỏi ở người cán bộ không đơn thuần chỉ là quản lý bằng lòng nhiệt tình chủ quan, kinh nghiệm mà đòi hỏi phải có kiến thức, năng lực tổ chức thực tiễn, am hiểu và thành thạo công việc, có bản lĩnh chính trị vững vàng để ứng phó với tình hình. Chính thời đại mới, sự nghiệp đổi mới đã và đang tạo ra tiền đề cho

phép chúng ta đổi mới đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước của địa phương..

Nói tóm lại, do xuất phát từ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, từ những yêu cầu của thời kỳ mới, thời đại mới và từ thực trạng của đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở cho ta thấy việc quy hoạch lại đội ngũ cán bộ không phải là một việc làm nhất thời mang tính chủ quan của một người, hay một nhóm người, một cơ sở hay một địa phương mà đó là do yêu cầu thực tiễn đề ra, là một tất yếu khách quan của lịch sử.

Đứng trên lập trường quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bài viết sau đây sẽ làm rõ sự vận dụng quan điểm phát triển vào quá trình quy hoạch đội ngũ cán bộ của huyện Thọ Xuân, đồng thời người viết sẽ tổng kết những tác động tích cực cũng như tiêu cực trong công tác này, qua đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị để công tác quy hoạch cán bộ của huyện ngày

Một phần của tài liệu Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 42)