T K: ài khoản
2.1.5. Phương pháp hạch toán các tài khoản liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương
khoản trích theo lương.
2.1.5.1.Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
a) Hạch toán lao động.
Hạch toán chi tiết tiền lương là việc ghi chép, phản ánh chi tiết thông tin về đối tượng quản lý, theo từng đối tượng. Hạch toán chi tiết có vai trò rất quan trọng vì đây là việc ghi chép ban đầu, là cơ sở tiến hành công việc phía trước.
Hạch toán chi tiết tiền lương trong doanh nghiệp, là việc ghi chép phản ánh chính xác những thông tin về lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, tính toán lương phải trả để làm cơ sở cho kế toán tổng hợp tiền lương.
Tổ chức hạch toán lao động, nhắm mục đích cung cấp thông tin về số lượng, kết cấu lao động trong toàn doanh nghiệp. Bao gồm cả lao động dài hạn và ngắn hạn, lao động gián tiếp và lao động trực tiếp… các thông tin cần cung cấp là hình thức tăng, giảm, di chuyển lao động được phân loại theo các tiêu thức phân loại như: Trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động. Những thông tin đó là căn cứ để hạch toán và thanh toán lương cho người lao động.Để theo dõi số lượng lao động, các doanh nghiệp thường sử dụng: Sổ danh sách theo dõi lao động, được mở cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận lao động. Số còn được mở cho từng loại lao động như ngành nghề, trình độ chuyên môn.
c) Hạch toán thời gian lao động:
Tổ chức hạch toán thời gian lao động, có nhiệm vụ phản ánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Việc tổ chức thời gian lao động, có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ cho việc tính lương, tính thưởng chính xác tới người lao động.
Nội dung tổ chức hạch toán thời gian lao động, là tổ chức hoạt động một số chứng từ sổ sách như bảng chấm công, dùng để theo dõi thời gian làm việc thực tế, nghỉ việc vắng mặt của người lao động. Bảng này được lập chi tiết cho từng bộ phận ( phòng ban ) và được dùng trong tháng. Ngoài ra còn một số chứng từ khác như: Phiều làm thêm giờ, phiều làm đêm, phiều nghỉ việc do những lý do tạm thời khác.
d) Hạch toán kết quả lao động.
Tổ chức hạch toán kết quả lao động, phải đảm bảo được chính xác các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc từng người, từng bộ phận. Đây vừa là chỉ tiêu vừa là căn cứ tính lương, tính thưởng cho công nhân, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ
phận của doanh nghiệp. Hạch toán tổ chức kết quả lao động được thực hiện trên các chứng từ thích hợp.
Kế toán sử dụng các loại chứng từ khác nhau, tùy theo loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các loại chứng từ khác nhau, nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như: Tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành… Đó chình là các báo cáo và kết quả như: Phiếu giao nhận sản phẩm, phiều khoán, hợp đồng giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ, phiều xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng kê năng suất tổ, bảng kê khối lượng công việc hoàn thành, bảng kê sản lượng từng người…
Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập ký (tổ trưởng), cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận). Sau đó được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng.
2.1.5.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
a) Hạch toán tổng hợp tiền lương:
Hạch toán tổng hợp tiền lương phải trả cho người lao động kế toán sử dụng TK334 – Phải trả người lao động. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân và những người làm hợp đồng của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công tiền thưởng,BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân và người lao động.
Kết cấu và nội dung TK 334.
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đã trả, đã ứng trước cho công nhân và người lao động.
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho công nhân viên.
Số dư Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng… còn phải trả cho công nhân viên.
- TK 334 có thể có số dư trong trường hợp rất cá biệt: Số dư Nợ TK334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả cho công nhân người lao động.
- TK 334 phải hạch toán chi tiết theo hai nội dung: thanh toán lương và thanh toán các khoản khác.
Phương pháp hạch toán phải trả người lao động.
