Định hướng phát triển của Tập đoàn CNTT Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU vật tư THIẾT bị tại CÔNG TY XNK VINASHIN (Trang 60 - 62)

I. Cơ sở đề xuất các biện pháp đối với hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty

1. Định hướng phát triển của Tập đoàn CNTT Việt Nam

Chính phủ đã phê duyệt đề án nhằm xây dựng và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, đa sở hữu. Năm 2007 là năm đầu tiên hoạt động theo mô hình Tập đoàn, Vinashin đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh. Giá trị tổng sản lượng đạt trên 27.000 tỷ đồng bằng 156% so với năm 2006, giá trị tổng doanh thu đạt gần 23.000 tỷ đồng bằng 198% so với 2006. Tính đến tháng 12 năm 2007, tổng giá trị các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu do Tập đoàn ký kết với các đối tác nước ngoài đã lên tới 12 tỷ USD.

Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ trở thành quốc gia đóng tàu đứng thứ 4 trên thế giới, Tập đoàn đặt kế hoạch năm 2008 với các chỉ tiêu như sau:

* Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu

- Giá trị tổng sản lượng đạt 41.822,200 tỷ đồng ( bằng154,34% so với năm 2007)

 Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 26.751,65 tỷ đồng

 Giá trị xây dựng đạt: 3.511,77 tỷ đồng

 Giá trị vận tải đạt: 5.264,45 tỷ đồng

 Giá trị thương mại và dịch vụ: 6.324,31 tỷ đồng

- Giá trị doanh thu đạt 67.837.6 tỷ đồng (bằng 162,98% so với năm 2007)

 Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 24.940,41 tỷ đồng

 Giá trị xây dựng đạt: 2.672,61 tỷ đồng

 Giá trị vận tải đạt: 5.425,98 tỷ đồng

* Đầu tư và phát triển:

Năm 2008, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng như sau:

- Cơ sở đóng, sửa chữa tàu: Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển tại Nghi Sơn; Nhà máy đóng tàu Cam Ranh; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ Nhơn Trạch - Đồng Nai; Nhà máy đóng tàu Cà Mau; Nhà máy đóng tàu Nhật Lệ; …

- Các dự án nâng cấp, mở rộng: Công ty mẹ - Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Công ty mẹ - Tổng công ty CNTT Bạch Đằng; Công ty đóng tàu Phà Rừng; Công ty đóng tàu Hạ Long; Công ty CNTT Sài Gòn; Công ty CNTT Bến Kiền, …..

Trong đó tập trung vào đẩy nhanh tiến độ thi công vào các công trình phục vụ sản xuất như: Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân – Vinashin, Nhà máy lắp ráp động cơ Diesel MAN B&W tại Khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng, Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ Diesel MITSUBISHI tại Tổng Công ty CNTT Bạch Đằng,….

* Quan hệ hợp tác Quốc tế:

Năm 2008, công tác quan hệ hợp tác quốc tế tập trung vào các nội dung sau:

- Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh - Tiếp tục tiến hành các thủ tục Triển lãm Vietship – 2008

- Tiếp tục triển khai, theo dõi và phối hợp, đôn đốc các bên để thực hiện các hợp đồng đống mới, các dự án đóng tàu Vinalines, các dự án đóng tàu với Tập đoàn dầu khí Việt Nam,…

- Tiếp tục đàm phán với các đối tác: Hãng FINCANTIERI để triển khai dự án đóng mới tàu chở khách 2.700 khách; Chủ tàu NaUy để đóng seri tàu Xi măng 15.000 DWT và seri tàu chở hàng bách hoá 24.000 DWT,…

thép tại Việt Nam; đối tác Nhật và Trung Đông tìm hiểu và xây dựng nghiên cứu khả thi cho các nhà máy sửa chữa tàu biển lớn,…

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU vật tư THIẾT bị tại CÔNG TY XNK VINASHIN (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w