Thiết lập mục tiêu lạm phát trong việc điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học bóng bóng tài sản (Trang 41 - 43)

Trong một thế giới thực, với sự bất hoàn hảo của thị trường thì sự can thiệp của NHTW là rất

cần thiết. Việc điều hành CSTT của NHTW ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là đặt lạm phát trong tầm kiểm soát. Vậy xây dựng một CSTT theo hướng xác

lập lạm phát mục tiêu hay là theo giá tài sản mục tiêu?

Quan điểm cho rằng sự bền vững trong giá tài sản sẽ là điều kiện lý tưởng cho việc bền vững

của nền tài chính. Tất là, chúng ta nên thiết lập một mục tiêu về giá tài sản. Điều này làm nổi

bật lên vai trò của giá tài sản trong việc điều hành CSTT và các nhà làm luật nên đưa giá tài

bảo cho sự bền vững trong giá tài sản thì giá tài sản ngày hôm nay phải là dự báo hợp lý cho giá tiêu dùng trong tương lai. Tuy nhiên, đây lại được cho là một ý kiến tồi, bởi vì. Một là, sự thay đổi trong giá tài sản thực được dẫn dắt bởi sự thay đổi trong các yếu nền tảng và không nền tàng chứ không riêng gì kỳ vọng lạm phát, do đó nó không là dự báo kỳ vọng cho lạm phát

trong tương lai. Hai là, việc thiết lập mục tiêu giá tài sản sẽ gia tăng khả năng chấp nhận rủi ro

của các nhà đầu tư, với mong đợi là CSTT sẽ cố gắng bền vững hóa giá tài sản. Ba là, khả năng

tạo thành vòng lặp giữa CSTT và giá tài sản. Giá tài sản sẽ được xác định một phần thông qua CSTT, đồng thời trong khi đó CSTT tương lai kỳ vọng lại xác định giá tài sản ngày hôm nay. Kết quả là, lạm phát sẽ được hình thành từ các kỳ vọng thị trường tự thỏa mãn và như vậy mức

lạm phát sẽ biến động cực cao. Vấn đề nay được gọi là “tính không xác định của lạm phát”.

Bốn là, nếu NHTW thiết lập mục tiêu lạm phát bằng việc áp dụng CSTT một cách thành công, thì nó chỉ chú trọng vào tất cả các chỉ số tạo ra áp lực lạm phát (bao gồm các dấu hiệu về giá tài sản), việc thiết lập mục tiêu giá một cách trực tiếp sẽ thúc đẩy áp lực lạm phát lên gấp đôi khi

xuất phát từ giá tài sản. Năm là, việc xác định tỷ trọng giá tài sản trong kết hợp với chỉ số giá là

mơ hồ. Như vậy, việc tranh luận về việc NHTW nên hướng tới mục tiêu bền vững giá tài sản là không hợp lý. Và nếu áp dụng một CSTT như vậy, thì trong dài hạn NHTW sẽ không thể kiểm

soát giá tài sản và khi đó giá tài sản sẽ bị dẫn dắt bởi các yếu tố cơ bản hơn là CSTT.

Nếu chúng ta tin rằng, giá tài sản có thể phát sinh từ các nhân tố không dựa trên các yếu tố nền

tảng, và những sự biến động này – hoặc thông qua bảng cân đối kế toán hoặc thông qua các

kênh khác – có thể làm mất ổn định nền kinh tế thực, sau đó, mối liên hệ nào đối với CSTT?

Các NHTW có thể và nên hành xử đối với sự bền vững giá và bền vững nền tài chính một các

nhất quán và có mối quan hệ lẫn nhau để củng cố cho nhau. Trong thực tế, để hoàn thành tốt

nhất bằng việc thông qua chiến lược về mục tiêu lạm phát linh động.

Mục tiêu lạm phát linh động là gì? Mặc cho có nhiều sự khác biệt, cơ chế của mục tiêu lạm phát linh động có 3 đặc điểm. Một là, CSTT phải đảm bảo đạt được một mức lạm phát rõ ràng trong dài hạn, và sự ổn định giá trong dài hạn thì được thiết kế cho mục tiêu chính sách dài hạn

“quan trọng hơn bất cứ nhận thức nào” hoặc “quan trọng nhất”. Điều quan trọng là, những mục

tiêu lạm phát phải hợp lý tức là lạm phát không quá thấp cũng như không quá cao; tránh giảm

phát cũng quan trọng (có lẽ có phần quan trọng hơn) như việc tránh lạm phát cao. Hai là, bằng

việc kiềm hãm áp đặt trong dài hạn cho lạm phát, các NHTW phải linh hoạt trong ngắn hạn

nhìn chung là được mô tả như là sự công khai và rõ ràng của các nhà làm CSTT, thí dụ như là

việc phát hành các báo cáo về tình trạng lạm phát thường xuyên và mở các cuộc thảo luận công

về ý kiến và kế hoạch của CSTT.

Thuận lợi của một chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt là nó cung cấp một khuôn khổ thống

nhất để thiết kế một CSTT trong những lúc thông thường, và để ngăn cản và cải thiện ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Một thuận lợi quan trọng của cơ chế lạm phát mục tiêu là nó

giúp các nhà làm chính sách điều chỉnh lãi suất một các tự động theo các chỉ tiêu làm bền vững

hóa trong việc đối mặt với sự không bền vững trong giá tài sản hoặc sự bất ổn tài chính khác. Bởi vì, giá tài sản gia tăng sẽ kích thích nhu cầu, và giá tài sản sụt giảm sẽ làm giảm nhu cầu

về tài sản này, sự tập trung mạnh mẽ vào mục tiêu lạm phát dựa trên sự bền vững của sức cầu

sẽ là kết quả như là “đi ngược chiều gió”, gia tăng lãi suất khi giá tài sản tăng và giảm khi giá

tài sản giảm. Sự đáp ứng tự động này không chỉ làm bền vững hóa nền kinh tế mà còn chắc

chắn là sẽ bền vững hóa thị trường tài chính vì một vài lý do. Một là, sự bền vững của các yếu

tố vĩ mô, đặc biệt là sự vắng mặt của lạm phát và giảm phát, tự bản thân điều này cũng làm bình lặng thị trường tài chính. Hai là, sự dễ dàng của NHTW trong việc đối mặt với sự sụt

giảm trong giá tài sản nên giúp đỡ để bảo vệ bảng cân đối kế toán, làm sụt giảm tính tổn thương của nền kinh tế trước những cú sốc. Và cuối cùng, nếu những nhà tham gia thị trường

kỳ vọng NHTW sẽ hành xử như cơ chế ngược chu kỳ, gia tăng lãi suất khi sự gia tăng trong giá

tài sản đe dọa việc hâm nóng nền kinh tế và ngược lại, nó có thể làm phản ứng qúa mức trong

việc gia tăng giá tài sản từ tâm lý thị trường và các áp lực khác sẽ không quá khích.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học bóng bóng tài sản (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)