Việc nhận biết hư hỏng do lỗi điện tử có thể thông qua biểu hiện hư hỏng của động cơ hoặc thông qua đèn tín hiệu báo lỗi trên bảng táp lô.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra lỗi thông qua bảng đèn check hoặc qua máy chuẩn đoán TECH2 xác định mã lỗi và khắc phục mã lỗi theo hướng dẫn của hồ sơ mã lỗi.
2.3. BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT CƠ CẤU PHỐI KHÍ VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU CẤP NHIÊN LIỆU
2.3.1. Bảo dưỡng hằng ngày
Việc bảo dưỡng hằng ngày với cơ cấu phối khí và hệ thống cung cấp nhiên liệu một cách hợp lý sẽ giúp cho động cơ hoạt động an toàn và đảm bảo hơn giúp tăng tuổi thọ động cơ, và hoạt động kinh tế hơn. Cũng như giúp tăng tuổi thọ của hệ thống và chánh được các hư hỏng không đáng có.
Công việc bảo dưỡng hằng ngày với hệ thống.
40
- Kiểm tra các chỉ số áp suất, các chỉ số nhiệt độ. Và các đồng hồ đo nhiên liệu, áp suất, nhiệt độ…hằng ngày để đảm bảo nó hoạt động.
- Kiểm tra độ kín khít của bầu lọc khí.
- Kiểm tra mức nhiên liệu còn trong bình chứa đảm bảo nhiên liệu trong lần hoạt động tiếp theo.
- Kiểm tra khả năng làm việc ổn định của hệ thống.
2.3.2. Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 (sau 5000 km)
- Kiểm tra và làm sạch bầu lọc khí
- Kiểm tra đường ống nạp và đường ống xả đảm bảo đường ống hoạt động tốt.
- Xả nước ra khỏi bầu lọc tinh
- Kiểm tra hoạt động đường ống nhiên liệu
2.3.3. Bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (sau 10000 km hoặc sau 3 tháng sử dụng)
Việc kiểm tra định kỳ được tiến hành theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo quy định về bảo dưỡng của nhà nước.
2.3.3.1. Bảo dưỡng cơ cấu phối khí.
1. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Làm sạch bụi trên bầu lọc khí bằng dòng khí áp lực cao.
Thay thế bầu lọc khí: Tốt nhất lên thay lọc khí mỗi năm một lần.
Chú ý: Điều kiện giao thông tại việt nam còn rất hạn chế không khí bị ô nhiễm lượng bụi trong không khí cao.Vì vậy không thể làm sạch bầu không khí theo định kỳ bảo dưỡng mà phải thường xuyên làm sạch bầu lọc khí.
Vệ sinh buồng chứa lọc khí.
2. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt. Độ căng dây dai dẫn động quạt gió Điều chỉnh khe hở nhiệt.
41
Hình 2.21: Điều chỉnh khe hở nhiệt
Thao tác tiến hành kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt. - Dùng thước lá kiểm tra khe hở nhiệt
- So sánh với khe hở nhiệt tiêu chuẩn: Khe hở xu páp nạp tiêu chuẩn từ 0.254 - 0.50 mm. Khe hở xu páp xả tiêu chuẩn từ 0.254 – 0.50 mm
- Điều chỉnh khe hở nhiệt bằng vít điều chỉnh (như trên hình vẽ) 3. Kiểm tra đường ống không khí nạp
Sau một thời gian làm việc động cơ chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường, cũng như sự rung lắc có thể làm cho hệ thống ống dẫn khí nạp bị rò rỉ hoặc bị lỏng tại các vị trí nối. Làm rò rỉ khí nạp giảm công suất động cơ.
Tiến hành kiểm tra trên toàn đường ống, xiết chặt các vị trí nối. Làm sạch đường ống.
