Như đã đề cập ở phần trước, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với các dấu hiệu của bong bóng, do đó thật hữu ích để cho chúng ta xem xét mặt định lượng của những kết luận trên. Đối
với các nước có TTCK phát triển lâu đời thì TTCK chính là phong vũ biểu của nền kinh tế,
nhìn vào sự tăng giảm của chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ta có thể rút ra
những kết luận xác thực về mức độ suy thoái hay tăng trưởng của một nền kinh tế. Bời vì, sự tăng trưởng của TTCK sẽ làm gia tăng của cải của hộ gia đình và thông qua việc chi tiêu sự gia tăng thêm trên chứng khoán của hộ gia đình sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và quay ngược lại.
Còn khi nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu đi xuống, người dân sẽ có xu hướng nắm giữ những tài sản có tính rủi ro thấp và thanh khoản tốt, do đo, lúc này họ có xu hướng nắm giữ tiền mặt để chi dùng hơn là đầu tư, nên sẽ làm chỉ số chứng khoán sụt giảm. Tức là TTCK là đại diện cho
kỳ vọng của người dân về nền kinh tế và nó sẽ phản ánh nền kinh tế thông qua chỉ số thị trường. Vì vậy, là một điều hữu ích khi chúng ta sẽ dùng chỉ số TTCK để định lượng những tác động của bong bóng trong nền kinh tế - mà ở đây là chỉ số VN-Index nhưng với một TTCK
còn non trẻ như ở Việt Nam thì liệu VN-Index đã có thể là phong vũ biểu của nền kinh tế hay chưa và với các dấu hiệu bong bóng hiện nay. Để trả lời cho các câu hỏi đó chúng ta sẽ tiến
hành kiểm định xem liệu VN-Index đã là phong vũ biểu của nền kinh tế Việt Nam hay chưa?