Phân tích hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 44 - 49)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động

3.2.4.1 Số vòng quay tổng tài sản (số vòng quay vốn)

Từ những phân tích trước ta thấy rằng tài sản của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu, điều này có thể ảnh hướng lớn tới việc quay vòng vốn của doanh nghiệp.

Đồ thị 3.4 cho thấy vòng quay tổng TS đang giảm dần qua các năm, giảm nhanh hơn vào năm 2010. Cụ thể:

Năm 2009, vòng quay tổng TS là 1,62 vòng/ năm, sang năm 2010 giảm 0.45 vòng. Ở đây ta có thể hiểu rằng 1 đồng tài sản đưa vào sản xuất chỉ còn thu được 1,17 đồng doanh thu thuần. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần chỉ bằng ½ tốc độ tăng TS. Đến năm 2011 thì vòng quay tổng TS tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm 0.1 vòng so với năm 2010, điều này chứng tỏ mặc dù hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp đang giảm dần song tốc độ giảm vòng quay tổng TS đã chậm dần có nghĩa là doanh nghiệp đã chú ý hơn đến khai thác hiệu quả tài sản của mình. Mà năm 2010 trung bình ngành là 0,99 vòng so với các con số của công ty thì số vòng quay tài sản của công ty đang gần tới mức bình quân ngành chứng tỏ mặc dù hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm dần nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Qua việc xem xét tốc độ luân chuyển của tổng TS bình quân ngày càng giảm cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty đã giảm hiệu quả, công ty cần có những biện pháp quản lý để giữ vững hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong thời

gian tới, bên cạnh đó doanh thu thuần qua các năm cũng đang có xu hướng gia tăng nhưng tốc độ gia tăng lại không nhanh bằng tốc độ gia tăng TS chứng tỏ doanh thu vẫn chưa tương xứng với những gì đã bỏ ra.

Đồ thị 3.4: Số vòng quay tổng tài sản

3.2.4.2 Số vòng quay hàng tồn kho

Đồ thị 3.5 cung cấp thông tin cho biết số vòng quay của HTK đang có xu hướng giảm mạnh. Cả giá vốn và HTK bình quân đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của HTK, vì thế mà vòng quay HTK có xu hướng giảm. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang giảm dần cung với việc chi phí hoạt động tăng cao có thể sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng công trình.

Đồ thị 3.5: Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu qua 3 năm (2009 – 2011)

Nhìn chung, năm 2009 số vòng quay HTK đạt mức cao nhất trong 3 năm nghiên cứu. Do đến cuối năm này công ty không còn hàng tồn kho do công công ty đã hoàn thành hết các công trình vì thế mà trung bình HTK chi được tính vào HTK năm 2008. Đến năm 2010, vòng quay này giảm đi 58%, nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho trung bình tăng 273,8% trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 57%, điều này đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Năm 2011, số vòng quay này lại tiếp tục giảm và chỉ bằng 67% năm 2010, có thể giải thích việc này là do công ty mở rộng sản xuất nên đến cuối năm vẫn còn nhiều công trình chưa hoàn thành trong khi đó giá vốn chỉ tăng theo tiến độ công trình hoàn thành do vậy mà tốc độ tăng giá vốn (tăng 38,8%) thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho (106%) nên số vòng quay giảm đi.

Chỉ tiêu một lần nữa cho thấy hiệu quả của việc chuyển hàng tồn kho thành tiền của công ty là rất thấp. Đây là đặc điểm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các dự án của công ty này thường kéo dài một đến hai năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá thấp cho thấy DN chưa thực sự chú trọng đến hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn, công ty cần có biện pháp quản lý tài sản hiệu quả hơn.

3.2.4.3 Phân tích vòng quay khoản phải thu

Như đã nhận xét ở các phần trên, khoản phải thu là khoản mục chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Vậy, để xem xét tình trạng công ty quản lý các khoản phải thu như thế nào cần đánh giá vòng quay các khoản phải thu.

Đồ thị 3.5 mô tả vòng quay khoản phải thu của công ty đang tăng dần nhưng tốc độ tăng còn chậm. Cụ thể:

Năm 2009, doanh nghiệp phải mất bình quân 142 ngày để thu hồi khoản nợ. Đến năm 2010, số vòng quay đã tăng lên 10%, điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu đã nhanh lên, giảm dần khoản vốn bị chiếm dụng, với số vòng quay khoản phải thu trên đã khiến kỳ thu tiền giảm xuống còn 129 ngày chứng tỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp được đưa vào nhanh hơn và hiệu quả hơn nhưng vẫn còn ở mức thấp. Sang năm 2011, số vòng quay so với năm 2010 bằng 101,5%. Việc gia tăng vòng quay này đã khiến cho kỳ thu tiền của công ty giảm đi mức 64,2 ngày/vòng giảm so với năm 2010 là 50%. Đây là điều đáng mừng cho công ty khi mà doanh nghiệp đã chú ý hơn đến việc thu hồi các khoản nợ, giảm được số vốn bị chiếm dụng, tăng số vốn đi chiếm dụng và tốc độ chuyển thành tiền mặt của khoản phải thu tăng cao hơn.

Qua đồ thị 3.5 cho thấy cả vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu đều thể hiện hiệu quả của việc chuyển các khoản hàng tồn kho và các khoản phải thu là rất thấp, công ty chắc chắn sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, tuy

Bảng 3.5: Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 %

2010 / 2009 2011 / 2010

Doanh thu thuần 3.263,1 5.224,39 7.461,8 60,1 42,8

Tổng tài sản bình quân 2.013,7 4.448,7 6.998,0 120,9 57,3

Giá vốn hàng bán 3.075,0 4.825,0 6.697,0 56,9 38,8

Giá trị hàng tồn kho bình quân 520,4 1945,6 4009,0 273,9 106,1 Giá trị khoản phải thu bình quân 1.291,5 1.878,3 2.313,8 45,4 23,2

Vòng quay tổng tài sản (vòng) 1,62 1,17 1,07 -27,5 -9,2

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,91 2,48 1,67 -58,0 -32,4 Vòng quay khoản phải thu (vòng) 2,53 2,78 3,22 10,1 15,9

Cuối cùng, sau khi đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ta xem xét khả năng sinh lợi của doanh nghiệp sau tất cả các phân tích về tình hình của doanh nghiệp ở trên.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w