Các triệu chứng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ cấu phối khí

Một phần của tài liệu Khai thác kỹ thuật cơ cấu phối khí và hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ ISDe210 31 (Trang 30 - 31)

g. Các cảm biến

2.2.1.Các triệu chứng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ cấu phối khí

cơ cấu phối khí

Các hư hỏng cơ cấu phối khí thường nhận biết thông qua hư hỏng động cơ hoặc nhận biết trực tiếp qua các hiện tượng bất thường. Các hư hỏng liên quan đến cơ cấu phối khí thường gặp.

a. Động cơ giảm công suất

Động cơ không phát huy được công suất có thể do các nguyên nhân sau, biện pháp khắc phục.

1) Sai lệch pha phối khí

Sai lệch pha phối khí có thể do mòn bánh răng dẫn động trục cam, gẫy răng của bánh răng cam, lắp đặt sai.

30

Biện pháp khắc phục: Điều chỉnh sai lệch cơ cấu phối khí, thay bánh răng cam. Lắp đặt lại trục cam.

2) Bầu lọc khí quá bẩn

Bầu lọc khí bẩn do quá trình làm việc lâu trong điều kiện bụi bẩn không thường xuyên làm sạch, làm hạn chế lượng không khí cung cấp.

Biện pháp khắc phục: Tháo bầu lọc khí làm sạch 3) Hở trên đường dẫn khí xả

Hở trên đường khí xả làm giảm công suất tu bô tăng áp làm cho áp suất khí nạp giảm, làm giảm công suất động cơ, kèm theo tiếng thoát khí mạnh.

Biện pháp khắc phục: Kiểm tra rò rỉ khí xả trên đường ống xả, hàn kín vị trí rò rỉ

4) Khe hở nhiệt không đúng tiêu chuẩn

Khe hở nhiệt không đúng làm sai lệch thời điểm đóng mở xu páp làm cho công suất động cơ giảm

Biện pháp khắc phục: Dùng thước lá kiểm tra khe hở nhiệt. So sánh với khe hở nhiệt tiêu chuẩn: Khe hở xu páp nạp tiêu chuẩn từ 0.254 - 0.50 mm. Khe hơt xu páp xả tiêu chuẩn từ 0.254 – 0.50 mm. Điều chỉnh khe hở nhiệt qua vít điều chỉnh khe hở nhiệt.

Một phần của tài liệu Khai thác kỹ thuật cơ cấu phối khí và hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ ISDe210 31 (Trang 30 - 31)