4. Kiểm tra đường không khí xả máy nén khí.
Máy nén khí có một lượng dầu nhỏ đi bôi trơn vòng piston và bộ phận truyền động. Khi nhiệt độ dầu này kiết xúc với nhiệt độ không khí bằng nhiệt độ của máy nén khí. Thì dầu bôi trơn sẽ tạo thành một lớp dầu bóng hoặc một lớp các bon. Sau một thời gian dài làm việc lớp các bon này dầy nên làm vòng piston máy nén khí bị kẹt và làm giảm đường kính đường ống. Do vậy phải định kỳ bảo dưỡng kiểm tra.
Thao tác tiến hành:
- Tắt động cơ. Mở van tháo nước trên bình ướt để giải phóng áp suất hệ thống không khí.
42
- Tháo đường đẩy máy nén khí.
- Đo độ dầy lớp các bon trong đường ống (như hình…). Nếu độ dầy (x+x) lớp các bon lớn hơn 2mm. Và tiếp tục kiểm tra tại các vị trí kết nối khác của hệ thống cho đến khi độ dày tổng lớp các bon nhỏ hơn 2mm, tiến hành làm sạch lớp các bon hoặc thay thế bằng đường ống khác.
Hình 2.22: Kiểm tra độ dày lớp các bon
5. Kiểm tra tua bin tăng áp
- Kiểm tra áp suất tua bin tăng áp
- Kiểm tra chuyển động quay của bánh nén - Kiểm tra độ zơ dọc của trục tua bin
- Kiểm tra độ zơ hướng kính của trục tua bin
2.3.3.2. Bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu
1. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.
Trong nhiên liệu luôn có các tạp chất cơ học và nước, sau một thời gian dài làm việc thì các tạp chất lắng đọng xuống thùng nhiên liệu và bầu lọc thô. Vì vậy theo định kỳ bảo dưỡng ta phải tiến hành làm sạch thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc thô.
Trên động cơ diesel được trang bị lọc nhiên liệu có hệ thống tách nước, vì vậy phải định kỳ xả nước khỏi lọc khi đèn cảnh báo có nước sáng trên bảng táp lô. Bằng cách mở vít xả nước dưới bầu lọc, nếu không có nước chảy ra ta tiếp tục tháo nút xả e trên bầu lọc
43
Sau một thời gian làm việc lớp dấy lọc của bầu lọc tinh bị biến chất làm cho khả năng lọc bị kém hiệu quả đi vì vậy phải định kỳ thay lọc. Thông thường trên động cơ diesel khoảng cách mỗi lần thay lọc tinh vào khoảng 1500 km.
2. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu: Kiểm tra các đường ống dẫn, xiết chặt các đầu nối, giá đỡ, kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống, kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu, kiểm tra áp suất làm việc.
Do sự ảnh hưởng từ điều kiện và môi trường làm việc có nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thống cung cấp nhiên liệu vì vậy phải định kỳ kiểm tra toàn hệ thống.
- Kiểm tra các đường ống dẫn và làm sạch đường ống, xiết chặt các đầu nối, giá đỡ.
- Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu trên đường ống và tại các vị trí nối.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống điều khiển thông qua máy chuẩn đoán hoặc sử dụng đèn check để kiểm tra các mã lỗi trên hệ thống nếu có.
3. Kiểm tra lỗi điện tử.
Việc suất hiện các lỗi điện tử ảnh hưởng đến khả năng làm việc của động cơ cũng như của hệ thống.
Kiểm tra mã lỗi và cập nhập hồ sơ mã lỗi có thể thông qua bảng đèn check hoặc máy chuẩn đoán TECH2.
Kiểm tra mã lỗi bằng bảng đèn flash
.
Để kiểm tra hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử. Bật công tắc chính.
44
Bật công tắc khóa xe đến vị trí ON
Nếu không có mã lỗi hoạt động được ghi nhận thì cả 2 đèn sáng ổn định.
Nếu suất hiện mã lỗi hoạt động thì cả hai đèn sáng không ổn định (nhấp nháy).
Mã lỗi nhấp nháy theo trình tự sau