Một số ý kiến về việc lập và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 57 - 60)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 Một số ý kiến về việc lập và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Tuổi trẻ Thủ đô, tôi có một số nhận xét như sau:

Nhìn chung, công ty TNHH đầu tư và xây dựng Tuổi trẻ Thủ đô đã chấp hành tốt về tổ chức lập BCTC theo quyết định 48/2006 – BTC và để đảm bảo cho hệ thống BCTC chất lượng và hữu ích với người sử dụng, công ty luôn coi trọng vai trò của công tác chuẩn bị. Đến thời điểm cuối năm, mọi thông tin, tài liệu liên quan đều được thu thập, kiểm tra tính hợp lý và độ tin cậy để chuẩn bị cho việc lập BCTC và hoàn thành trước 31/3 năm sau và nộp đúng hạn cho cơ quan nhận.

Mặc dù đã làm đúng theo quy định của nhà nước song những số liệu được trình bày trong bảng chưa được kiểm toán nên chưa đảm bảo đầy đủ và chính xác. Hơn nữa, dù không bắt buộc phải lập BCLCTT nhưng đây là một báo cáo quan trọng góp phần phản ánh tình hình tài chính thực chất của doanh nghiệp, điều này chứng tỏ các nhà quản lý chưa thấy được tầm quan trọng của nó trong công tác quản lý. Hiện nay, việc phân tích BCTC vẫn chưa được quan tâm đúng mức, qua thực tế việc phân tích BCTC tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Tuổi trẻ Thủ đô mới chỉ tập trung vào tình hình biến động VCSH, tình hình công nợ, tình hình thu nhập công nhân viên… Và so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng để thấy được chiều hướng phát triển của công ty hay thực hiện các mục tiêu do công ty đặt ra. Như vậy, việc phân tích BCTC của công ty vẫn dừng lại ở mức rất đơn giản, hệ thống chỉ tiêu phân tích còn chưa thực sự đầy đủ và phù hợp, hơn nữa việc phân tích mới chỉ phục vụ được rất ít cho lãnh đạo công ty còn các đối tượng quan tâm khác chưa được tiếp xúc với thông tin phân tích.

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi có một số ý kiến về việc lập và phân tích BCTC tại công ty như sau:

Công tác phân tích tài chính ỏ công ty còn chưa thực sự được chú trọng và chưa được thực hiện một cách bài bản gây khó khăn cho nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm ra quyết định phù hợp. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế đó, công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh với đầy đủ nội dung, phương pháp và thông tin sử dụng, đảm bảo tốt chất lượng nhân sự cho công tác phân tích. Cụ thể, cần tiến hành chuẩn bị cho công tác phân tích kỹ càng, xác định chính xác mục tiêu, phối hợp với các bộ phận để thu thập và xử lý số liệu, sau đó tiến hành phân tích theo mục tiêu cụ thể, đi sâu vào những nội dung quan trọng, cuối cùng là tổng hợp báo cáo kết quả phân tích, dựa vào đó đưa ra các quyết định, lập kế hoạch cho tương lai.

Bên cạnh đó, để công tác phân tích đạt kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng doanh nghiệp yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp với các thông tin bên ngoài daonh nghiệp như lãi suất, chỉ số ngành, chỉ số tài chính của đối thủ, các biến động về giá nguyên vật liệu trên thị trường… Cùng với đó là việc lập thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bổ sung các phương pháp phân tích.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho chất lượng công tác phân tích ở trên công ty cần nâng cao trình độ hơn của nhân viên phân tích. Nhưng một vấn đề đặt ra ở đây là công ty chưa có một bộ phận chuyên trách nào đảm nhiệm công việc phân tích BCTC, mà chỉ do các nhân viên phòng kế toán thực hiện phân tích, vì thế, về lâu dài, công ty cần có nhân viên chuyên trách phân tích BCTC để có thể có được những đánh giá thực chất, sâu sắc về tình hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi tiến hành phân tích BCTC của công ty TNHH đầu tư và xây dựng Tuổi trẻ Thủ đô, tôi phát hiện một số vấn đề sau:

Khi phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta có thể thấy được quy mô hoạt động của công ty đang có xu hướng mở rộng hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo việc gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho (đây cũng là một đặc trưng riêng

của ngành xây dựng), nợ phải trả. Điều này cho thấy rằng việc mở rộng quy mô thì nhu cầu về vốn tăng mạnh để có thể trang trải hoạt động sản xuất nhưng nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm lại tăng rất ít trong khi yêu cầu của hoạt động ngày càng tăng cao nên nguồn vốn trang trải của công ty chủ yếu là đi chiếm dụng, việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Kèm theo việc gia tăng quy mô sản xuất thì khả năng thanh toán của công ty cũng đang có xu hướng giảm, điều này là do hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ lệ quá lớn khiến tính thanh khoản của công ty thấp, điều này có thể khiến cho rủi ro về khả năng chi trả của công ty tăng cao. Công ty cần phải tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả bằng cách tích lũy lợi nhuận, thu hút thêm đầu tư từ các thành viên hay chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để giảm được áp lực vốn vay.

Khi phân tích cơ cấu tài sản ta còn thấy tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản, để phát triển lâu dài công ty cần quan tâm đầu tư thêm mới TSCĐ để nâng cao chất lượng công trình, tái sản xuất nhanh hơn, thúc đẩy năng suất lao động.

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy tỷ lệ sinh lợi của doanh nghiệp có tăng cao nhưng còn rất hạn chế, lợi nhuận chưa tương xứng với quy mô hoạt động. Do đó, để nâng cao hiệu quả thì cần nâng cao lợi nhuận bằng cách: Giảm giá vốn hàng bán bằng cách huy động thêm vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ công trình, giảm chi phí phát sinh khi kéo dài công trình, bên cạnh đó phải nắm bắt thông tin về thị trường nguyên vật liệu để có giá cả ổn định, chủ động hơn trong việc giảm chi phí. Mở rộng hơn quy mô hoạt động để có thể nhận thêm nhiều công trình và làm các công trình lớn hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng tuổi trẻ thủ đô (Trang 57 - 60)