Tình hình lao động, tài sản và nguồn vốn, kết quả sản xuât kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngân Sơn.

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cỏ phần ngân sơn (Trang 49 - 58)

T K: ài khoản

3.1.5.Tình hình lao động, tài sản và nguồn vốn, kết quả sản xuât kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngân Sơn.

doanh của Công ty Cổ phần Ngân Sơn.

3.1.5.1. Tình hình lao động của Công ty:

Nhìn vào biểu 1 ta thấy: Qua 3 năm số lượng lao động của công ty có sự biến động. Tổng số lao động của công ty có sự biến động. Tổng số lao động của Công ty năm 2011 có 2680 lao động giảm bình quân cả 3 năm là 1.92% tương ứng với 106 công nhân. Lao động chuyên môn không có bằng của cả 3 năm giảm 2.96% tương ứng với 127 lao động. Lao động chuyên môn có bằng qua 3 năm cũng có những biến động cụ thể phụ thuộc vào trình độ của công nhân được thể hiện như sau:

Lao động có trình độ trên Đại học: qua mỗi năm đều tăng, năm 2010 so với năm 2009 tăng 50% tương ứng với 5 lao động, năm 2011 so với năm 2010 tăng 13.33% tương ứng 2 lao động, mức độ tăng bình quân của cả 3 năm đạt 30,384% tương ứng 7 người.

Lao động có trình độ Đại học: qua các năm cũng có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tăng 6% tương ứng với 18 lao động, năm 2011 so với năm 2010 tăng 11,01% tương ứng với 35lao động, mức độ tăng bình quân của cả 3 năm đạt 8.474% tương ứng với 53 người.

Lao động của công nhân có trình độ cao đẳng và trung cấp: đều có xu hướng giảm qua từng năm, cụ thê lao động có trình độ cao đẳng năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,2% tương ứng với 13 công nhân, năm 2011 so với năm 2010 giảm 4.64% tương ứng với 11 công nhân, mức độ giảm bình quân của lao động cao đẳng qua 3 năm là 4,92% tương ứng với 24 lao động.Tương tự như vậy lao động có trình độ trung cấp giảm qua các năm ( năm 2010 so với năm 2009 giảm 16% tương ứng với 8 người, năm 2011 so vơi năm 2010 giảm 16,67% tương ứng giảm 7 lao động, mức độ giảm bình quân qua 3 năm là 16,34% tương ứng giảm 15 lao động).

Tóm lại: lao động của công ty qua 3 năm có sự thay đổi trái ngược nhau cả về số lượng và chất lượng.

Về số lượng: Số lượng lao động của hai năm 2010 và 2011 đều giảm so với năm 2009 đây là do sự đầu tư công nghệ khoa học vào sản xuất, chuyên môn hóa qua từng khâu sản xuất khiến giảm bớt số lượng lao động làm thủ công.

Về chất lượng: Đội ngũ lao động có trình độ trên đại học và đại học tăng lên làm giảm dần lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp có vai trò tích cực đối với sự phát triển của công ty. Nó thêt hiện công ty coi trọng yếu tố chất xám là yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất lao động và kết quả sản xuât kinh doanh.

Bảng 3.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

ĐVT( Người)

Chỉ tiêu SL(người) CC(%) SL(người) CC(%) SL(người) CC(%)2009 2010 2011 10/09 So sánh(%)11/10 BQ

Tổng số lao động 2786 100 2588 100 2680 100 92.89 103.55 98.08 I. Phân theo TĐHV 1. Trên ĐH 10 0.36 15 0.58 17 0.634 150.00 113.33 130.38 2. ĐH 300 10.77 318 12.29 353 13.172 106.00 111.01 108.48 3.CĐ 250 8.97 237 9.16 226 8.433 94.80 95.36 95.08 4. TC 50 1.79 42 1.62 35 1.306 84.00 83.33 83.66 5.LĐPT 2176 78.10 1976 76.35 2049 76.455 90.81 103.69 97.04 II Phân theo CMKT 1.LĐCM không có bằng 2176 78.10 1976 76.35 2049 76.455 90.81 103.69 97.04 2. LĐ CM có bằng 610 21.90 612 23.65 631 23.545 100.33 103.10 101.71 (Nguồn: phòng tổ chức nhân sự)

Bảng 3.2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

ĐVT: VNĐ

TÀI SẢN Mã số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 386.518.936.466 384.117.536.510 281.267.673.972

