Để tránh bị người bán khống – nhà đầu tư chuyên nghiệp dẫn dắt, điều khiển thì nhà đầu tư phải thoát khỏi tâm lý đầu tư theo bày đàn. Muốn thế, nhà đầu tư phải được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu.
Mời các chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy về chứng khoán và bán khống. Tổ chức các câu lạc bộ đầu tư để nhà đầu tư có thể giao lưu- học hỏi.
Trình bày, phân tích thông tin về chứng khoán nói chung và bán khống nói riêng trên tivi vào “giờ vàng” để nhà đầu tư luôn cập nhất những thông tin mới nhất để từ đó có cái nhìn hợp lý về thị trường.
Tuyên truyền giới thiệu về chứng khoán, bán khống qua kênh internet, thành lập website.
3.3.3 Khuyến khích thành lập các công ty phân tích CK và TTCK chuyên nghiệp:
Các công ty này không chỉ đảm nhiệm vai trò phân tích doanh nghiệp mà còn phải đảm nhiệm một vai trò khác khó khăn hơn nhiều, đó là phân tích chứng khoán và phân
- 47 -
tích TTCK. Đây là một loại hình dịch vụ được nhiều quốc qia trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Các nhà đầu tư thay vì phải tự phân tích các báo cáo tài chính và tình hình thị trường thì họ sẽ tìm đến các công ty này. Do tính chuyên môn hóa các công ty này sẽ phân tích chứng khoán hiệu quả với chi phí thấp hơn. Đồng thời, các nhà đầu tư, các tổ chức sẽ bớt thời gian và chi phí để phân tích, dự báo chứng khoán bán khống. Ngoài ra, các nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn của các công ty chuyên nghiệp này để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 7 năm hoạt động đã có những thành tựu đáng kể nhất là bước nhảy vọt vào năm 2007. Thị trường chứng khoán cũng ngày càng thể hiện rõ nét vai trò chức năng thu hút nguồn vốn cho nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư và công cụ quản lý vĩ mô củanhà nước. Nhà đầu tư, chính trị, báo giới nước ngoài trong đó có Mỹ đã bắt đầu chú ý và có những nhận định khách quan tin tưởng vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Viết Nam.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như các thị trường mới nổi khác đều phát triển không ổn định. Do đó, đòi hỏi thị trường phải được cung cấp những công cụ mới để phòng ngừa rủi ro cũng như đa dạng hóa sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Một trong những công cụ hữu ích là bán khống. Không chỉ có thể thực hiện đơn lẻ, bán khống còn có thể kết hợp với các công cụ khác làm tăng thêm khả năng phòng ngừa rủi ro, kích thích các nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, bán khống là một nghiệp vụ rủi ro và cao cấp cho nên thị trường chưng khoán phải có nền tàng cơ sở vững chắc mới có thể thực hiện được nghiệp vụ này. Song song, nhà đầu tư phải có kiện thức, có tầm hiểu biết, trình độ cũng như tiềm lực kinh tế.
Bất kì điều gì cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những đóng góp cho thị trường chứng khoán, bán khống cũng reo rắc những rủi ro nguy hiểm. Nhưng mà không phải nghiệp vụ nào rủi ro và khó quản lý thì sẽ nghiêm cấm, bởi lẽ như thế sẽ làm cho thị trường mất đi tính tự do, sức hút đối với nhà đầu tư. Do đó, bán khống nên được thực hiện để góp phần đảm nhiệm vai trò làm cho thi trường ngày càng ổn định, thanh khoản và phát triển.
- 69 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS.Bùi Kim Yến, 2006, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Lao động xã hội [2] AIMA Canada, 01-2007, An Overview of Short Stock Selling
[3] Anchada Charoenrook and Hazem Daouk, January 2005, A Study of Market-Wide
Short Selling Restrictions
[4] Anchada Charoenrook and Hazem Daouk, 08-2005, Market-Wide Short-Selling
Restrictions.
[5]
Arturo Bris, Yale School of Management ; William N. Goetzmann, Yale School of Management;Ning Zhu, University of California, Davis; December 9, 2003; Short sale in global perspective
[6] Australian Securities Exchange, 28 March 2008, Short Selling, ASX Limited ABN 98 008 624 691
[7] Báo cáo bán khống từ năm 1999, 2000, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 tại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông
[8]
Chủ nhiệm đề tài, 2004, Nguyễn Mạnh Tuấn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở
“Nghiên cứu những điều kiện cần thiết đế ứng dụng công nghệ internet vào giao dỊch
chứng khoán ở Việt Nam” , Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
[9] CTCP Chứng khoán Kim Long, 01-2008, Tổng kết năm 2007, Chứng khoán một năm
nhìn lại.
