Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 29 - 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn

Để đánh giá khái quát được tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty, trước hết cần xem xét cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình biến động của chúng qua 3 năm.

3.2.1.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản

Doanh nghiệp nào cũng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, vì thế mà làm thế nào để đem lại lợi nhuân cao nhất luôn là câu hỏi mà các nhà quản trị tìm cách trả lời và đưa ra cách quản lý tốt nhất. Mà tài sản hay vốn là yếu tố cơ bản và tiền đề không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để xem xét tình

doanh nghiệp hay chính là xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản và sự biến động của nó.

Bảng 3.1 cung cấp cho chúng ta thông tin về sự tăng trưởng không đều của tổng tài sản (TS). Cụ thể là giá trị tổng TS năm 2011 cao gấp 4 lần năm 2009 và chỉ bằng 95% năm 2010. Tài sản ngắn hạn (TSNH) chiếm tỷ trọng lớn, tài sản dài hạn (TSDH) chỉ chiếm không đáng kể trong tổng TS. Để nắm rõ hơn chúng tôi tiến hành xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới biến động tổng TS.

Tài sản ngắn hạn: Nhìn chung, TSNH chiếm tỷ trọng lớn (gần 100% tổng TS) và giá trị TSNH tăng lên rất nhanh qua các năm, điều này đã giải thích được nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ giá trị tổng TS. Vì vậy, chúng tôi đã xem xét các yếu tố tác động đến TSNH, trong số đó, khoản mục khoản phải thu ngắn hạn (KPT) và khoản mục hàng tồn kho (HTK) là hai yếu tố có ảnh hướng lớn nhất đến sự biến động của TSNH.

Trước hết, ta xem xét sự ảnh hưởng của biến động các khoản phải thu tới TSNH. Tỷ trọng KPT qua 3 năm đang dao động giảm không liên tục, từ chiếm gần như toàn bộ tổng TS năm 2009 xuống chỉ còn chiếm 1/3 tổng TS năm 2011. Tuy giảm về tỷ trọng nhưng giá trị của khoản mục lại tăng (năm 2011 bằng 1,8 lần năm 2009). Bảng 3.1 chỉ ra rằng khoản mục KPT giảm là do các khoản phải thu khách hàng giảm và tốc độ giảm của các khoản phải thu khách hàng gần như tương đương với tốc độ giảm của KPT. Như vậy, mặc dù giá trị có tăng nhưng tỷ trọng của KPT đã giảm đi chứng tỏ công ty đã chú ý hơn đến việc thu hồi vốn, nâng cao được hiệu quả sản xuất, tuy vậy, việc công ty vẫn bị chiếm dụng vốn lớn là vấn đề quan trọng mà công ty cần quan tâm.

HTK là khoản mục rất trọng yếu trong một doanh nghiệp xây dựng vì nó thường là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu dùng cho các công trình, và do đặc điểm của ngành xây dựng lượng HTK luôn chiếm tỷ trọng lớn (từ

không có HTK năm 2009, đến năm 2010 đã chiếm hơn 50% tổng TS và tăng lên đến hơn 60% năm 2011) cùng với đó là sự gia tăng của giá trị khoản mục, giá trị HTK năm 2011 bằng 106% năm 2010. Trên thực tế, công ty đang thi công dở dang một số công trình: kênh gạch hóa xã Đông Ngạc, cải tạo đường và hệ thống thoát nước làng Cầu Sông, Trường tiểu học Thanh Trì… Vậy, việc khoản mục HTK tăng cả giá trị và tỷ trọng là tín hiệu tốt vì công ty đã mở rộng quy mô nhưng việc tăng lên chiếm đến hơn ½ tổng tài sản thì chứng tỏ công ty đang bị ứ đọng vốn và việc công ty huy động vốn vào sản xuất như vậy có ảnh hưởng thế nào tới khả năng thanh toán của công ty là vấn đề cần quan tâm.

