Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 39 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.3 Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là một nội dung rất được các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là nhà cung cấp, chủ nợ và ngân hàng quan tâm. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để các đối tượng quyết định có tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp nữa không. Chỉ tiêu này cũng giúp các nhà quản lý quảng cáo công ty với các đối tượng quan tâm.

Ta xem xét mức độ biến động và tính hợp lý của khả năng thanh toán công ty qua bảng 3.4.

3.2.3.1 Tỷ lệ thanh toán hiện thời

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn bởi tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Bảng 3.4 và đồ thị 3.1 cho thấy: Từ năm 2009 – 2010 là giai đoạn mà tỷ lệ thanh toán hiện thời giảm đi nhanh chóng, năm 2009 đang từ một mức rất cao, có sự lãng phí lớn tài sản, đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm đi 63%, xuống thấp hơn mức trung bình của ngành là 1,55, nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cụ thể tốc độ tăng TSNH là 326%, tốc độ tăng nợ ngắn hạn là 1035% (chủ yếu là sự gia tăng của tiền, các khoản tương đương tiền và vay ngắn hạn). Đến giai đoạn 2010 – 2011, chỉ số này tăng lên 3%, do trong năm TSNH của doanh nghiệp giảm ít hơn nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ thanh toán giảm đi và đang tiến gần đến bình quân ngành chứng tỏ công ty đã hiệu quả hơn trong công tác quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của công ty. Nếu chỉ dùng TSNH để đánh giá khả năng thanh toán của công ty thì chưa hẳn đã chính xác vì nó bao gồm cả khoản mục hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao. Vì

Đồ thị 3.1: Tỷ lệ thanh toán hiện thời

3.2.3.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh

Đồ thị 3.2 mô tả đường tỷ lệ thanh toán nhanh có xu hướng xuống dốc nhanh và chỉ còn rất thấp. Điều này là do ta đã loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính khả năng thanh toán mà hàng tồn kho lại chiếm tỷ lệ khá cao trong TSNH. Cụ thể:

Giai đoạn 2009 – 2010 là giai đoạn mà đường tỷ lệ thanh toán nhanh có độ dốc lớn nhất, khả năng thanh toán nhanh đã giảm 2,67 lần và chỉ còn bằng 17% năm 2009, điều này được lý giải là do sự gia tăng giá trị đột ngột của khoản mục hàng tồn kho và chiểm tỷ lệ lớn trong TSNH vào năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ thanh toán nhanh trung bình ngành là 1,1 lần. Ở mức thanh khoản này thì việc tỷ lệ thanh toán nhanh sụt giảm đã khiến cho khả năng thanh toán của công ty là quá thấp so với ngành. Sang đến giai đoạn 2010 – 2011, tỷ lệ

này tiếp tục giảm đi với tốc độ nhỏ hơn và bằng 87% năm 2010 bởi vì tỷ lệ hàng tồn kho tăng lên và chiếm 60% TSNH.

Đồ thị 3.2: Tỷ lệ thanh toán nhanh

Khi xét tỷ lệ thanh toán nhanh ta thấy rằng việc quản lý tài sản và công nợ của công ty không mấy hiệu quả vì khối lượng các công trình dở dang chiếm tỷ trọng quá lớn trong TSNH. Bên cạnh đó việc tăng cao nợ ngắn hạn đã làm cho chỉ số này thấp đi. Công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành sớm các công trình dở dang để nhanh chóng thu hồi vốn và đưa vào sản xuất để nâng cao tỷ trọng tài sản thanh khoản cao cũng như nâng cao hệ số thanh toán cho công ty.

3.2.3.3 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền

Cũng như tỷ lệ thanh toán nhanh, sau khi loại bỏ tiếp những TSNH khác để xem xét khả năng thanh toán bằng tiền. Đồ thị 3.3 lại chỉ ra rằng tỷ lệ này có

0,2 lần, tăng so với năm 2009 là 0,14 lần. Nguyên nhân là vốn bằng tiền của công ty tăng 1,14 tỷ so với năm 2009. Qua năm 2011 thì hệ số này có dấu hiệu sụt giảm mạnh, thấp hơn cả năm 2009, chỉ bằng 3% năm trước. Điều này là do công ty huy động vốn vào sản xuất làm giảm lượng tiền dự trữ dẫn đến tỷ lệ này giảm mạnh mà chưa thu được tiền từ các công trình đã hoàn thành.

Đồ thị 3.3: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền qua 3 năm 2009 – 2011

Như vậy, thực chất khả năng thanh toán bằng tiền của công ty đang giảm dần và đang ở tình trạng báo động khi mà lượng tiền đảm bảo quá thấp.Việc lượng tiền dự trữ không đủ đáp ứng khả năng chi trả sẽ dẫn đến nhiểu rủi ro cho công ty nếu công ty hợp tác với nhà cung cấp mới hay các nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng thu hồi các khoản nợ nhưng việc này khả năng là rất thấp. Nên việc sử dụng vốn đi chiếm dụng để tăng hiệu quả lợi nhuận là một biện pháp tốt, cũng như sử dụng tiền trong việc thúc đẩy nhanh quá trình xoay vòng vốn. Nhưng công ty vẫn phải luôn đề phòng những rủi ro không đáng có trong những năm tới.

Bảng 3.4: Phân tích khả năng thanh toán của công ty (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 / 2009 2011 / 2010 (+/ –) (+/–) Tổng tài sản 1688,85 7208,67 6787,33 5519,83 -421,34 Tổng nợ phải trả 524,28 5953,02 5418,04 5428,74 -534,98 Tài sản ngắn hạn 1688,85 7190,55 6749,22 5501,70 -441,33 Nợ ngắn hạn 524,28 5953,02 5418,04 5428,74 -534,98

Tiền và các khoản tương tương tiền 30,88 1179,87 32,14 1148,99 -1147,73

Hàng tồn kho 0,00 3891,23 4126,77 3891,23 235,55

Tỷ lệ thanh toán hiện thời ( lần) 3,22 1,21 1,25 -2,01 0,04

Tỷ lệ thanh toán nhanh(lần) 3,22 0,55 0,48 -2,67 -0,07

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền(lần) 0,06 0,20 0,01 0,14 -0,19

Có thể xác định công ty đang đứng trước những khó khăn trong huy động vốn và sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn nếu doanh nghiệp vẫn để mức khả năng thanh toán thấp như vậy. Sau những phân tích về rủi ro của công ty, để tìm hiểu thêm về công ty ta đi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w