Điều kiện về hàng hoá trên TTCK

Một phần của tài liệu Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42 - 43)

Bán khống là hình thức giao dịch rất rủi ro. Vì thế, trên thế giới những chứng khoán đươc phép thực hiện bán khống đa phần đều có tính thanh khoản và khả năng vốn hoá cao. Bởi lẽ, những công ty có tính thanh khoản là những công ty có sức hút lớn đối với thị trường, khi có cung bán sẽ có cầu mua ngay lập tức.Đồng thời, với khả năng vốn hóa cao công ty sẽ đảm bảo nguồn mua vào khi đóng vị thế bán khống. Điều này giúp bán khống thực hiện dễ dàng và an toàn hơn.

Mặc dù tăng nhanh qua các năm nhưng mức vốn hóa thị trường của các công ty được niêm yết trên sàn của Việt Nam chưa đủ lớn để đáp ứng điều kiện về bán khống. Ở các nước khác, ví dụ như trên trung tâm giao dịch của Úc (ASX), để được phép bán khống, các công ty phải có mức vốn hóa không được dưới 100 triệu $. Còn trên trung tâm giao dịch Hong Kong (HKSx) quy định tất cả chứng khoán phải có mức vốn hóa thị trường không thấp hơn 1tỷ HK$. Trong khi đó, ở Việt Nam, đa phần các công ty có mức vốn hóa không cao.

Bảng 7: 20 công ty có mức vốn hóa cao nhất theo đánh giá của ATP

TT Mã CK Top 20 vốn hoá lớn nhất

(tính theo giá ngày 5/3/08) TT Mã CK

Top 20 vốn hoá lớn nhất (tính theo giá ngày 5/3/08)

1 STB 19,708,246,773,100 11 SSI 9,179,990,437,500 2 DPM 18,810,000,000,000 12 SJS 5,680,000,000,000 3 VNM 17,878,118,340,000 13 KDC 4,535,776,350,000 4 PPC 13,237,064,500,000 14 REE 4,294,529,100,000 5 VPL 12,100,000,000,000 15 ANV 4,191,000,000,000 6 PVD 11,454,531,920,000 16 VSH 3,837,500,000,000 7 FPT 11,211,733,998,000 17 GMD 3,519,247,905,000 8 ITA 10,350,000,000,000 18 SGT 3,262,500,000,000 9 VIC 10,200,000,000,000 19 SAM 2,943,000,000,000 10 HPG 9,306,000,000,000 20 DHG 2,920,000,000,000

- 33 -

Có thể nhận thấy trong 20 công ty có mức vốn hóa cao nhất tại thị trường TPHCM thì 5 công ty dưới 5000 tỉ, 9 công ty trên 10.000 tỉ, chỉ có 3 công ty có mức vốn hóa thị trường trên 16.000 tỉ.

Tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường Việt Nam cũng khá thấp. Tính thanh khoản kém biểu hiện cung cầu không cân đối. Dấu hiệu này thể hiện rõ nét vào năm 2007, nhà nhà đổ sô đi mua chứng khoán trong khi lượng cung ít ỏi không đủ đáp ứng khiến thị trường tăng trưởng bong bóng và hiện nay khi nhà đầu tư thờ ơ với thị trường thì cầu thưa thớt trong khi lượng cung lại tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cản trở cung cầu như: năng lực nhập lệnh của các CTCK; Trung tâm Lưu ký bị quá tải dẫn đến lưu ký chậm, khó giao dịch khi cần thiết; yếu tố “room” cho nhà đầu tư nước ngoài cũng hạn chế giữa cung trong nước và cầu nước ngoài; thị trường thiếu tính công khai, minh bạch cũng cản trở cho việc mua bán...”. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, việc thị trường chưa có nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa, thị trường chính thức chưa triển khai các công cụ phái sinh và biên độ giao động bị giới hạn như hiện nay cũng khiến cho tính thanh khoản giảm đi khi thị trường có sự điều chỉnh giảm.

Sau khi áp dụng biện pháp giảm biên độ giao dịch xuống 1% và sau đó đã nới lỏng lên 2% tai sàn TPHCM, tính thanh khoản của chứng khoán càng thấp. Nhà đầu tư đặt lệnh bán ra nhiều ồ ạt nhưng lệnh mua hạn chế đã làm cho tính thanh khoản ngày càng mất đi. Một giá trị của thị trường tập trung là tạo nên tính thanh khoản cao, hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch và chủ động trước các quyết định. Nhưng nay, cột dư mua trống ngay từ đầu phiên, chủ động bán giá sàn nhưng vẫn khó thành công, không thể cắt lỗ. Đây là điểm lo sợ nhất đối với nhà đầu tư, bởi nắm hàng trong tay, thấy lỗ qua từng ngày và khả năng thanh khoản ngày một thu hẹp. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lí của nhà đầu tư thúc đẩy họ bán cổ phiếu đang nắm giữ, do đó càng làm giảm tính thanh khoản của thị trường.

Một phần của tài liệu Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 42 - 43)