Từ khi thành lập đến nay, tuy thời gian ngắn nhưng công ty không ngừng vươn lên trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý và chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, cùng lãnh đạo các phòng ban. Để thấy rõ hơn điều đó, ta có thể xem xét các chỉ tiêu qua hai năm của công ty như sau:
Từ bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp qua hai năm thực sự có nhiều tiến bộ.
Về chỉ tiêu doanh thu: năm 2006 đạt 92.726 Triệu đồng tăng so với năm 2005 là 4.246 Triệu đồng tương đương với 4,58%. Đồng thời với mức tăng của doanh thu
CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 Giá trịCHÊNH LỆCH%
Doanh thu Triệu đồng 88.480 92.726 4.246 4,58
LNTT Triệu đồng 1.050 1.235 185 17,62
Số lao động Người 260 265 5 0.02
Thu nhập bình quân Triệu đồng 1 725 1750 25 0.01
thì chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng cao so với năm 2005. Giá trị tăng thêm là 185 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 17,62%. Đây quả là sự tiến bộ rõ rệt của công ty. Điều này cho thấy trong năm 2006 Công ty đã có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý và thực hiện kế hoạch tốt ngay từ đầu đồng thời, doanh nghiệp thực sự đã giảm thiểu nhiều khoản chi phí. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 so với năm 2005 tăng 260,283 triệu đồng, tương ứng với 59.8%. Qua đó thể hiện được sự tự chủ về tài chính của đơn vị.
Như vậy, chỉ sau hai năm cổ phần hoá công ty thực sự đã chủ động được nguồn vốn kinh doanh. Tình hình tài chính ổn định, kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Những điều này chứng tỏ công ty đã có những hướng đi đúng trong tương lai, công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty.a) Chức năng a) Chức năng
Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM là công ty cổ phần hạch toán độc lập trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam.
- Góp phần cho công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, trước hết là ngành xây dựng và đặc biệt là đáp ứng nhiệm vụ xây dựng công trình điện của Công ty.
- Xác lập mối quan hệ làm việc khoa học của bộ máy quản lý điều hành nhằm hoàn thiện nhiệm vụ được giao với kết quả cao nhất.
- Tăng cường xây dựng mối đoàn kết thân ái, phát huy tính dân chủ, nâng cao tinh thần làm việc hăng say và có trách nhiệm cao của mỗi cán bộ công nhân viên trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
- Hoàn thành chỉ tiêu Nhà nước đề ra như nộp ngân sách, thuế, BHXH,... - Cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, không ngừng đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên nhằm mục đích đào tạo họ thành những người lao động giỏi, cán bộ tài năng từ đó phục vụ tốt hơn cho Công ty để ngày càng phát triển.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM chuyên thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí sau:
- Cột thép dạng lưới cho các đường dây truyền tải điện - Kết cấu thép cho các trạm biến áp điện
- Các kết cấu thép khác
- Khung nhà tiền chế dùng cho nhà công nghiệp - Dịch vụ mạ kẽm nhúng nóng
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện
Đặc biệt năng suất gia công lớn và độ chính xác cao được đảm bảo nhờ hệ thống máy cắt đột liên hợp thép hình đều cạnh điều khiển tự động của Pháp.
Tiến xa hơn nữa trong công nghệ mạ kẻm nhúng nóng bảo vệ sự ăn mòn cho vật liệu thép, Công ty có dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng đồng bộ, xử lý môi trường hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức sản xuất và chuyển giao công nghệ tạo sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng đạt tiêu chuẩn quốc tế, với công suất 12.000 tấn / năm. Công ty có thể mạ được các sản phẩm thép thanh, kết cấu thép hình, tấm, ống,…, với kích thước dài nhất 12 mét, cao 1,2 mét và rộng 1 mét.
2.2 Công tác kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM
2.2.1 Môi trường kiểm soát tại Công ty2.2.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý 2.2.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng và có sự phối hợp giữa các bộ phận. Đặc điểm của mô hình này là người chỉ huy trực tuyến ( Giám đốc) được sự giúp đỡ bởi các tuyến tham mưu ( Phòng, Ban, Phó giám đốc ) trong việc điều hành, xác định những giả pháp tốI ưu cho những vấn đề quản lý phức tạp, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về Giám đốc.
