Điều kiện về ngân hàng lưu kí và công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 45)

Nghiệp vụ bán khống là quá trình bán chứng khoán từ vay mượn, vì thế phải có các tổ chức chuyên cho mượn chứng khoán và các tổ chức đó không ai khác là các ngân hàng lưu ký, các công ty chứng khoán chuyên cung cấp các dịch vụ chứng khoán.

Việt Nam hiện nay có 96 thành viên lưu kí; trong đó, 8 ngân hàng lưu kí (Bảng 8) và 87 công ty chứng khoán.

Bảng 8: 8 ngân hàng được phép hoạt động lưu kí chứng khoán tại Việt Nam

STT Tên ngân hàng

1 Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 2 Ngân hàng Standard Chartered - Chi nhánh Hà Nội

3 Ngân hàng Deutsche Bank AG- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 4 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

5 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

6 Ngân hàng Citibank N.A, chi nhánh Hà Nội

7 Ngân Hàng Far East National Bank – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 8 Ngân Hàng JPMorgan Chase N.A – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: UBCK Nhà nước)

Nhận thấy, ngoài hai ngân hàng của Việt Nam, 6 ngân hàng còn lại đều là chi nhánh của những ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn, trình độ chuyên môn và tiềm lực kinh tế cao.

Trong số 87 công ty chứng khoán có 48 công ty có số vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, nhưng chỉ có 16 công ty có số vốn điều lệ trên 300 tỉ đồng và duy nhất 1 công ty có số vốn điều lệ hơn 1000 tỉ đồng (Bảng 9)

Bảng 9: 16 công ty CK có vốn điều lệ cao nhất trên TTCK Việt Nam hiện nay

STT Tên công ty Vốn điều lệ

1 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín 1,100,000,000,000 2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 800,000,000,000 3 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu 500,000,000,000 4 Công ty TNHH Một thành viên Ck Ngân hàng Đông Á 500,000,000,000 5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt 430,000,000,000 6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 400,000,000,000 7 Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt 360,000,000,000 8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Công 360,000,000,000 9 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội 350,000,000,000 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 330,000,000,000 11 Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long 315,000,000,000

(Nguồn:UBCK Nhà nước)

Ngoài chức năng lưu kí chứng khoán, công ty chứng khoán có chức năng quan trọng khác là môi giới chứng khoán. Trên thị trường niêm yết, các giao dịch hầu hết đều thực hiện thông qua công ty môi giới chứng khoán. Bán khống cũng như các loại giao dịch

- 35 -

khác, nhà đầu tư cũng phải thực hiện bán khống thông qua công ty môi giới chứng khoán. Do tính chất rủi ro của nghiệp vụ nên ở những nước cho phép bán khống yêu cầu về các tổ chức này khá cao. Ví dụ ở Trung Quốc, để có thể thực hiện bán khống, những công ty môi giới chứng khoán phải có kinh nghiệm hoạt động trên sàn ít nhất 3 năm, có hệ thống quản lý rủi ro đạt chuẩn và có vốn tối thiểu là 150 triệu USD mới được phép cung cấp dịch vụ này.

Trong khi đó, ở thị trường Việt Nam, các công ty chứng khoán đa phần đều có vốn nhỏ và mới thành lập, hệ thống quản lý, điều hành sơ sài, năng lực của các nhà quản lý chưa cao. Vì thế, để có thể thực hiện bán khống yêu cầu về khả năng hoạt động, về quy mô, năng lực quản lý, hệ thống vận hành của các công ty chứng khoán Việt Nam là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng.

Một phần của tài liệu Bán khống chứng khoán và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 45)