Qua phân tích phần tài sản ngắn hạn cho thấy cùng với việc quy mô sản xuất tăng đã kéo theo việc gia tăng của tài sản lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho (vì đặc thù riêng của ngành). Có thể kết luận rằng hầu hết lượng vốn lưu động của công ty đều nằm trong hàng tồn kho và các khoản phải thu, điều này có thể làm gia tăng chi phí sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý, vay vốn. Đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục để đạt được hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Tài sản dài hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng TS của công ty và đang có xu hướng tăng dần lên, điều này rất dễ hiểu vì là một công ty xây dựng quy mô nhỏ nên tất cả các thiết bị của công ty đều được đi thuê hoạt động và công ty đang phát triển và mở rộng quy mô nên tài sản dài hạn của công ty tăng lên. Năm 2009, doanh nghiệp chỉ đi thuê hoạt động nên doanh nghiệp không có tài sản cố định, đến năm 2010, tài sản dài hạn tăng do tài sản dài hạn khác tăng nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng TS (chỉ chiếm 0,3%). Năm 2011, công ty đã quan tâm hơn đên đầu tư vào TSCĐ, mua mới trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, điều này đã làm TSDH công ty tăng 110,3%. Đây là tín hiệu tốt chứng tỏ công ty đã định hướng làm ăn một cách chuyên nghiệp hơn, hướng tới tương lai xa hơn.

Bảng 3.1: Cơ cấu và tình hình biến động tài sản qua 3 năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 / 2009 2011 / 2010

% % % Triệu đồng (%) Triệu đồng (%)

A. Tài sản ngắn hạn 100,0 99,7 99,4 5.501,70 325,8 -441,33 -6,1

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 1,8 16,4 0,5 1.148,99 3.721,2 -1.147,73 -97,3

II. Phải thu ngắn hạn 97,0 29,4 37,0 480,76 29,4 390,25 18,4

1. Phải thu của khách hàng 82,5 27,3 37,0 576,00 41,4 540,33 27,4 2. Trả trước cho người bán 14,5 2,1 − -94,92 -38,7 -150,08 -100,0

III. Hàng tồn kho − 54,0 60,8 3.891,23 − 235,55 6,1 IV. Tài sản ngắn hạn khác 1,2 0,0 1,2 -19,27 -96,1 80,60 10.409,2 B. Tài sản dài hạn0,3 0,6 18,1219,99 110,3 I. Tài sản cố định − − 0,4 − − 26,33 − II. Tài sản cố định khác − 0,3 0,2 18,12 − -6,35 -35,0 Tổng tài sản 100,0 100,0 100,0 5.519,83 326,8 -421,34 -5,8

Nhưng lượng TSCĐ của công ty quá thấp, điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong sản xuất khi mà công ty sẽ phải phụ thuộc vào doanh nghiệp cho thuê TSCĐ Như vậy, việc tỷ trọng TSNH chiểm phần lớn trong tổng TS có thể đảm bảo hơn cho các chủ nợ nhưng lại khó thu hút được các nhà đầu tư khi nhìn đến tỷ trọng TSDH và tương lai của doanh nghiệp.

3.2.1.2 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn

Qua việc phân tích cơ cấu tài sản ở phần trên cho thấy được khả năng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp ra sao nhưng để rõ hơn cần phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn hình thành những tài sản đó.

Bảng 3.2 mô tả tình hình nguồn hình thành các tài sản của doanh nghiệp. Để phân tích rõ tình hình này cần hiểu rõ các khoản mục tác động đến sự thay đổi của nguồn vốn.

Nợ phải trả của công ty qua 3 năm biến động rất lớn, giá trị tổng nợ phải trả năm 2010 và năm 2011 gấp hơn 10 lần năm 2009. Việc gia tăng mạnh mạnh của các khoản nợ phải trả này là do công ty cần vốn đưa vào sản xuất nên đã huy động bằng cách vay ngắn hạn, do đó mà giai đoạn 2009 – 2010 vay ngắn hạn tăng mạnh, giá trị khoản vay năm 2010 cao gấp 5,5 lần năm 2009, đến giai đoạn 2010 – 2011 đã chứng kiến việc tăng đột phá của mục này cụ thể là năm 2011 khoản vay ngắn hạn bằng 12 lần năm 2009 tương ứng với tỷ trọng khoản mục chiểm đến hơn 71% tổng nguồn vốn. Ngoài khoản vay ngắn hạn, công ty còn huy động thêm vốn từ các khoản phải trả người bán, khách hàng đặt tiền trước và người lao động nhưng tỷ trọng các khoản mục này trong nguồn vốn chiếm tỷ lệ không nhiều, ngoại trừ năm 2010 có sự gia tăng đột biến của khoản mục phải trả người lao động (tăng hơn 1,1 tỷ tương ứng khoảng 15,5% nguồn vốn) và khoản mục người mua trả tiền trước

