Thời gian đầu TTGDCK chỉ thực hiện 03 phiên/ tuần, từ tháng 3/2002 đã nâng lên 05 phiên/tuần. Từ ngày 20/5/2003 TTGDCK đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng từ 01 lên 02 đợt khớp lệnh trong mỗi phiên giao dịch, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: Tăng từ một đợt khớp lệnh lên 2 đợt trong một phiên giao dịch, áp dụng lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), chia nhỏ lô giao dịch cổ phiếu từ 100CP xuống còn 10 CP, giảm tỷ lệ ký quỹ tiền mua chứng khoán từ 100% xuống 70%; tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không giới hạn đối với trái phiếu; thay đổi phương thức giao dịch trái phiếu, theo đó trái phiếu chỉ được giao dịch theo phương thức thoả thuận, không quy định khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá và nhiều chính sách giải pháp khác.
Vào giữa năm 2007, Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM chính thức được chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, đồng thời SGDCK đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Trung tâm giao dịch chứng
- 27 -
khoán Hà Nội cũng thay đổi thời gian giao dịch để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian và cơ hội để đầu tư, tạo cơ sở cho thị trường phát triển một cách hiệu quả.
2.2.6 Tốc độ tăng trưởng của thị trường
Hình 7: Biểu đồ tăng trưởng VN – Index giai đoạn (7/2000 – 4/2008)
Chỉ số VN-Index đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VNIndex ở mức 100 điểm thì sau hơn một năm hoạt động giữa năm 2001 chỉ số VNIndex tăng lên mức 571 điểm - một sự phát triển nhanh chóng dẫn đến mất cân bằng trong cung cầu – nhu cầu của các nhà đầu tư gia tăng nhưng nguồn cung cổ phiếu thì khan hiếm chỉ với 10 công ty niêm yết, giá chứng khoán tăng kịch trần nhiều phiên liên tiếp trước khi sụt giảm kỉ lục xuống mức 203 điểm ngày 12/10/2001.
Thời gian sau đó, VNIndex liên tục giảm mạnh, các nhà đầu tư vẫn dè dặt khi đặt mua cổ phiếu, thị trường trong một trạng thái u ám, sàn giao dịch gần như không mấy ai đến giao dịch, thậm chí nhiều người không biết ở ta có thị trường chứng khoán. Đến cuối năm 2004 thị trường mới có dần phục hồi và đi lên.
Trong năm 2005 thị trường hoạt động sôi nổi hơn, chỉ số VNIndex tăng 30% lên 307.5 điểm. Đặc biệt là TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động (8/3/2005 ), đánh dấu một bước phát triển của thị trường chứng khoán. Các công ty niêm yết trên thị trường gia tăng một cách đáng kể do họ nhận thấy được lợi ích của mình và số lượng nhà đầu tư cũng gia tăng không ngừng.
Từ đầu năm 2006, hành lang pháp lý của UBCK Việt Nam được sửa đổi hợp lý và năng động hơn, người dân được tiếp cận với thông tin về chứng khoán. Năm 2006 được gọi là năm “ thăng hoa và bất ổn”. Sự thăng hoa của thị trường chứng khoán thể hiện ở sự
trong hơn 3 tháng cuối năm 2006 và đầu 2007, với việc chỉ số giá chứng khoán tăng từ 500 điểm lên trên 1.000 điểm tăng hơn 10 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên, xem xét thị trường chứng khoán trong quí I/2008, được đánh giá là thời kỳ điểm khó khăn đối với thị trường chứng khoán nước ta. Các cổ phiếu trên 2 sàn HOSE và HASTC hầu hết xuống giá từ 40% – 50% trong quý I. Chỉ số VN Index lao dốc lần lượt xuyên thủng các giới hạn được cho là an toàn như: 700, 600 và 500 là đáy xuống thấp nhất kể từ năm 2006, khiến cho nhiều nhà đầu tư rút khỏi thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này do chịu tác động của tình trạng lạm phát, tâm lý bi quan của nhà đầu tư và các chính sách thiết chặt tiền tệ của nhà nước.
Tổng kết: TTCK Việt Namđã đi được chặng đường hơn 07 năm, vẫn đang trên con đường thử nghiệm và hoàn thiện dần. Hiện quy mô thị trường phát triển nhanh, gia tăng đáng kể về công ty niêm yết, hàng hóa, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng như các tổ chức tín dụng nhưng vẫn chưa xứng tầm với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia, các tổ chức tín dụng vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Quy chế quản lý cũng như tổ chức vận hành thị trường được nhà nước rất mực quan tâm thông qua việc không ngừng hoàn thiện luật chứng khoán góp phần nâng cao tính minh bạch cho TTCK Việt Namnhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Thị trường sau 7 năm hoạt động, với nhiều thăng trầm và vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các nhà đầu tư, họ gần như không có bất kỳ một công cụ nào để phòng ngừa những biến động bất thường và khó dự báo trên thị trường. Họ chới với, mong muốn có một cái gì đó để tự bảo vệ mình nhưng vô ích. Hậu quả là việc mất niềm tin từ nhà đầu tư, rất nhiều nhà đầu tư đã từ bỏ TTCK, họ ghét và coi TTCK như một cái bẫy. Một câu hỏi đặt ra là: “Song song với việc nâng cao chất lượng mọi mặt cho các thành phần tham gia thị trường thì việc gia tăng triển khai ứng dụng các công cụ khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các công cụ phòng ngừa rủi ro như triển khai nghiệp vụ bán khống, quyền chọn…vào thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời điểm này là thích hợp hay chưa.”