I. Tiền 110 6.251.250.231 7.351.140.041 8.282.510.853

II Các khoản phải thu ngắn hạn 130 70.456.2347.786 75.854.947.370 66.424.039.650

III. Hàng tồn kho 140 180.456.789.563 293.808.089.847 193.013.474.835

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4.076.710.711 7.103.359.252 13.547.648.634

B. TÀI SẢN DÀI HẠN . 200 59.440.094.415 67.562.524.980 110.851.369.366

I. Tài sản cố định 220 32.098.875.526 38.823.684.709 81.857.616.098

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11682321655 11.525.503.614 10.222.341.354

V. Tài sản dài hạn khác 260 15.658.897.234 17.213.336.657 18.771.411.914

2. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 445.959.030.881 451.680.061.490 392.119.043.338

Bảng 3.3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

ĐVT: VNĐ

NGUỒN VỐN Mã số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A. NỢ PHẢI TRẢ 300 319.994.431.148 328.468.351.703 263.890.331.226

I. Nợ ngắn hạn 310 298.181.470.003 306.883.135.229 177.675.191.849 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 215.547.468.689 213.604.564.578 78.986.465.568 2. Phải trả người bán 312 1.364.697.789 2.027.105.881 23.374.416.218 3. Người mua trả tiền trước 313 47.578.243.567 56.120.128.043 39.864.295.461 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 15.364.578.134 14.327.554.801 8.635.735.180 5. Phải trả người lao động 315 3.156.456.345 3.930.824.581 6.183.500.176 6. Chi phí phải trả 316 345.567.678 246.633.164 1.060.366.640 7. Các khoản phải trả phải nộp khác 319 14.345.890.567 16.106.098.485 18.827.352.812 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 323 478.567.234 520.225.696 743.059.794

II. Nợ dài hạn 330 21.812.961.145 21.585.216.474 86.215.139.377 1. Phải trả dài hạn khác 334 20.867.615.255 20.867.615.255 20.867.615.255 2. Vay và nợ dài hạn 333 - - 64.792.168.776 3.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 945.345.890 717.601.219 555.355.346 B.NGUỒN VỐN 400 125.964.599.733 123.211.709.787 128.228.712.112 I. Vồn chủ sở hữu 410 111.776.189.264 123.211.709.787 128.228.712.112

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 69.131.330.000 69.131.330.000 69.131.330.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 16.351.574.000 16.351.574.000 16.351.374.000 3. Chênh lệch tỷ giá 414 - - (148.517.327) 4.Quỹ đầu tư phát triển 417 18.345.567.679 19.037.462.128 20.120.462.128 5. Quỹ dự phòng tài chính 418 1.985.539.000 1.985.539.000 2.759.539.000 6. Quỹ khác của vốn chủ sở hữu 419 378.687.098 595.510.636 1.369.510.636. 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 14.567.097.567 16.110.294.023 18.644.867.675

Bảng 3.4: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 416.468.709.245 526.142.659.014 622.307.970.479

2.Các khoản giảm trừ 02 - - -

3. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. 10 416.468.709.245 526.142.659.014 622.307.970.479 4.Giá vốn hàng bán 11 347.467.680.134 438.874.336.047 518.809.819.459 5. Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 69.001.029.111 87.268.322.967 103.498.151.020 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.985.679.890 3.319.455.713 2.020.089.073 7.Chi phí tài chính 22 29.458.679.345 31.345.818.000 30.784.220.868 .Trong đó: chi phí lãi vay 23 (27.457.679.123) (29.564.956.452) 23.611.908.506 8. Chi phí bán hàng 24 9.347.567.780 11.000.656.484 11.793.118.949 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 16.488.679.123 27.765.730.645 38.182.412.143 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 16.691.782.753 20.475.573.551 24.758.488.133 11. Thu nhập khác 31 101.346.086 131.706.787 298.429.918 12. Chi phí khác 32 37.357.098 43.456.611 229.418.309 13.Lợi nhuận từ hoạt động khác 40 63.988.988 88.250.176 69.011.609 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 16.755.771.741 20.563.823.727 24.827.499.742 15.Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 4.179.489.097 5.081.761.619 6.245.286.690 16. Lợi nhuận sau thuế 60 12.576.282.644 15.842.062.108 18.582.213.052 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.965 2.860 2.688

Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động của Công ty.

Tài sản của Công ty Cổ phần Ngân sơn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, để tạo điều kiện cho Công tác quản lý và hạch toán tài sản cần xem xét toàn bộ tài sản của xí nghiệp theo hai hình thức biểu hiện là giá trị của tài sản và nguồn hình thành của tài sản.