Về cơ cấu tổ chức sản xuất ở Công ty hiện nay thành lập 3 phân xưởng: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng mạ kẽm, phân xưởng đóng kiện và Công ty còn thành lập Đội xây lắp đường dây và trạm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại
Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM
Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật
–Đại diện lãnh đạo chất lượng Phó giám đốc Kinh doanh Tổ KCS P.kỹ thuật P. Kinh doanh Phòng TCLĐ - HC Phòng TC- KT
Ghi chú:
b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền hạn quyết định các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cùng với sự tham mưu của kế toán trưởng điều hành công tác tài chính kế toán.
- Phó giám đốc kinh doanh: Tổ chức quản lý và kiểm tra hoạt động của
phòng kinh doanh, phòng tổ chức lao động và hành chính. Tham mưu cho cho giám đốc để phát triển doanh nghiệp, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi được ủy quyền khi giám đốc đi vắng.
- Phó Giám Đốc kỹ thuật: Tổ chức kiểm tra, quản lý hoạt động của tổ KCS và phòng kỹ thuật. Tham mưu cho giám đốc về chất lượng sản phẩm sản xuất, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị khi giám đốc đi vắng trong phạm vi được ủy quyền.
- Phòng Tổ chức lao động hành chính: tham mưu cho Giám đốc về việc tổ
chức hành chính, thực hiện các chính sách, chế độ tiền lương đối với người lao động. Sắp xếp, bố trí lao động trong các phân xưởng sản xuất, xây dựng nội quy về lao động, thực hiện chính sách lao động, công tác hành chính văn phòng.
- Phòng Tài chính-kế toán: tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính của Công ty. Theo dõi, quản Quan hệ trực tuyến
lý các loại tài sản, nguốn vốn, ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp và báo cáo kịp thời thông tin về tình hình tài chính của Công ty cho lãnh đạo để có định hướng đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng Kỹ thuật: tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý
hoạt động kinh doanh và đầu tư xây dựng chi phí bản nội bộ, mua sắm máy móc thiết bị, kiểm tra về mặt kỹ thuật các sản phẩm.
- Phòng Kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong
ngắn hạn và dài hạn.
- Tổ KCS: tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm đã đề ra.
Thực hiện các nội quy, thao tác kỹ thuật theo nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị. Sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu trong định mức, đề xuất các sáng kiến từ quá trình sản xuất. Ngoài ra, các quản lý phân xưởng có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình của phân xưởng lên cấp trên.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế tại Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM, có thể thấy Ban giám đốc Công ty thực sự là những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động. Ban giám đốc công ty luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh, cụ thể là sản xuất kinh doanh các sản phẩm đã đăng ký, tuân thủ pháp luật. Giám đốc đã đưa ra một chính sách chất lượng phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động để mọi người hiểu và phối hợp thực hiện, Giám đốc cũng cam kết thực hiện chính sách này.
Tại công ty các phương án kinh doanh được chấp nhận là những phương án kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua phương án do Tổng công ty giao. Đối với báo cáo tài chính của công ty, trong trường hợp cơ quan pháp luật có yêu cầu kiểm toán, thì báo cáo tài chính hằng năm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận trước khi Đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua.
Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, các công nhân lành nghề được đào tạo tại các trường kỹ thuật chuyên ngành có tay nghề thành thạo. Với đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao, ứng dụng khoa học hiện đại, quy mô kinh doanh đa dạng và các sản phẩm được sản xuất ra trong hệ thống chất lượng tin cậy, luôn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, mục tiêu của Công ty là phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, Phòng Tổ chức lao động hành chính của Công ty thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các can bộ công nhân viên để đề bạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm, sắp xếp, sử dụng phù hợp với khả năng từng người. Quan
tâm đến tình hình sức khoẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong đời sống sinh hoạt và không khí làm việc thoải mái cho người lao động.
