Hoạt động đầu cơ trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học bóng bóng tài sản (Trang 28 - 30)

Xuất phát từ một môi trường tín dụng dễ dàng và nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong nhiều năm liên tiếp đã dẫn đến sự xuất hiện của các hoạt động đầu cơ trong nền kinh tế Việt Nam. Rõ nét nhất chính là hiện tượng đầu cơ trên thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường hàng hoá như gạo, sắt thép, phân bón.

Chỉ trong khoảng thời gian một năm từ năm 2006 đến năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đạt đến đỉnh cao vào tháng 3/2007 tại mức 1,170 điểm. Sự tăng trưởng này đến từ nhiều nguyên nhân nhưng có một phần không nhỏ đến

từ các hoạt động đầu cơ góp phần thổi bùng bong bóng chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2007, bong bóng bắt đầu có dầu hiệu chựng lại và chính thức bắt đầu bước vào chu kì suy thoái của mình vào tháng 10/2007, kể từ thời điểm đó đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất hơn 60% giá trịđánh dấu sự bùng nổ của một bong bóng

tài sản quan trọng trong nền kinh tế.

Bong bóng tài sản thứ hai chính thức bùng nổ trong nền kinh tế đó chính là bất động sản. Dấu

hiệu ấm, nóng, sốt đã xuất hiện từ cuối quý I/2007, nhưng mới chỉ là cục bộ (cục bộ nói ở đây là giá đất tăng ở một số loại, như chung cư cao cấp, đất để xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê, siêu thị,...) và sốt trong thời gian ngắn, sau đó đứng hoặc giảm. Tình hình này đã lặp đi,

lặp lại một vài lần, nhưng đã thực sự sốt từ cuối năm 2007, đặc biệt là những ngày đầu của năm

2008. Lần này, giá bất động sản tăng chỉ trong thời gian ngắn đã lên đến mấy chục phần trăm.

Thế nhưng cơn sốt trên thị trường bất động sản do giới đầu cơ gây ra đã không tồn tại được lâu

khi bong bóng thị trường chứng khoán sụp đổ thì bất động sản cũng tiếp bướctheo người anh

giá trị ngang ngửa với thị trường chứng khoán. Chính các hoạt động đầu cơ đã làm cho bong bóng thị trường bất động sản nhanh chóng xuất hiện rồi tàn lụi như hiện nay.

Và cuối cùng chính là hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá hiện nay đang gây nên những

xáo trộn vô cùng to lớn trong nền kinh tế như việc đầu cơ gạo, sắt thép, phân bón, xi măng. Từ

những hiện tượng đầu cơ trên trong nền kinh tế có thể thấy: trong lúc nền kinh tế đất nước đang gặp khó khăn vì lạm phát, NHNN tiến hành thắt chặt tiền tệ - một biện pháp khả thi nhưng không thể là đòn quyết định chống lạm phát, cùng vớiđó quyết định giữ trần lãi suất

tiền gửi ngân hàng, lãi suất không còn sức hấp dẫn người gửi, thì hiện tượng gom tiền mua trữ

vật tư nguyên liệu từ hàng nội địa tới hàng nhập khẩu đã xảy ra. Đây là một hiện tượng rất

nguy hiểm, nó không chỉ góp phần làm lạm phát càng thêm khốc liệt, mà còn khiến nền kinh tế

trở nên khó kiểm soát, dẫn tới những rủi ro không thể lường trước.

Đầu cơ! Không thể gọi hiện tượng bất thường này bằng từ ngữ gì khác. Nếu chúng ta bất lực trước hiện tượng đầu cơ này, thì không những người tiêu thụ, trong đó thành phần đặc biệt

nhạy cảm với rủi ro là nông dân, phải chịu những thiệt hại ghê gớm, mà nhìn rộng ra, cả nền

kinh tế sẽ phải gánh chịu hậu quả. Bởi vì, đầu cơ không bao giờ và ở đâu là hiện tượng bình

thường của nền kinh tế, và nó luôn báo hiệu những bất ổn, thậm chí những nguy cơ của một

nền kinh tế. Không đơn giản chỉ chống đầu cơ bằng những biện pháp hành chính, dù những

biện pháp này là cực kỳ cần thiết và phải làm ngay, làm quyết liệt. Phải rà soát lại tất cả những

doanh nghiệp đã và đang âm thầm tham gia vào trò đầu cơ ở cấp độ quốc gia này, chắc chắn trong đó có không ít những doanh nghiệp, thậm chí những tập đoàn kinh tế quốc doanh. Vì ham lợi nhuận dễ dàng, vì quyền lợi của cá nhân hay nhóm hay tập thể nhỏ của mình, họ sẵn

sàng thực hiện hành động bị pháp luật cấm là đầu cơ tích trữ. Và tác hại của chuyện đầu cơ này

không hề nhỏ, những thiệt hại cho mọi người tiêu dùng, nhất là những người trực tiếp tiêu thụ hàng "đầu cơ" như nông dân, là cực lớn và không thể tính hết.

Khó có thể tưởng tượng ở một "nền kinh tế thị trường có định hướng" như ở nước ta mà lại để

xảy ra nạn đầu cơ tích trữ "tự do" khi lạm phát tăng như thế. Nhưng điều đó đã và đang xảy ra.

Những nhà kinh tế, những người quản lý ngân hàng đã thừa nhận thực tế này. Chống đầu cơ

tích trữ là việc của chính phủ, nhưng trước hết, quốc hội phải là nơi cảm nhận rõ nhất nguy cơ

này, và phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Biện pháp chống đầu cơ phải đồng bộ, và phải quyết liệt ngay từ gốc, từ chính nơi sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá. Nếu không kiểm

soát được nạn đầu cơ, cũng tức là nền kinh tế không kiểm soát được nguy cơ lớn nhất dẫn đến

lạm phát.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học bóng bóng tài sản (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)