Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 1 01 (Trang 110 - 114)

phí sản xuất và tính giá thành sản phầm xây lắp tại công ty cổ phần Sông Đà 1.01

1.Ý kiến thứ nhất:Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Công ty nên lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Thực hiện lập kế hoạch và trích trước chi phí sửa chữa lớn vừa hình thành lên một quỹ đáp ứng kịp thời nhu cầu sửa chữa lớn TSCĐ vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu máy móc phục vụ thi công, góp phần ổn định tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất của công ty.

TSCĐ tham gia quá trình xây dựng của Công ty chủ yếu là các máy thi công. Cuối niên độ kế toán phòng kinh doanh tổng hợp cùng phòng tài chính kế toán xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ cho năm kế hoạch. Căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa lớn, hàng tháng, phòng kế toán tài chính tiến hành phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng theo dự toán chi phí sử dụng máy thi công. Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 623

Có TK 335 Khi phát sinh chi phí kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 111, 141, 331...

Nếu chi phí phát sinh thực tế lớn hơn chi phí trích trước, số tiền chênh lệch được hạch toán vào chi phí trong kỳ theo định khoản:

Nợ TK 623

Có TK 335

Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, thì phải hoàn nhập phần chênh lệch đó, ghi nhận vào doanh thu bất thường:

Nợ TK 335

Khi lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, công ty có thể mở các sổ: Sổ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và Sổ chi tiết phân bổ khấu hao theo mẫu sau:

Sổ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

STT Tài sản Nguyên giá Mức trích Ghi chú

Tên tài sản Mã số

….. ….. ……. …… …. …..

Người lập biểu Kế toán trưởng

Sổ chi tiết phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

ST T

Tài sản TK ghi Nợ Ghi có TK 335

Tên tài sản Mã số

….. …….. …… …….. ……..

Người lập biểu Kế toán trưởng

2.Ý kiến thứ hai: Về việc phân bổ chi phí khấu hao máy thi công

Công ty trích khấu hao TSCĐ theo QĐ 206 là hoàn toàn đúng chế độ kế toán, tuy nhiên sự hao mòn của máy móc thiết bị thi công phụ thuộc nhiều vào cường độ hoạt động của máy. Bởi vậy Công ty cần phân bổ chi phí khấu hao máy thi công cho các công trình dựa trên mức độ hoạt động của từng máy để đảm bảo tính đúng và đủ chi phí khấu hao máy thi công vào giá thành công trình.

Tại các công trường luôn có Nhật ký hoạt động của từng máy nên việc này hoàn toàn có thể làm được.

Cụ thể, căn cứ vào Nhật ký hoạt động của máy thi công, kế toán tính ra được số ngày máy hoạt động. Trên cơ sở đó tính khấu hao máy theo công thức sau:

Chi phí khấu hao phân bổ = NG x 1 x Số ngày sử dụng máy thi công Số năm sử dụng 360 101

Cụ thể: Căn cứ vào Nhật ký hoạt động của máy thi công tại công trường Nhà máy XMHL, tập hợp được:

Máy trộn bê tông MTR-06 có số ngày hoạt động là 20 Máy trộn bê tông Nga có số ngày hoạt động là 25

Khấu hao phân bổ cho CT XMHL trong tháng 12/2011 là: Máy trộn : 13.319.000/(3x12)x20/30 = 246.648 đ

Máy trộn bê tông Nga: 68.095.238/(3x12)x20/30 = 1.576.279 đ Tổng chi phí khấu hao là: 1.822.927 đ

Kế toán hạch toán theo định khoản: Nợ TK 623401 1.822.927

Có Tk 214 1.822.927

Chi phí MTC giảm đi một khoản là: 2.261.499 – 1.822.927 = 438.572 đ

3.Ý kiến thứ ba: Về việc hạch toán và trích trước tiền lương nghỉ phép của cán bộ công nhân trong danh sách.

Tiền lương nghỉ phép của mỗi công nhân được tính trên cơ sở lương cơ bản, hệ số lương và số ngày phép. Số ngày phép của mỗi công nhân tại Công ty là từ 12 ngày trở lên, tuỳ vào thâm niên của công nhân ( Cứ làm việc 5 năm thì được tăng một ngày phép).

Ví dụ, ông Nguyễn Công Huân trong tháng 12 nghỉ phép 12 ngày thì có lương nghỉ phép là 830.000 x 1,92 x 12/22 = 869.236 đ

Với số công nhân trong danh sách là 204 công nhân, tiền lương nghỉ phép trong các tháng cuối năm, thời điểm có lễ tết là khá lớn. Chi phí tập hợp vào các tháng có nhiều công nhân nghỉ phép và cuối năm tăng nhiều so với các tháng khác, điều này gây ra sự biến động về chi phí cũng như gía thành giữa các tháng. Thông thường, chi phí phát sinh vào cuối năm là rất lớn, nếu không trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép có thể góp phần gây mất ổn định tài chính cho doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên, Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CBCNV, đảm bảo tính hợp lý của giá thành trong các kỳ. Căn cứ vào tình hình nghỉ phép thực tế của năm trước, quý trước, tháng trước kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép.

Khi thực hiện trích trước kế toán ghi: Nợ TK 622, 627

Có TK 335

Khi phát sinh chi phí tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 335

Có TK 334 – Lương nghỉ phép

Có TK 338 – Các khoản trích theo lương

Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước thì số chênh lệch được hạch toán vào chi phí trong kỳ theo định khoản

Nợ TK 622, 627 Có TK 334

Nếu chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trong kỳ nhỏ hơn chi phí trích trước thì tiến hành hoàn nhập, kế toán hạch toán theo định khoản:

Nợ TK 335

Có TK 711

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần sông đà 1 01 (Trang 110 - 114)