Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty da giày Hải Phòng (Trang 55 - 62)

Bên cạnh những kết quả khả quan đạt đợc trong thời gian qua, tình hình sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của Công ty còn nhiều điểm hạn chế.

Chất lợng các sản phẩm xuất khẩu của công ty còn thấp, mẫu mã chủng loại cha phong phú. Mặt hàng xuất khẩu chính hiện nay của công ty chỉ

chủ yếu là giày thể thao, giày nữ, bóng đá, mút xốp. Các mặt hàng giày vải, giày da, dép nữ, thì rất ít và hầu nh… không có. Quy cách, phẩm chất các sản phẩm này của công ty hiện nay còn thấp, giá trị gia tăng không cao. Vấn đề

thiết kế, chế tạo mẫu mã sản phẩm của công ty còn yếu. Các sản phẩm giày dép của công ty hầu hết đợc làm theo mẫu thiết kế đính kèm theo đơn hàng. Đây là một bất lợi lớn cho sản phẩm giày dép của công ty, vì thị hiếu tiêu dùng mặt hàng này chuộng những sản phẩm đa dạng về chất lợng cũng nh kiểu dáng, mẫu mã và có thơng hiệu nổi tiếng. Sức cạnh tranh các mặt hàng giày dép của công ty còn thấp, đặc biệt là các sản phẩm giày vải cao cấp, giày da, Giày vải cao… cấp của công ty có rất ít đơn hàng do công ty với những đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành có thể mạnh ở mặt hàng này là Thợng Đình, Thuỵ Khê,… Còn mặt hàng giày da, giày thể thao cao cấp vẫn là điểm yếu của công ty da giày của Nhà nớc nói chung. Sản phẩm này thờng đợc đối tác nớc ngoài chọn các đơn vị liên doanh hay 100% vốn nớc ngoài để đặt hàng. Hiện nay các loại giày dép cao cấp nh giày dép da thời trang, giày thể thao cao cấp, là những… sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có nhu cầu càng ngày càng lớn trên thị trờng quốc tế. Tuy thế nhng công ty cũng nh nhiều doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam khác không đủ khả năng thực hiện ngay cả những đơn hàng cao cấp, có lợi nhuận cao khi đối tác nớc ngoài yêu cầu. Bên cạnh đó, một tồn tại trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty là công ty vẫn chỉ gia công cho những nhãn hiệu giày dép ít nổi tiếng trên thế giới. Những sản phẩm này chỉ chủ yếu tiêu thụ cho đối tợng khách hàng có mức sống thấp và trung bình ở các nớc phơng Tây, do đó lợi nhuận thu đợc không cao.

Thơng hiệu các sản phẩm của công ty cha đợc khách hàng biết đến nhiều. Hớng đầu t cho sản xuất giày dép của công ty thời gian qua là gia công

xuất khẩu sản phẩm cho nớc ngoài, thị trờng nội địa cha đợc quan tâm đúng mức. Mặt hàng giày dép chiếm u thế trên thị trờng Việt Nam hiện nay lại là giày dép Trung Quốc đợc nhập vào qua nhiều con đờng khác nhau. Không chỉ trên những thị trờng nớc ngoài của giày dép xuất khẩu Việt Nam chúng ta thua kém Trung Quốc mà ngay cả trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam lại để họ có thị phần lớn hơn. Nhãn hiệu giày dép của Công ty Da giày Hải Phòng hiện nay đã xuất hiện trên thị trờng nội địa là SHOLEGA nhng cha đợc nhiều

ngời tiêu dùng biết đến và dễ hiểu là các mặt hàng giày dép của công ty không có thơng hiệu của mình tại thị trờng ngoài nớc. Các sản phẩm của công ty đợc bán tại thị trờng trong nớc vẫn cha có khả năng cạnh tranh cao với các nhãn hiệu nh Vinagiày, Bitis,…

