Mối quan hệ giữa nguyên lý về sự phát triển với vấn đề quy hoạch

Một phần của tài liệu Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 36)

7. Kết cấu của khóa luận

1.3. Mối quan hệ giữa nguyên lý về sự phát triển với vấn đề quy hoạch

ngũ cán bộ quản lý huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy rằng phát triển chính là một quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, là một tất yếu khách quan mà con người với tất cả sức mạnh và khả năng của mình cũng không thể chi phối được.

Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào chúng ta cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng.

Quan điểm phát triển cho thấy rằng chúng ta không chỉ nắm bắt những cái đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ những khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng. Phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát được những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Xem xét quá trình phát triển còn cho chúng ta biết cần phải phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn, trên cơ sở ấy tìm ra phương pháp nhận thức cũng như cách tác động phù hợp để sự vật tiến nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay hại đối với đời sống con người. Quan điểm phát triển ghóp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức. Bởi vậy chúng ta cần phải tăng cường phát huy nổ lực của bản thân trong việc hiện thực hóa quan điểm phát triển vào trong nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và toàn xã hội.

Sự phát triển hết sức phong phú và đa dạng, quanh co và phức tạp,là một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Mỗi chúng ta nếu không nhận biết rõ điều này sẽ rất dễ rơi vào dao động, hoang mang, trong quá trình công tác sẽ gặp những bất lợi có ảnh hưởng tới bản thân và tập thể.

Nắm vững quan điểm phát triển của triết học Mác- Lênin mang lại một cách nhìn biện chứng về vấn đề xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ. Đặt nó trong quá trình vận động và phát triển, phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng vận động, biến đổi, chuyển hóa của chúng. Như đã nói quan điểm phát triển không chỉ đòi hỏi phải nhận thức được sự vật hiên tượng trong quá khứ, hiện tại mà còn dự báo sự phát triển trong tương lai. Trong quá trình phát triển sự vật đồng thời với những biến đổi tiến lên và có những biến đổi thụt lùi. Cũng chính vì những đặc điểm đó, khi vận dụng quan điểm phát triển vào công

tác quy hoạch đội ngũ cán bộ của huyện Thọ Xuân cần phải hiểu rõ những xu hướng vận động, biến đổi từ đó đề ra những giải pháp, biện pháp đúng đắn để công tác quy hoạch cán bộ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sự phát triển của sự vật hiện tượng đi theo đường “xoáy ốc”, cái mới có sự kế thừa, lặp lại một số yếu tố của cái cũ nhưng là trên cơ sở cao hơn, thể hiện tính quanh co, phức tạp. Và không loại trừ khả năng có những bước thụt lùi đáng kể trong sự phát triển.

Như vậy trong quá trình vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ phải luôn luôn nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra nhân tố mới, ủng hộ và tạo điều kiện cho những nhân tố mới đó phát triển. Cần tránh và xử lý nghiêm hết sức thái độ làm việc lơ là, thiếu trách nhiệm, trì trệ, bảo thủ. Trong quá trình thay thế cái cũ cũng cần biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố hợp lý, tích cực trong cái cũ.

Quán triệt quan điểm phát triển vào trong công tác quy hoạch cán bộ nhận ra rằng quy hoạch nguồn cán bộ cần phải đặt trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác như giáo dục, những chính sách của Đảng và Nhà nước…Chỉ khi đặt trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác, dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp mới có thể thực hiện đúng được.

Nguyên lý về sự phát triển như đã nói ở trên, là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Cho đến triết học hiện đại và ngay cả đến nay triết học cũng chưa phải là một hệ thống có sự thống nhất, vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau, lập trường khác nhau, trường phái khác nhau, và ai cũng tìm ra cho mình những lập luận cho là chặt chẽ nhất hòng chứng minh điều mà mình tin là đúng đắn, là chân lý.

Vấn đề không phải ở chỗ những quan điểm, trường phái đó nói gì, điều cốt yếu là chúng ta tin vào cái gì, và cái chúng ta tin theo đó thực sự đã đúng với hoạt động thực tiễn của chúng ta, giúp ích cho bản thân ta và cộng đồng

xung quanh ta. Nguyên lý về sự phát triển cũng như vậy, từ nguyên lý phát triển con người đã rút ra được những nguyên tắc, những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, khắc phục những quan điểm duy tâm và siêu hình khi xem xét về sự vận động và phát triển của sự vật. Vì vậy cần phải nắm vững mối quan hệ về sự phát triển với vấn đề quy hoạch cán bộ quản lý hiện nay, điều này là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ với huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng mà đối với cả nước ta hiện nay. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong công tác quy hoạch cán bộ sẽ giúp cho chúng ta thực hiện tốt hơn, tránh hết sức những sai phạm không đáng có, những hạn chế thiếu sót có thể lường trước được, cán bộ và nhân dân cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ về kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng được vững chắc, tiến nhanh, tiến thẳng, tiến bền vững lên chủ nghĩa xã hội, đúng như nguyện vọng mà sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao người con Việt Nam đã anh dũng hi sinh hằng mong muốn

