Đặc điểm công tác kế toán của Công ty:

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cỏ phần ngân sơn (Trang 43 - 49)

T K: ài khoản

3.1.4.Đặc điểm công tác kế toán của Công ty:

3.1.4.1. Bộ máy kế toán:

Bộ phận kế toán văn phòng công ty ngoài nghiệp vụ tác nghiệp kế toán tại văn phòng công ty còn có nhiệm vụ tổ chức hệ thống tài chính kế toán toàn công ty đi vào nề nếp và đúng chế độ. Một mặt phòng phải làm tốt chức năng quản lý, mặt khác phải làm được chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý và điều hành sản xuất.

Tại phòng kế toán Công ty cán bộ và nhân viên có sự phân nhiệm rõ ràng, CBNV phòng đã chủ động trong công việc, phối hợp cùng các phòng liên quan, các đơn vị trực thuộc ở tất cả các khâu liên quan và thường xuyên báo cáo kết

Phòng đã kết hợp cùng với Ban kiểm soát, cơ quan thuế, kiểm toán già soát các mặt hoạt động của các đơn vị và văn phòng công ty từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán.

- Trong công tác quản lý thanh toán, tiền mặt, tiền gửi, tiền vay Ngân hàng: Cán bộ đảm nhiệm công tác này cũng đã thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt, tiền gửi, tiền vay cho lãnh đạo phòng và Giám đốc, lập các chứng từ thu, chi, chuyển tiền kịp thời và chính xác, không có sai sót xảy ra. Việc quyết toán chi phí hành chính văn phòng theo định mức công ty ban hành, thời gian quyết toán đảm bảo tiến độ.

- Trong công tác kế toán nguyên liệu, doanh thu, tính giá thành sản phẩm và công nợ: Cán bộ đảm nhiệm công tác này đã thường xuyên báo cáo tình hình công nợ đối với khách hàng trong nước, khách hàng nước ngoài, theo dõi nợ đến hạn, quá hạn giúp cho lãnh đạo phòng nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời nhằm đấy nhanh tốc độ vòng quay nợ phải thu.

- Trong công tác kế toán theo dõi vật tư , công cụ dụng cụ, tính giá thành sản phẩm phân bón, theo dõi, đối chiếu nợ nội bộ: cán bộ làm công tác này đảm nhiệm việc kiểm tra giá cả công cụ dụng cụ mua sắm đảm bảo thời gian hợp lý thông qua kiểm tra trực tiếp thị trường, mạng internet, báo chí.

- Trong công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cố định, nguồn vốn: cán bộ làm công tác kế toán này đảm nhiệm việc thẩm định dự toán các công trình đầu tư, sửa chữa lớn tài sản cố định trên cơ sở chủ trương đã được phê duyệt, việc kiểm tra thủ tục, hồ sơ quyết toán đảm bảo theo luật đấu thầu, đúng trình tự quy chế quản lý đầu tư.

Đối với công tác kế toán theo dõi tăng, giảm tài sản cố định: Tài sản cố định tăng, giảm đã được kế toán theo dõi và ghi nhận chi tiết, khấu hao tài sản cố định đã được tính toán và khấu hao thường xuyên để hạch toán vào chi phí sản xuất.

- Trong công tác kê khai quyết toán thuế, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, kế toán đã kết hợp với Phòng Tổ chức – Nhân sự tính lương, thưởng trích lập bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp và đối chiếu với cơ quan Bảo hiểm hàng tháng tại văn phòng Công ty

- Trong công tác kế toán tổng hợp: Thông tin báo cáo tài chình là hết sức quan trọng, giúp cho ban điều hành, các cơ quan liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của công ty tại thời điểm và trong kỳ kinh doanh, việc tổng hợp lập báo cáo tài chính phải đảm bảo chính xác, đầy đủ kịp thời. Xác định vị trí quan trọng trong công tác này, phòng đã bố trí cán bộ phó phòng đảm nhiệm công tác kế toán tổng hợp. Nghiệp vụ tra soát điều chỉnh bút toán và hướng dẫn kế toán các đơn vị quản lý hạch toán phát sinh nhiều. Thời gian hoàn thành Báo cáo tài chính đảm bảo theo yêu cầu đối với công ty đại chúng, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính tương đối khó khăn do việc hoàn thành báo cáo tài chính từ các đơn vị thường chậm hơn so với quy định, khối lượng công việc nhiều, đặc biệt là các tháng cuối quý.

Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán nguyên liệu doanh thu tính giá thành và công nợ Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ Kế toán XDCB, TSCĐ, nguồn vốn. Kê toán thuế, tiền lương, BHXH Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng Kế toán tổng hợp

Trong bộ máy kế toán của công ty, kế toán trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán tài chính của công ty. Phó phòng kế toán là người đứng thứ hai trong bộ phận kế toán của công ty, có trách nhiệm giúp kế toán trưởng phân công công việc cho phù hợp và định hình các vấn đề vướng mắc và giải quyết chúng khi không có mặt kế toán trưởng tại công ty. Sau đó báo cáo tình hình chung cho kế toán trưởng.

3.1.4.2. Hình thức kế toán mà công ty đang vận dụng:

Công ty đang áp dụng hình thức “ Nhật ký- chứng từ”, hình thức này kết hợp với việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng tháng và ghi chép cuối tháng.

Việc ghi chép kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ phải đảm bảo theo nguyên tắc sau:

- Tập hợp và hệ thống hóa theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng nợ.

- Kết hợp việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn có quan hệ đối ứng tài khoản có chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

- Hệ thống sổ sách kế toán của công ty gồm: Nhật ký- chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo vế có của TK có nội dung kinh tế giống nhau. Khi mở Nhật ký -chứng từ dùng cho nhiều TK được phản ánh riêng biệt ở một dòng, một cột dành cho mỗi tài khoản. - Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một TK trong đó phản ánh số dư phát sinh nợ, số phát sinh có trong tháng và số dư cuối tháng, phục vụ cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu và chuyển số dư cuối tháng, số liệu của bảng kê không được sử dụng để ghi sổ cái.

số lấy từ Nhật ký - chứng từ ghi có của TK đó, số phát sinh nợ được phản ánh chi tiết trên từng TK đối ứng lấy từ Nhật ký- chứng từ có liên quan. Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khóa sổ kiểm tra, đối chiều số liệu trên Nhật ký- chứng từ.

Trình tự của việc ghi sổ theo Nhật ký- chứng từ được thực hiện như sau: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký- chứng từ hoặc bảng kê sổ chi tiết có liên quan.

- Đối với các Nhật ký- chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán và bảng kê sổ chi tiết. cuối tháng phải chuyển số liệu vào bảng kê sổ chi tiết, vào Nhật ký- chứng từ.

Đối với loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ ghi vào bảng kê và Nhật ký- chứng từ có liên quan.

Cuối tháng cộng sổ các sổ liệu trên Nhật ký- chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhật ký- chứng từ với sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng hợp của Nhật ký- chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

Đối với loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ ghi vào bảng kê và Nhật ký- chứng từ có liên quan.

Cuối tháng cộng sổ các số liệu trên Nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ với sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng hợp của Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào sổ, vào thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng sổ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó để lập bảng tổng hợp chi tiết cho từng TK để đối chiều với sổ cái.

Số liệu tổng hợp ở sổ cái và một số chỉ tiêu trên Nhật ký- chứng từ, bảng kê và bảng tổng hợp được dùng để lập Báo cáo Tài chính.

Niên độ kế toán được thực hiện từ ngày 01/01/200N và kết thúc vào ngày 31/12/200N theo dương lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tiền áp dụng để hạch toán trong toàn Công ty là tiền Việt Nam đồng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với ngoại lệ thì được quy đổi sang Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái của Ngân hàng tại thời điểm phát sinh.

3.1.4.3. Các chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng.

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐ kế toán ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 và thông tư số 89/2002/TT-BT ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính.

- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Tài sản cố định và trích khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cỏ phần ngân sơn (Trang 43 - 49)