Hiệu quả hoạt động xuất khẩu gia công cho các đối tác Đài Loan và Nhật Bản của công ty trong thời gian qua cha cao. Gia công xuất khẩu là hoạt

động sản xuất kinh doanh chính của công ty trong thời gian qua. Bên cạnh đó hiệu quả gia công của công ty cha cao. Đây có thể coi nh là hạn chế lớn nhất trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Chính vì gia công xuất khẩu nên công ty không thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thơì cũng không đạt đợc những kết quả ổn định. Tất cả các yếu tố nh nguyên phụ liệu đầu vào, đơn hàng, mẫu mã chủng loại sản phẩm công ty đều nhận qua đối tác. Do đó tồn tại những bất ổn về kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng chủ yếu cũng nh giá trị xuất khẩu tại các thị trờng chính. Mặt khác, chi phí gia công thấp, kim ngạch xuất khẩu thực tế công ty thu lại không cao nên lợi ích kinh tế thực sự của công ty còn là một hạn chế không dễ giải quyết.

Tất cả những hạn chế nêu trên của công ty Da giày Hải Phòng đều có những nguyên nhân của nó, cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

* Những nguyên nhân chủ quan:

Bộ máy quản lý của công ty trong thời gian vừa qua có những thay đổi, các đồng chí phó giám đốc không đợc bổ sung kịp thời nên hệ thống quản lý khu vực Công ty không hoàn chỉnh. Mặt khác, bộ máy quản lý của công ty hiện nay còn khá cồng kềnh, năng lực cán bộ quản lý còn cha đồng đều. Công tác thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các xí nghiệp phải qua phòng xuất nhập khẩu của công ty, rồi sau đó lại qua một phó giám đốc phụ trách tình hình xuất nhập khẩu. Tất cả các bớc thực hiện đều khá rờm rà, không chủ động đợc công việc.

Tình hình nguồn vốn đầu t và vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp. Do đó công tác đầu t phát triển theo chiều sâu của công ty cha thật sự mạnh mẽ và đúng hớng. Việc đầu t còn mang tính chắp vá, nhất là trong việc đổi mới trang thiết bị sản xuất, nhà xởng. Các đơn vị sản xuất của công ty có mức tăng trởng sản xuất nhanh nhng quy mô sản xuất chỉ thuộc loại vừa và nhỏ hay chỉ là tận dụng lại nhà xởng, thiết bị sẵn có. Công ty hiện nay cha đủ điều kiện đầu t lớn vào công tác nghiên cứu và phát triển thị trờng, quảng bá, khuyếch trơng sản phẩm trong và ngoài nớc. Trong xu hớng ngày nay, ngời ta chú trọng đến đầu t con ngời, đầu t vào chất lợng kỹ thuật cho sản phẩm do đó đòi hỏi một đội ngũ nhân sự có trình độ, cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị máy móc đồng bộ và tiên tiến. Chính vì vậy với nguyên nhân này, công ty phải đối mặt với những hạn chế nh không chủ động về mẫu mã sản phẩm, thị trờng xuất khẩu, không có khả năng sản xuất những sản phẩm cao cấp, không tăng đợc sức cạnh tranh cho sản phẩm so với các doanh nghiệp trong nội bộ ngành. Một khi cha giải quyết dứt điểm nguyên nhân này thì công ty khó thoát khỏi hình thức gia công cho n- ớc ngoài và không có điều kiện mở rộng hình thức xuất khẩu trực tiếp.

Trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng nh cán bộ quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty còn nhiều hạn chế về năng lực trình độ cũng nh ngoại ngữ. Công ty hiện nay cũng có phòng thị trờng, có trung tâm thiết kế mẫu mã sản phẩm nhng hoạt động của những bộ phận chức năng này cha có hiệu quả.