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ HUYỆN THỌ XUÂN,

TỈNH THANH HÓA

2.1. Thực trạng của công tác quy hoạch cán bộ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Tổng quan về huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa- cách thành

phố Thanh Hóa(đi theo quốc lộ 47) 36km về phía Tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu, đây là con sông lớn thứ hai Thanh Hóa(sau sông Mã), hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hóa…

Huyện Thọ Xuân có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời, thời thuộc Hán(năm 111 TCN đến 210 SCN) vùng đất Thọ Xuân thuộc huyện Tư Phố, từ năm 558 đến 90 thuộc huyện Di Phong, và sau đó thuộc huyện Trường Lâm.

Tới thời Trần, Thọ Xuân thuộc huyện Cồ Lôi. Từ năm 1446, Thọ Xuân có tên là Lôi Dương. Đến thế kỷ XV Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn.

Thời Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương hợp với huyện Thụy Nguyên thành phủ Thọ Xuân. Lỵ sở phủ Thọ Xuân trước năm 1985 đóng ở Thịnh Mỹ(nay thuộc xã Thọ Diên) sau rời về Xuân Phố(xã Xuân Trường ngày nay). Trong phong trào Cần Vương, Thọ Xuân cũng là một trong những căn cứ chống Pháp hết sức mạnh mẽ.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, bỏ phủ Thọ Xuân, đổi huyện Lôi Dương thành huyện Thọ Xuân. Đến tháng 12 năm 1964 một phần huyện Thọ Xuân được tách ra để sáp nhập với một phần huyện Nông Cống để thành lập huyện Triệu Sơn.

Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần được lưu danh, nơi có truyền thống văn hóa đặc sắc, truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường. Những cái tên làm sáng chói lịch sử

dân tộc Việt như: Lê Đại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục …đã một phần làm nên cốt cách, tinh thần người Việt Nam. Nói tới Thọ Xuân người ta nói tới một vùng đất địa linh nhân kiệt, một vùng đất có vua, chúa, có núi sông hữu tình, có tinh thần anh dũng, tự tôn, trong hòa bình hay chiến đấu vẫn luôn luôn ngời sáng. Ngày nay con người nơi đây kế thừa truyền thống đó của ông cha cố gắng và tích cực trong học tập, trong lao động sản xuất làm cho quê hương ngày càng giàu phồn thịnh, tươi đẹp hơn.

Huyện Thọ Xuân có diện tích tự nhiên là 295,885km2, dân số là 233.752 người (năm 2009). Huyện có 31 xã và 3 thị trấn là Thọ Xuân, Sao Vàng, Lam Sơn. Phía đông giáp huyện Thiệu Hóa, phía đông nam và phía nam giáp huyện Triệu Sơn, phía tây nam giáp huyện Thường Xuân, phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc, phía đông bắc giáp huyện Yên Định. Thọ Xuân là huyện bán sơn địa, trên địa bàn huyện có sông Chu chảy theo hướng từ tây sang đông.

Ngày nay, huyện Thọ Xuân đang từng bước khẳng định được tiềm năng phát triển về kinh tế- xã hội. Là một vùng đồng bằng bán sơn địa, nông nghiệp ngoài cây lúa thì huyện còn là một vùng sản xuất cây công nghiệp mía đường. Trên địa bàn huyện có nhà máy sản xuất đường Lam Sơn, nơi dẫn đầu phong trào mía đường những năm 90 của thế kỷ XX.

Theo điều tra năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện là 12,4%/ năm, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2000 là 8%, giai đoạn 2000-2005 là 11,4%, và năm 2008 là 13,2% thu nhập bình quân đầu người là 732USD/ năm (2008) và 830USD/ người/năm(2009), bình quân lương thực là 528kg/người/năm. Huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch, bước đầu hình thành 7 cụm kinh tế- kỹ thuật kết hợp dịch vụ thương mại. Gía trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2004 đạt 56,03 tỉ VND, năm 2009 ước đạt 118,992 tỉ VND.

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện từ kinh tế- xã hội, đến an ninh- quốc phòng. Thành tựu đó được thể hiện rõ nét ở mức tăng trưởng kinh tế hàng năm gắn với kết quả giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Những tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, những công trình hạ tầng cơ sở được xây dựng mới và nâng cấp tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những thành quả đó đã tạo tiền đề để Thọ Xuân vững tiến vào tương lai, cùng cả nước thực hiện thành công thời kỳ quá độ và đi lên Chủ nghĩa xã hội.

