Phân tích khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 49 - 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.5Phân tích khả năng sinh lợ

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp nhưng nếu chỉ phân tích sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự tăng giảm đó. Chính vì thế mà chúng ta phải phân tích tỷ số lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu

3.2.5.1 Tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu

Quan sát đường biểu diễn tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu trên đồ thị 3.6 cho thấy tỷ lệ lãi này có xu hướng tăng không đều qua các năm. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang được nâng cao. Cụ thể tình hình:

Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần của công ty thì chỉ thu được 0,3 đông lợi nhuận. Sang năm 2010, số lãi thu được trên 100 đồng doanh thu đã tăng lên 1,4 đồng, tức tăng hơn 4 lần do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn gấp nhiều lần tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2011 ROS không tiếp tục tăng mà lại giảm xuống, tuy nhiên giảm không nhiều, bằng 94% năm trước , Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ song giá trị của nó lại rất lớn trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn nhưng giá trị của nó còn rất nhỏ so với doanh thu. So với các doanh nghiệp cùng ngành, ROS của doanh nghiệp là rất nhỏ, ROS bình quân ngành năm 2009 bằng 11% và năm 2010 bằng 8%. Điều này chứng tỏ lợi nhuận công ty đạt được còn chưa tương xứng với doanh thu và hiệu quả lợi nhuận trên doanh thu của công ty là quá thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Đồ thị 3.6: Tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu qua 3 năm 2009 – 2011

Như vậy, doanh thu thuần của công ty tăng qua các năm nhưng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng theo với tỷ lệ gần tương ứng khiến cho lợi nhuận ròng của công ty đạt giá trị thấp. Vì vậy, tuy hoạt động có lãi nhưng công ty cần kiểm soát chi phí, giảm các chi phí không cần thiết để đạt lợi nhuận ròng cao hơn.

3.2.5.3 Tỷ lệ sinh lợi của tài sản

Đồ thị 3.7 chỉ ra tỷ lệ sinh lợi của tài sản có chiều hướng tăng lên qua hàng năm, từ năm 2009 đến năm 2010 tăng mạnh hơn từ năm 2010 đến năm 2011, điều này cho thấy sức sinh lợi của tài sản đã tăng lên. Cụ thể:

Năm 2009, trong 100 đồng doanh thu có 0,63 đồng lợi nhuận, tỷ lệ này là quá nhỏ so với doanh thu. Đến năm 2010, khả năng tạo lợi nhuận của 100 đồng tài

sản tăng 0,64 đồng, tăng 101% so với năm 2009 bởi vì tốc độ tăng của lợi nhuận ròng cao gấp 2,3 lần tốc độ tăng của tài sản. Sở dĩ có tình hình này là công ty hoàn thành nhiều công trình làm tăng lợi nhuận và đến thời điểm cuối năm còn nhiều công trình còn dở dang và chưa thu được tiền. Tuy nhiên, ROA trung bình ngành bằng 0,07 có nghĩa là mặc dù công ty có làm ăn hiệu quả hơn nhưng vẫn còn ở mức quá thấp so với ngành, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao, cần phải nỗ lực hơn nữa để tận dụng nguồn tài sản.

Đồ thị 3.7: Tỷ lệ sinh lời của tài sản qua 3 năm 2009 – 2011

Năm 2011, ROA của doanh nghiệp bằng 138% năm 2010, mức tăng này cho thấy doanh nghiệp đã nỗ lực khai thác hiệu quả tài sản của mình hơn. Biểu hiện là lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên trong khi vốn đầu tư vào tài sản lại giảm đi. Đây là dấu hiệu tốt doanh nghiệp cần phát huy, lợi nhuận tăng là nhờ công

ty đã chủ động tiết kiệm chi phí, giảm giá thành các công trình nhưng vẫn giữ được chất lượng tốt. So sánh với bình quân ngành thì khả năng tạo lợi nhuận của tài sản vẫn còn khá rất nhỏ so với doanh thu, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty còn hạn chế, công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành như chủ động nguồn nguyên vật liệu, đẩy nhanh tốc độ thi công... để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

3.2.5.4 Tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Đồ thị 3.8: Tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2009 – 2011

Qua đồ thị 3.8 cho thấy ROE của công ty biến động và đang tăng lên qua từng năm, ROE năm 2011 gấp hơn 9 lần ROE năm 2009 và gấp 1,16 lần năm 2010. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu không biến động nhiểu, tăng rất ít qua 3 năm trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 105% nên đã làm cho tỷ lện tăng mạnh mẽ.