[10] D’Avolio, Gene, 2002, The Market for Borrowing Stock, Journal of Financial Economics
[11] James Clunie & Tongshan Ying, 2006, Developing short-selling on the mainland,
Chinese equity markets, University of Edinburgh
[12] Jones, Charles and Owen Lamont, 2002, Short Sale Constraints and Stock Returns, Journal of Financial Economics
[13] Jap Efendi, August 2004, Can Short Sellers Predict Accounting Restatements and
Foresee Their Severity? ,60-66
[14] Jinghan Cai and Le Xia, 12- 2006, Liquidity, Information Asymmetry and Short Sales
Constraints:Evidence from the Hong Kong Stock Market
[15] LaurenCohen, KarlB.Diether, ChristopherJ.Malloy, June4 2005, Supply and Demand
Shift in the Shorting Market
[16] Lucy Ackertand & George Athanassakos, 2004, SHORT SALES:Bearish or Bullish, Canada Investment Review
[17]
Michael McKenzie & Ólan T. Henry, September 2007,The Determinants of Short Selling in the Hong Kong Equities Market, Department of Economics ,The University of Melbourne ; Melbourne, Victoria 3010, Australia.
[18] Mark Chamberlain and Jay Jordon, Strategists, , 2007, An Introduction to Exchange
[19] Pengjie Gao, Jia Hao, and Tongshu Ma/ 2005-2007/ Does Removing the Short-sale
Constraint Improve Liquidity?Evidence from Hong Kong, www.ssrn.com
[20] Gordon J. Alexanderand & Mark A. Peterson, 1999, Short Selling on the New York
Stock Exchange and the Effects of the Uptick Rule
[21] The Frank J.Fabozzi, 2004, Short selling strategies, risks, and rewards, Willey France
[22] YangBai, EricC.ChangandJiangWang , January 28 2006, Asset Prices Under Short-Sale
Constraints
[23] Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM http://www.vse.org.vn
[24] Ủy ban chứng khoán Nhà nước http://www.ssc.gov.vn
[25] Báo Tuổi trẻ www.tuoitre.com.vn
[26] http://dautuchungkhoan.com
[27] Thời báo kính tế Việt Nam http://vneconomy.vn/
[28] Trung tâm lưu kí chứng khoán Việt Nam http://www.vsd.vn
[29] Www.asx.com.au
[30] www.hkex.com.hk
[31] Www.ssrn.com
[32] www.vietbao.com
- 71 -
Phụ lục 1 :
VÍ DỤ VỀ BÁN KHỐNG
Một danh mục có giá trị thuần là $100 triệu, và bán khống chứng khoán công ty XYZ, chiếm 2% giá trị danh mục. Nhà quản lý bán 200,000 cổ phiếu XYZ với $10/cp và sau đó mua lại với giá $7.5/cp để đóng lại vị thế bán khống. Tỉ suất sinh lợi dựa trên số tiền bán chứng khoán nhưng phải để lại làm đảm bảo là 1.5% . Chi phí mượn chứng khoán là 0.25%. Cổ tức chi trả là 1%. Tài khoản đảm bảo mở margin là 130% và chi phí margin là 2.5%. Bảng a: Xác định tổng lợi nhuận Chi phí ban đầu Tiền mua lai chứng khoán Tiền lời ($) Ghi chú Bán khống XYZ Co. $2,000,000 $1,500,000 $500,000 200,000cp x $10/cp ; và 200,000cp x $7.5/cp Lợi nhuận từ tài
sản cầm cố $30,000 1.5%x $2,000,000
Chi phí mượn
chứng khoán ($5,000) 0.25% x $2,000,000
Cổ tức phải trả ($20,000) XYZ chi trả cổ tức 1%
Chi phí của tài
khoản margin ($15,000) ($2,000,000) x 130%= ($2,600,000) + $2,000,000 =($600,000) x 2.5% Tổng lợi nhuận $490,000 Tỷ suất sinh lơi(%) 24.50% $490,000/$2,000,000 x 100 =24.5%
Bảng b:Tổng kết chi tiết về quá trình giao dịch
Giá trị
Giá trị thuần của danh mục $100,000,000
Tỉ trọng ck bán khống trong danh mục 2%
Vốn ban đầu để giao dịch $2,000,000
Tỷ suất sinh lợi dựa trên giao dịch 24.50%
Phụ lục 2:
LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG
1.1 Lịch sử ra đời của Bán Khống ở Châu Âu.
Mặc dù, đầu tiên bán khống dường như trông khác thường và khá phức tạp bởi vì đầu tiên là bán và sau đó là mua lại để có được lợi nhuận. Nhưng nó đã được thực hiện sớm từ đầu những năm 1600 ở thị trường CK Amsterdam. Hà lan không phát minh ra thể chế và thông lệ của chủ nghĩa tư bản tài chính chẳng hạn như: cách thức thực hiện các nghiệp vụ tài chính như hệ thống ghi chép kế toán, ngân hàng, trái phiếu chuyển đổi, và các thị trường CK.