2.1.2. Tính khách quan của công tác quy hoạch cán bộ quản lý

Mác và Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm cơ bản, khoa học đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề cán bộ. Hai ông khẳng định vai trò của cán bộ trong cách mạng xã hội: “ Nói chung tư tưởng không thể hiện tốt được gì hết. Muốn thực hiện tốt những tư tưởng thì cần có những con người vận dụng một lực lượng thực tiễn”

Từ vai trò đã xác định đó, hai ông cho rằng mỗi thời đại đều cần có những con người vĩ đại, đó là những người cán bộ với sự nhất quán giữa lý tưởng và niềm tin tất thắng vào chủ nghĩa cộng sản bằng lòng trung thành, tính tự giác, kiên quyết trong đấu tranh, vì lợi ích của cách mạng.

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” Mác- Ăngghen đòi hỏi ở người đảng viên cũng là người cán bộ phải có kiến thức sâu rộng, là người tiên phong về lý luận cũng như tiên phong về thực tiễn nhằm cải tạo thế giới chứ không chỉ giải thích thế giới.

Mác và Ăngghen nhấn mạnh đến vai trò của người cán bộ rằng một độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.

Kế thừa những quan điểm của Mác- Ănghhen, Lênin đề cập đến vấn đề cán bộ một cách toàn diện, sâu sắc “ Trong lịch sử chưa từng có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”

Ngay từ khi mới giành được chính quyền, trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” Lênin đã đặt ra vấn đề tổ chức, quản lý nhà nước, vấn đề bố trí, sử dụng cán bộ vào các lĩnh vực chủ chốt. Ông cho rằng, người cán bộ phải đầy đủ phẩm chất năng lực để đảm đương nhiệm vụ khó khăn nhất, lớn lao nhất mà Đảng giao phó. Lênin nói: “chúng ta cứ đi con đường của chúng ta và chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người có tài tổ chức, những người có đầu óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những con người vừa trung thành với Chủ nghĩa xã hội,vừa có khả năng lặng lẽ( và bất chấp sự ồn ào hỗn loạn) tổ chức một cách vững chắc và nhịp nhàng công việc làm chung của một khối người to lớn…chỉ có những con người như thế chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo của nhân dân, lên những chức vụ quản lý, sau khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất”

Nhìn chung những quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về vấn đề cán bộ đã khẳng định vai trò của người cán bộ đối với sự nghiệp dựng nước cũng như giữ nước. Ngoài ra nó còn là bài học lý luận bổ ích cho các nước khác trong đó có Việt Nam.

Tổ tiên ta từ lâu đã chú trọng kẻ hiền tài và quan tâm đến vấn đề chiêu hiền đãi sĩ. Đạo trị nước không lo không có phép trị mà chỉ lo không chọn được người hiền.

Đối với các triều đại phong kiến vào thời kỳ vàng son của lịch sử việc chú ý hàng đầu là học hành, đào tạo người có đức có tài ra giúp nước. Mục đích và phương pháp đào tạo nhân tài là cung cấp đầy đủ những kiến thứ có liên quan đến việc trị nước, cho nên một số tiến sĩ nhận bằng là được bổ nhiệm làm quan huyện, quan tỉnh ngay. Tuy nhiên, việc tuyển chọn người vào các vị trí, chức vụ cũng không phải là một điều đơn giản, phải trải qua một quá trình thi tuyển rất gắt gao để chọn ra người có tài thực sự. Ông cha ta xem: “nhân tài là báu vật của quốc gia, nhân tài là nguyên khí của nước. Nguyên khí vững bền thì nước mới hùng cường”( Trên văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu).

Kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc, vận dụng và phát triển những quan điểm của Mác- Ăngghen, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm và chú trọng tới vấn đề xây dựng, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ. Bất cứ ở đâu, lúc nào Hồ Chí Minh cũng đều nhắc nhở nhân dân ta sự nghiệp trồng cây, sự nghiệp trồng người. Bác dạy vì sự nghiệp trăm năm, Đảng và nhân dân ta phải quan tâm đến vấn đề cán bộ như người làm vườn vun trồng cây quý. Đó là những người đứng mũi chịu sào, là những người có phẩm chất năng lực, dám làm dám chịu, mạo hiểm và không ngại thử thách cái mới. Người khẳng định huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người cán bộ phải là người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên, phải là người tương đối hoàn chỉnh: nhân, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính. Cũng xuất phát từ đó mà Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng phải hiểu biết cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu

Một phần của tài liệu Sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w