Có thể thấy, tỷ lệ sinh lời trên VCSH của công ty tăng cao là do công ty sử dụng nguồn vốn đi vay ngắn hạn và chiếm dụng là chủ yếu. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh tương đối cao.

Để đánh giá sự biến động của ROE là tích cực hay tiêu cực ta cần nhìn ROE một cách toàn diện hơn, tức là đặt nó trong mối quan hệ với ROA. Bởi vốn chủ sở hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản do đó tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ lệ sinh lời của tài sản.

Vì vậy, để có đánh giá đúng chúng ta sử dụng đẳng thức về đòn bẩy tài chính để xem xét ROE.

Ta biết đòn bẩy tài chính càng tăng sẽ càng có tác dụng “ bẩy” ROE tăng theo nhưng khi đó nợ của doanh nghiệp cũng theo đó mà tăng theo.

Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa ROA và ROE

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

ROA (%) 0,63 1,26 1,74 0,63 0,48

Đòn bẩy tài chính 1,46 5,9 4,97 4,44 -0,93

ROE (%) 0,92 7,44 8,65 6,52 1,21

Bảng 3.6 cung cấp thông tin về mối liên hệ giữa ROA và ROE, cụ thể đó là: Năm 2009, tỷ lệ sinh lời của tài sản chỉ bằng 0,0063 mà ROE bằng 0,0092, điều này chứng tỏ công ty chưa sử dụng nợ nhiều, vẫn còn sử dụng chủ yếu nguồn vốn của mình.

Sang năm 2010, công ty đã tăng sử dụng nợ thông qua chỉ tiêu đòn bẩy tài chính tăng gấp 4 lần cùng với đó ROA tăng 0,63 tăng 100%, điều này đã làm cho ROE tăng đột biến Mặc dù ROE tăng nhưng đòn bẩy tài chính lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ sinh lời của chủ sở hữu, điều này có thể làm cho công ty gặp nhiều rủi ro tài chính. Năm 2011, ROA của công ty vẫn tăng nhưng tốc độ đã chậm lại cùng với đó đòn bẩy tài chính đã giảm 15% nhưng ROE vẫn tăng 15% và đạt mức 0,086. Đây là biểu hiện tốt vì tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng đồng thời hạn chế được rủi ro tài chính.

Nhìn chung việc gia tăng vốn chủ sở hữu là một tín hiệu tốt với công ty, cho thấy được chất lượng đầu tư đã có chuyển biến khả quan hơn. Tỷ lệ sinh lời trên VCSH cao hơn nhiều so với tỷ lệ sinh lời trên tổng TS chứng tỏ hiệu quả đòng bẩy tài chính mà công ty đã sử dụng. Quan sát đồ thị 3.9 sẽ thấy rõ hơn sức mạnh của đòn bẩy tài chính với tỷ lệ khả năng sinh lời của công ty.

Như vậy, qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy mặc dù hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần nhưng vẫn còn rất thấp. Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu vào TSNH và tài trợ cho nó bằng cáckhoản nợ ngắn hạn, từ đó làm cho ROE cao hơn nhiều so với ROA, chính vì vậy mà doanh nghiệp bị đặt trong gánh nặng nợ nần. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh doanh của công ty còn quá thấp, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận chưa tương xứng với tốc độ tăng của vốn, tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu còn quá thấp, yêu cầu đặt ra cho công ty là phải tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình.

Bảng 3.7: Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm

ĐVT: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

(+/-) (+/-) 1 Doanh thu thuần 3263,08 5224,38 7418,84 1961,30 2194,46

2 Lợi nhuận sau thuế 10,70 91,09 118,44 80,38 27,35

3 Vốn chủ sở hữu 1164,57 1225,65 1369,29 61,09 143,64

4 Tổng tài sản 1688,85 7208,67 6787,33 5519,83 -421,34

5 Tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu (%) 0,33 1,74 1,60 1,42 -0,15 6 Tỷ lệ sinh lợi trên tổng tài sản (%) 0,63 1,26 1,74 0,63 0,48 7 Tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (%) 0,92 7,43 8,65 6,51 1,22

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 49 - 57)