Căn cứ để hạch toán tiền lương phải trả công nhân viên là bảng chấm công, bảng nghiệm thu khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành và các chứng từ khác có liên quan. Tài khoản để sử dụng hạch toán là TK334 và các TK khác có liên quan: TK 662, 627, 641, 642, 241, 141,338…
TK334
TK 141, 138
Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV
TK338(3,4,9)
BHXH, BHYT do CNV đóng góp
TK 111, 112, 511
Các khoản thanh toán cho CNV
Tiền lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất
TK 627 Tiền lương phải trả cho
nhân viên phân xưởng
TK 641
TK 642
TK 241
TK 338
TK 335
Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng
Tiền lương phải trả NV quản lý doanh nghiệp
Tiền lương phải trả CNV thực hiện XDCB BHXH phải trả trực tiếp cho CNV Trích mức Lương phép Lương phép TT trả TK 622,627,641 TK 622
b) Kế toán các khoản trích theo lương:
Khí phản ánh tình hình thanh toán và trích lập, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sử dụng TK 338 – Phải trả phải nộp khác. Khi hạch toán thì kế toán sử dụng các tài khoản cấp hai để theo dõi từng khoản.
TK338.2: Kinh phí công đoàn TK338.3: Bảo hiểm xã hội TK338.4: Bảo hiểm y tế
• TK 338.2 – Kinh phí công đoàn
Đây là tài khoản nguồn, nội dung TK 338.2 phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ ở đơn vị. Kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Phản ánh chi tiêu KPCĐ tại doanh nghiệp - KPCĐ đã nộp cho công đoàn cấp trên
Bên Có: -Trích KPCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh.
Số dư Có: - KPCĐ chưa nộp lên cơ quan cấp trên - KPCĐ chưa chi.
• TK338.3 – Bảo hiểm xã hội
Là tài khoản phản ánh nguồn, nội dung TK338(3) phản ánh nguồn hình thành BHXH, thanh toán BHXH đối với người lao động. Kết cấu:
Bên Nợ: - BHXH đã thanh toán với công nhân viên tại đơn vị. - BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý.
Bên Có: - Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng - Khấu trừ BHXH vào thu nhập của công nhân viên.
• TK 338.4: Bảo hiểm y tế
Là khoản được mở để theo dõi tình hình trích lập và thanh toán BHYT tại đơn vị. Kết cấu:
Bên Nợ: - Số BHYT đã nộp cho cơ quan y tế
Bên Có: - Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Trích BHYT tính vào lương của công nhân viên.
Số dư Có: - BHYT đã trích để mua BHYT cho công nhân viên.
• TK 338.9 – Bảo hiểm thất nghiệp
Là tài khoản được mở để theo dõi tình hình trich lập và thanh toán BHTN tại đơn vị. Kết cấu:
Bên Nợ: - BHTN đã thanh toán với công nhân viên tại đơn vị - BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý.
Bên Có: - Trích BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng. - Khấu trừ BHTN vào thu nhập của công nhân viên.
- BHTN chi vượt được cấp bù.
Số dư Có: - BHTN đã trích để mua BHTN cho công nhân viên. Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ 2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin:
Hạch toán chủ yếu số liệu của năm 2012 và có sử dụng số liệu của năm 2009 đến năm 2011để tham khảo và phân tích.
Sau khi đã thu thập được số liệu ta cần dùng phương pháp chuyên môn của kế toán đó là:
2.2.2. Phương pháp chuyên môn của hạch toán kế toán:
2.2.2.1. Phương pháp lập chứng từ: Đây là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ cụ thể. TK 338(2,3,4,9) TK 641,642,622,627 BHXH phải trả KPCĐ vào chi phí BHXH,BHYT,BHTN, khấu trừ vào lương của CN
TK 334
TK 111,112 BHXH,KPCĐ chi vượt
tại doanh nghiệp TK 334
TK 111
trực tiếp cho CNV
Nộp KPCĐ,BHYT,BHXH BHTN,cho cơ quan quản lý
Chi KPCĐ, BHXH
Trích BHXH,BHYT,BHTN
2.2.2.2. Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm ghi chép theo dõi tình hình của từng loại tài sản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.2.3. Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán theo mối quan hệ khách quan giữa chúng do nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra và các tài khoản kế toán.
2.2.2.4. Phương pháp cân đối: Là phương pháp phản ánh tổng quát tình hình tài sản của Công ty.
2.2.3. Phương pháp thống kê kinh tế:
Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội điều tra thu thập số liệu từ nguồn số liệu thứ cấp, nguồn số liệu sẵn có trên sổ sách kế toán và các sổ ghi chép khác của Công ty.