Cũng do hoạt động gia công là chủ yếu với mức phí gia công còn thấp nên đời sống ngời lao động trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn. Điều này đã dẫn đến sự biến động và chuyển dịch lao động lớn của công ty trong thời gian qua dẫn đến những khó khăn và tốn kém trong việc tuyển dụng và đào tạo mời ngời lao động.

Công tác quảng cáo, khuyếch trơng cho các loại giày thể thao và dép đi trong nhà nhãn hiệu SHOLEGA tại thị trờng nội địa cha đợc công ty chú trọng. Đây là các mặt hàng cha có chất lợng cũng nh mẫu mã có thể cạnh tranh cao nên dẫn đến hạn chế về khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trờng nội địa.

* Những nguyên nhân khách quan:

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù ngành Da giày có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế nhng ngành vẫn cha đợc phát triển một cách đồng bộ và hoàn chỉnh. Ngành công nghiệp Da giày đã đợc hình thành còn các ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất da giày đều cha phát triển. Trong nớc chỉ sản xuất đợc một lợng da thuộc cho một số doanh nghiệp Nhà nớc nhng chất lợng còn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu. Chính phủ vẫn cha có chính sách cụ thể phát triển các ngành phụ trợ nên không có chính u đãi thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu và linh kiện giày nhập từ nớc ngoài. Ngay từ khâu yếu tố đầu vào đã không đợc tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp đồng thời chi phí đầu vào sản xuất sản phẩm tăng.

Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Chính vì vậy mà chúng ta còn nhiều điểm bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật, đặc biệt là những điểm liên quan đến xuất nhập khẩu. Ví dụ nh chúng ta không có nhiều những qui định về tiêu chuẩn chất lợng, kĩ thuật của sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu phù hợp với qui định của thế giới hay của nớc bạn hàng. Do đó gây ảnh hởng không tốt tới hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Một nguyên nhân khá quan trọng dẫn tới những nhợc điểm của ngành da giày hiện nay là phía Việt Nam không có những tổ chức, cán bộ có khả năng t vấn, đánh giá trình độ công nghệ mà các doanh nghiệp đợc chuyển giao hay mua từ nớc ngoài. Do đó chúng ta gặp phải bất lợi khi tham gia mua bán các dây chuyền thiết bị sản xuất, hoặc giá thành cao hơn trên thị trờng quốc tế, hoặc thiết bị không đồng bộ, hoặc đã lạc hậu.

Vấn đề hợp tác, liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp giày dép Việt Nam còn hạn chế. ở Việt Nam hiện nay có hơn 300 doanh nghiệp giày dép, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn quen với phơng thức làm ăn manh mún, đơn lẻ. Phơng thức kinh doanh này đã hạn chế sức cạnh tranh của giày dép

Việt Nam trên thị trờng nội địa và thị trờng quốc tế. Việt Nam hiện nay cha có một nhãn hiệu giày dép nào nổi tiếng tầm cỡ quốc gia, đợc biết đến trên thế giới.

Hàng giày dép Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với những sản phẩm cùng loại của các nớc trong khu vực cũng nh của Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu của ta đều ở vị thế thấp hơn và cha đợc các bạn hàng nớc ngoài biết đến.

việc xúc tiến thơng mại hàng giày dép, cũng nh cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu sản phẩm, đặc điểm tiêu thụ của thị trờng nớc ngoài. Do đó cha giúp đợc các doanh nghiệp khâu tiếp xúc đợc các kênh phân phối của thị trờng tiêu thụ.

Trên đây là một số nguyên nhân khách quan từ nhiều phía đã ảnh hởng không tốt tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân bắt nguồn từ chính công ty cũng cần phải nói tới.

Nói chung trong thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Công ty Da giày Hải Phòng đã gặp nhiều thuận lợi cũng nh không ít những khó khăn. Đây là những vấn đề cần phải đợc khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lợng hoạt động của công ty một cách bền vững.

Chơng 3

Phơng hớng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty Da giày Hải Phòng

trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty da giày Hải Phòng (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w