Tổng tài sản của công ty năm 2009 so với năm 2010 tăng lên là hiện tượng bình thường theo xu hướng phát triển nhưng đến năm 2011 so với năm 2010 thì tổng tài sản lại giảm một cách đáng kể từ 451.680.061.490 xuống còn 392.119.043.338 tương đương với 13,19% kéo theo nguồn vốn của công ty cũng giảm theo, đó là do tác động của tình hình tiêu thụ nguyên liệu vụ xuân 2011 khá trầm lắng, sản lượng tiêu thụ với các Công ty thuốc lá điếu giảm, kênh tiêu thụ xuất khẩu không thuận lợi, các hợp đồng ký năm 2011 xác lập sản lượng đạt thấp hơn so với kế hoạch, công tác đàm phán và ký kết một số hợp đồng với một số Công ty Thuốc lá điếu chậm, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay của các Ngân hàng lại khá cao (trên 20%/năm) đồng thời công ty dư nợ vốn vay Ngân hàng lớn dẫn đến chi phí tài chính tăng cao, đó cũng chính là lý do mà khoản vay và nợ phải trả của Công ty giảm một cách rõ rệt năm 2010 là 213.604.564.578 xuống còn 78.986.465.568 tương đương với 63,02% kéo theo tài sản và nguồn vốn cũng giảm so với 2009 và 2010.

Giá thu mua nguyên liệu năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010( tăng khoảng 30-40%), trong khi đó giá bán với các Công ty Thuốc lá điếu tăng lên không tương xứng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Năm 2011 Công ty đầu tư TSCĐ tương đối lớn so với các năm 2009 và 2010 lên mức là 81.857.616.098đ tăng so với năm 2009 là 155,02% và so với năm 2010 là 110,84%. Điều đó nói lên Công ty đã tập trung vào việc đầu tư trang thiết bị mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhân công…

Tuy nhiên năm 2011 thuận lợi cơ bản là các hợp đồng tiêu thụ đã ký năm 2010 chuyển sang cơ bản đã được thực hiện, tình hình giá tiêu thụ nguyên liệu tăng trong khi lượng nguyên liệu tồn kho trong năm 2010 chuyển sang khá cao với giá vốn tồn kho tương đối thấp

Tỷ giá giữa đồng VNĐ và USD từ đầu năm 2011 điều chỉnh tănng 8% so với năm 2010, lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát huy tốt với sản lượng sấy lại tăng 50% so với kế hoạch vì vật kết quả sản xuất kinh doanh cơ bản thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong SXKD, nhưng do Hôi đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty đã chủ động, linh hoạt, có nhiều giải pháp triển khai hợp lý trong việc chỉ đạo điều hành như: Đẩy mạnh sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ trọng thành phẩm chế biến nguyên liệu thuốc lá trong tiêu thụ: Cải tiến và khai thác tối đa công suất của dây truyền sấy lại, tập trung chỉ đạo công tác thu mua nguyên liệu thuốc lá chú trọng dự báo nhu cầu, khắc phục nhược điểm và nâng cao chất lượng sản phẩm mới, tập trung thu hồi công nợ để giảm chi phí lãi vay, thực hành tiết kiệm chống lãng phí… nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Do vậy nhìn vào bảng kết quả SXKD qua 3 năm ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng 25,97%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 17,30%.

3.1.6.Đặc điểm sản xuất, quy trình sản xuất của công ty.

- Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao.

- Công đoạn chế biến sợi phải có các thiết bị tối thiểu đảm bảo tính đồng bộ của công đoạn, bao gồm: máy hấp, máy gia ẩm, máy gia liệu, xy lô trữ và ủ lá, máy thái, máy sấy sợi, máy làm dịu, thiết bị phun hương, phối trộn và các cân định lượng.

Dây chuyền chế biến sợi phải được chuyên môn hoá, bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Đối với những doanh nghiệp không có dây chuyền chế biến sợi phải có hợp đồng gia công chế biến sợi. Đơn vị nhận gia công chế biến sợi phải đáp ứng được các điều kiện được quy định.

- Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay.

- Có các thiết bị kiểm tra tối thiểu để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hoá khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống để theo dõi lâu dài.

- Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.

Sơ đồ về quy trình sản xuất của Công ty:

Phối chế Làm ẩm lần 1 Tách cuộng Cuộng Lá Đập cuộng Làm ẩm lần 2

Phân li Thái sợi

Lá Cuộng Sấy sợi Ép Thái cuộng Phun hương Trừ sợi Cuốn điếu Sấy điếu Ghép đầu lọc Đóng bao Nguyên liệu Sản phẩm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cỏ phần ngân sơn (Trang 49 - 58)