Tuy nhiên họ tạo nên các công cụ tài chính chẳng hạn như: margin loans, hợp đồng futures, options, cũng như là bán khống. Trong khi một vài trong số công cụ giao dịch này được sử dụng trong thế kỷ trước cho hàng hóa chẳng hạn như gạo, gia vị, dầu, tơ Ý. Nó không còn là như vậy nữa cho đến thời đại này, khi mà các công cụ này trở nên rất có giá trị cho giao dịch cổ phiếu của các công ty chẳng hạn như East India Company.
Vào năm 1609, Issac Le Maire, thành viên sáng lập của công ty Dutch East India, sắp đặt “cuộc đầu cơ giá xuống” đầu tiên chống lại công ty ông ta sáng lập. Le Maire tin vào thông tin ông ta nhận được tư người thủ quỹ của công ty, nên ông ta đã bán rất nhiều cổ phiểu của công ty này khiến cho một sự mất cân bằng giữa cung và cầu dẫn đến giá cổ phiếu rớt xuống. Hơn nữa, ông ta còn lan truyền tin đồn khủng khiếp này ra để khiêu khích thị trường. Mặc dù cuộc tấn công của Le maire thất bại, nhưng cuộc tấn công là nguyên nhân công ty Dutch East India phản ánh lại với chính phủ, tìm kiếm sự bảo vệ khỏi những người bán khống. công ty cho rằng sự tấn công này là nguyên nhân gây thiệt hại đến những cổ đông vô tội, trong số họ người ta sẽ tìm thấy nhiều quả phụ và trẻ mồ côi. Đó là lần đầu tiên nhưng chưa phải là lần cuối cùng, những người bị thiệt hại nặng được gọi ra tòa để lần lượt đưa ra ý kiến chống lại người bán khống. Sau đó, năm 1610, Hà lan cấm tất cả người BK.
Trong thế kỷ này, khi mà TTCK được thành lập ở Pháp và Anh, những ý kiến chống đối hướng đến người BK tiếp tục được truyền rộng ra những thị trường mới.
Ở Pháp năm 1719, lịch sử ghi chép lại cú lừa đầu tiên ở công ty Mississippi, với sự kiểm soát giữa những công ty thành viên khác nhau: French Louisiana, French East India and China, độc quyền về sản xuất thuốc lá và bạc hà. Sự thổi phồng và đầu cơ trong công ty thúc đẩy giá Cổ phiếu từ 500 livres (đồng tiền Pháp cũ) lên trên 20.000 đến cuối năm
- 69 -
1719 và cuối cùng rớt xuống lại dưới 500 livres. Theo sau sự sụp đổ, những người bán khống đã kiếm được lợi nhuận sự đi xuống giá của Cổ phiếu Mississippi bị phát hiện và BK sau đó đã bị cấm. Tất nhiên mọi người thì vẫn đỗ lỗi cho những người BK, những người kiếm được lợi nhuận từ bất hạnh của những người khác. Những người BK được miêu tả sinh động như đặc điểm quỷ hút máu ma cà rồng) rằng họ luôn hy vọng cho có thảm họa.
Cùng thời điểm, ở Anh, đã chú ý đến sự gia tăng đột ngột và sụp đổ của công ty south sea. Một năm sau, quốc hội Anh bỏ phiếu để ngăn chặn việc thực hiện đầu cơ bằng việc cấm sử dụng future, option, và bán khống cổ phiếu. Mặc dù đạo luật ngăn cấm vẫn còn hiệu lực cho đến năm 1860, thì các broker vẫn tiếp tục tiến hành bán khống, suốt thời gian đó họ bị gò ép bởi một điều lệ hình thức của tư cách đạo đức hơn là sự thừa nhận của pháp luật.
Ác cảm của người Pháp hướng đến bán khống tiếp tục suốt nhiều thế kỷ. Napoleon cho rằng bán khống như một sự không yêu nước, và năm 1802, ông ban hành một đạo luật đối với người bán khống là bị hình phạt trên 1 năm tù. Ông đánh giá bán khống như một hành động của tội phản quốc bởi vì nó làm cho việc cung cấp tiền cho cuộc chiến của ông ta khó khăn hơn khi thị trường bị lung lay. Sau George Soros và những nhà đầu cơ khác bán khống đồng bảng Anh và làm nó mất giá năm 1992, bộ trưởng tài chính Pháp, Micheal Sapin, chỉ trích rằng “trong suốt cuộc cách mạng nhiều người được biết đến như nhà đầu cơ thị trờng chứng khoán và họ phải bị chém đầu”.