Công ty có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các đơn vị, cá nhân không tuân thủ những quy định của Công ty về quản lý sử dụng thiết bị, an toàn bảo hộ lao động… Nhưng đối với các đơn vị, các nhân có thành tích hoạt động xuất xắc, có sáng kiến cải tiến kỷ thuật, hoàn thành tốt kế hoạch… thì công ty luôn khen thưởng, động viên kịp thời.
2.2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán tại Công tya) Tổ chức bộ máy kế toán a) Tổ chức bộ máy kế toán
Việc tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty dựa trên các cơ sở sau:
- Thứ nhất: phải gọn nhẹ, khoa học, phù hợp đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty.
- Thứ hai: nhằm phát huy được vai trò của công tác kế toán về cung cấp thông tin cho quản lý, về phản ánh các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả thu được, về giám sát, quản lý tài sản và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản....
Dựa vào các yêu cầu trên, bộ máy kế toán ở Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung, biểu diễn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Ghi chú:
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành
- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm quản lý điều hành, tổ chức thực hiện công tác tại Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính, thực
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp và giá thành, TSCĐ, Công nợ phải thu, phải trả Kế toán tiền mặt, Ngân hàng, Vật tư Kế toán tiền lương, thuế, tạm ứng Thủ quỹ Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
hiện công tác kiểm tra kiểm soát thu chi tài chính theo quy chế tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán tài chính theo đúng chế độ của Nhà nước, lập kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng của đơn vị và phân tích hoạt động tài chính của đơn vị.
- Kế toán tổng hợp và giá thành, TSCĐ, công nợ phải thu phải trả kiêm Phó phòng Tài chính - Kế toán: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phụ trách các thành phần trên, lập Báo cáo quyết toán hàng năm, quý, lập Báo cáo nhanh theo yêu cầu của Giám đốc, kiểm tra đối chiếu với các thành phần hành, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh tính lãi, lỗ. Ngoài ra còn theo dõi, hạch toán các khoản nợ của Công ty với các đối tượng bên ngoài và theo dõi sự biến động về tài sản của công ty, thực hiện trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ.
- Kế toán Tiền mặt, Ngân hàng và vật tư: Theo dõi các khoản tiền gửi Ngân hàng và các khoản vãng lai khác, nhận công văn đến, công văn đi, đối chiếu công nợ và một số việc khác. Giao dịch với Ngân hàng đối với các xí nghiệp liên quan đến các khoản vay Ngân hàng. Kiểm nhận theo dõi vật tư nhập, xuất, tồn trong kỳ.
- Kế toán tiền lương, thuế: Cuối tháng tính tiền lương, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi kê khai quyết toán thuế với Cục thuế.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quản lý tiền mặt của công ty, thực hiện việưc thu chi trực tiếp với khách hàng, cán bộ công nhân viên trong công ty khi có chứng từ đã có đầy đủ chữ ký. Lập sổ quỹ và cuối kỳ báo cáo về việc thu chi tiền mặt với cấp quản lý.
c) Hình thức kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ
Hình thức kế toán là cách xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán trong hệ thống kế toán hay nói cách khác đó là công việc sắp xếp, tổ chức sổ sách kế toán gồm số lượng, kết cấu, quy trình ghi chép và đồng thời xác định mối quan hệ giữa các loại sổ.
Để đáp ứng được tính nhiều mặt của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa theo dõi tổng hợp, vừa thể hiện chi tiết mỗi loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty đã vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên để tổ chức công tác kế toán của Công ty.
Các loại sổ sách mà Công ty sử dụng là: các loại bảng kê như: bảng nợ, vật tư, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; các phiếu kế toán...
Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM áp dụng hình thức kế toán : "Chứng từ - ghi sổ"
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
d) Trình tự ghi sổ theo hình thức này được thực hiện như sau:
Hàng ngày, từ chứng từ gốc tiến hành phân loại, tổng hợp lập Chứng từ - ghi sổ, hoặc có truờng hợp từ chúng từ gốc lập bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi mới lập Chứng từ - ghi sổ. Đồng thời, những chứng từ gốc có liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết còn được ghi vào sổ chi tiết có liên quan.
Từ Chứng từ -ghi sổ đã được lập, ghi vào sổ Đăng ký chứng từ - ghi sổ, sau đó từ chứng từ - ghi sổ ghi vào Sổ cái các TK có liên quan.