2.2.4. Phương pháp đối chiếu so sánh:
Chúng ta phải đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết, giữa việc tổ chức kế toán trong Công ty với chế độ kế toán hiện hành để đảm bảo được nguyên tắc trong hạch toán kế toán và phải phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia:
Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, của các anh chị phòng Tổ chức tiền lương và phòng Kế toán tài vụ của Công ty về các vấn đề liên quan đến công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn.
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Ngân Sơn
Công ty Cổ phần Ngân Sơn, tiền thân là Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Bắc, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), được thành lập theo Quyết định số 1987/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 1738/QĐ-TCCB về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Bắc thành Công ty Cổ phần Ngân Sơn.
Ngày 4 tháng 7 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 2203/QĐ-TCCB sửa đổi khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1738/QĐ-TCCB ngày 13 tháng 5 năm 2005 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Bắc thành Công ty Cổ phần Ngân Sơn.
Công ty Cổ phần Ngân Sơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103009019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 31 tháng 08 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 08 tháng 09 năm 2006 với số vốn điều lệ là 27.900.000.000 đồng.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty có hệ thống các chi nhánh quản lý đầu tư, gieo trồng và thu mua nguyên liệu ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Ngày 29/12/2006. Công ty chính thức niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Công ty Cổ phần Ngân Sơn ngày nay gồm có năm chi nhánh và một xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang và Thái Nguyên với gần 500 cán bộ công nhân viên. Chặng đường thành lập và phát triển của Công ty được chi thành hai giai sđoạn chính: Giai đoạn trước cổ phần hóa (từ tháng 10/1993 đến tháng 7/2005) và giai đoạn sau cổ phần hóa (từ năm 2005 đến nay). Trong đó bước ngoặt có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của Công ty Cổ phần Ngân Sơn chính là thời điểm Công ty chuyển từ mô hình hoạt động nhà nước sang hoạt động mô hình công ty cổ phần. Những ngày đầu mới cổ phần hóa, khó khăn áp lực về tổ chức, tư tưởng làm việc ở Công ty nhà nước của người lao động vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Nhưng nhờ có đường lối lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm đúng mức của Đảng ủy và Ban giám đốc, Công ty đã vượt lên được giai đoạn khó khăn nhất, đạt nhiều thành tựu to lớn. Sản xuất tăng trưởng bình quân 116%/năm, doanh thu tăng trưởng bình quân 126%/năm, nộp ngân sách tăng trưởng bình quân 112%/năm, lợi nhuận tăng trưởng 185%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân 322%/năm, thu nhập người lao động tăng trưởng bình quân 118%/năm. Không chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, vị thế của Công ty được khẳng định xứng đáng trong trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các công ty thuốc lá điếu thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Chức năng chính của Công ty Cổ phần Ngân Sơn là:
Trồng trọt, thu mua, chế biến và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá và các sản phẩm nông nghiệp; kinh doanh thuốc lá bao, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho ngành thuốc lá; xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy, hải sản và hàng tiêu dùng; sản xuất và mua bán vật tư nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực
doanh dịch vụ kho vận, kho ngoại quan; kinh doanh các hoạt động dịch vụ: ăn uống, nhà hàng. Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar).
Nhiệm vụ của công ty là
- Tiếp tục triển khai Dự án đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực chế biến nguyên liệu thuốc lá.
- Phát huy tối đa các nguồn lực, cơ sở vật chất để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phát huy và không ngừng phát triển thương hiệu Ngân Sơn trên thị trường quốc tế và nội địa, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của Công ty.
- Đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Đào tạo, phát triển, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Nằm trong khó khăn chung của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Ngân Sơn không tránh khỏi những khó khăn, trong đó có áp lực về vốn đầu tư cho nông dân, thiên tai bất thường, cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển, cũng như chi phí vật tư, dịch vụ tăng cao… Nhưng kết quả đạt được đã vượt trên cả mong đợi của địa phương và nông dân.
Với mục tiêu “Sản xuất nguyên liệu thuốc lá phát triển bền vững và ổn định đến năm 2010-2015” Công ty Cổ phần Ngân Sơn đặt ra hướng phát triển