1.2 Lịch sử hoạt động bán khống ở thị trường chứng khoán Hoa Kỳ
Ở thị trường vốn của Mỹ cũng giống như thị trường Châu Âu, hoạt động bán khống bị cấm từ rất sớm. Năm 1812, cơ quan lập pháp New York cấm hoạt động bán khống. Vào những thập niên 50 của thế kỷ 19, lệnh cấm này đã được gỡ bỏ, hoạt động này đã được thực hiện lan rộng bởi các nhà đầu cơ. Mặc dù nền kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng vào cuối của thế kỷ 19, thị trường chứng khoán vẫn ở qui mô nhỏ và dễ dàng thực hiện đầu cơ, thao túng thị trường. Các nhà đầu cơ đã lợi dụng hoạt động bán khống quá nhiều và tung những tin đồn xấu tạo nên sự lo sợ cho các nhà đầu tư khác khiến cho giá chứng khoán giảm. Một ví dụ cụ thể là John Gates, chủ tịch của American Steel and Wire Company, đã bán khống công ty của ông ta sau khi đã thông báo rằng việc kinh doanh của công ty yếu kém và buộc phải đóng cửa nhiều nhà máy và cho công nhân nghỉ việc. Những tin tức đó đã làm cho giá cổ phiếu công ty giảm từ 60$ xuống còn 30$ một cổ phiếu. Sau đó, ông ta mua lại chứng khoán với gián 30$ để cân bằng vị thế
thông báo rằng hoạt động kinh doanh của công ty đã được cải thiện và các nhà máy đã được hoạt động trở lại, công nhân được thuê làm việc lại. Như vậy rõ ràng là thị trường chứng khoán Mỹ lúc bấy giờ thiếu sự quản lý, qui định của pháp luật để kiểm soát hoạt động bán khống.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này, những người bán khống cũng có thể trở thành nạn
nhân của chính những gì mình đã làm. Ví dụ : Daniel Drew (thành viên hội đồng quản trị của Erie Railroad, một trong những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực đường sắt thời bấy giờ) muốn thao túng thổi phồng giá một cổ phiếu lên. Những người bán khống thì mong chứng khoán giảm giá để có cơ hội kiếm lời. Nhưng tiếc cho họ là Drew đã điều khiển giá hầu hết các cổ phiếu, muốn tiếp tục đưa giá chứng khoán lên cao. Khi những người bán khống nhanh chóng đóng vị thế của mình để giảm lỗ, hành động đó của họ chỉ làm cho giá chứng khoán ngày càng tăng và làm cho khoản lỗ của họ ngày càng xấu hơn. Điều cốt lõi là những người bán khống phải buộc mua lại chứng khoán với giá cao bị đẩy lên cao. Những thất bại trong vị thế trên được những người bán khống biết đến như là “short squeeze”. Daniel Drew đã nói rằng “Anh bán một thứ gì không phải của mình thì anh phải mua lại thứ đó hoặc vào nhà tù”.
Thế kỷ 20, sự gia tăng về qui mô thị trường và luật pháp được ban hành chặt chẽ
hơn, gây khó khăn cho việc làm lũng đoạn, thao túng giá cổ phiếu. Mặc dù, hầu hết các
nhà đầu tư vẫn hành động dựa trên tin đồn bởi vì thông tin đến được các nhà đầu tư còn hạn chế và yếu kém. Thời kỳ này, đã đánh dấu sự ra đời của các nhà đầu tư có kinh nghiệm về thị trường và phân tích kỹ thuật. Ví dụ: Bernard Baruch đã bán Amalgamated Cooper Company vào năm 1901 khi công ty đang theo đuổi nắm giữ vị thế độc quyền thị trường đồ đồng, đang chạy đua cạnh tranh và giá cổ phiếu của công ty đang tăng cao. Tuy nhiên, Barush tin rằng giá cổ phiếu cao hơn sẽ làm cho cầu thấp hơn và sự nổ lực của công ty làm lủng đoạn thị trường sẽ không thành công. Ông ta đã đúng và đã kiếm được 700.000$ từ giao dịch bán cổ phiếu công ty. Trong lúc đó, Jesse Livermore đã có kinh nghiệm 14 năm trong nghề tại Paine Webber vào năm 1901, ghi chép giá chứng khoán lên