Một điểm nổi bật khi nhìn vào tình hình của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp không có các khoản vay dài hạn nào. Những điều này có nghĩa là doanh nghiệp tài trợ cho các tài sản của mình hoàn toàn bằng các khoản nợ ngắn hạn. Đây là một điểm không tốt của doanh nghiệp, khi huy động vốn bằng các khoản nợ ngắn hạn sẽ luôn đặt công ty trong tình trạng phải chịu áp lực trả nợ từ các phía, nó sẽ làm tăng áp lực kinh doanh, công ty sẽ có nguy cơ phá sản khi đến hạn các khoản nợ và khó có thể huy động thêm vốn để tiếp tục nhận thêm các công trình mới, nhưng công ty cũng đã chiếm dụng được vốn của các đối tượng khác, giảm được chi phí vay vốn.

Trong khi các khoản nợ tăng lên đáng kể thì nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm lại tăng rất ít (năm 2010 bằng 105% và năm 2011 bằng 111% năm 2009) do sự bổ sung của lợi nhuận giữ lại qua các năm mà nguồn vốn lại tăng mạnh trong các năm qua vì thế mà tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn đang giảm dần, từ tài trợ 70% tài sản năm 2009 giảm xuống chỉ còn tài trợ 20%. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu là một tín hiệu đáng mừng cho người sở hữu doanh nghiệp nhưng tỷ trọng lại giảm cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty đang thấp dần đi vì nợ phải trả tăng nhiều hơn. Điều này sẽ khiến công ty có khả năng rủi ro cao hơn.

Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang mất cân bằng (tỷ trọng nợ ngắn hạn quá lớn trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp dần đi, không có nguồn tài trợ từ vay dài hạn), điều này có thể đẩy doanh nghiệp đứng trước nhiều thách thức hơn để tiếp tục phát triển.

Tóm lại, qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ ra rằng doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong huy động vốn vì thế để tiếp tục sản xuất doanh nghiệp đã lựa chọn việc huy động vốn bằng các nguồn ngắn hạn. Nếu tiếp tục trong tình trạng này doanh nghiệp có thể sẽ không thể huy động vốn tiếp cho quá trình kinh doanh, cùng với đó là sự không tin tưởng vào khả năng tài chính

Bảng 3.2: Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm 2009 – 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 / 2009 2011 / 2010 % % % Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) A. Nợ phải trả 31,0 82,6 79,8 5.429 1.035,5 -534 -9,0 I. Nợ ngắn hạn 31,0 82,6 79,8 5.429 1.035,5 -534 -9,0 1.Vay ngắn hạn 23,7 30,5 71,5 1.800 450,0 2.650 120,5 2.Phải trả người bán − 13,8 4,5 992 − -685 -69,1

3.Người mua trả tiền trước − 22,5 3,5 1.619 − -1.384 -85,5

4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 7,4 0,4 − -99 -79,6 -25 -100,0

5.Phải trả người lao động − 15,5 0,4 1.116 − -1.089 -97,6

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 69,0 17,0 20,2 61 5,2 143 11,7

I. Vốn chủ sở hữu 69,0 17,0 20,2 61 5,2 143 11,7

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 59,2 13,9 14,7 − − − −

2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 0,1 0,01 0,02 − − − −

3. Lợi nhuận chưa phân phối 9,7 3,5 5,4 91 55,7 113 44,6

Tổng nguồn vốn 100,0 100,0 100,0 5.520 326,8 -421 -5,8

doanh nghiệp khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, ngoài ra, còn có thể tồn tại những nguy hiểm khi đến hạn trả nợ. Tuy nhiên, để đánh giá kỹ lưỡng hơn tình hình của doanh nghiệp ta cần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau những quyết định về việc phân bổ vốn và nguồn hình thành vốn ở trên.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w