Do đặc điểm ngành XDCB là sản xuất phân tán, sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, mỗi công trình, hạng mục công trình gắn với một địa điểm nhất định… nên công ty xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao hoặc khối lượng công tác xây lắp có điểm dừng kỹ thuật hợp lý được thanh toán.
Kỳ tính giá thành mà công ty thực hiện là theo từng tháng. Song tùy thuộc vào thời điểm bàn giao CT, HMCT đã được quy định trong hợp đồng mà công ty có thể thực hiện kỳ tính giá thành sản phẩm khác nhau.
3.2.2 Nguyên t c h ch toán chi phí s n xu t t i Công ty C ph n Sông
à 1.01
Công ty sử dụng phần mềm kế toán của riêng Tổng công ty Sông Đà do Trung tâm UNESCO Phát triển Công nghệ Thông tin (UCDIT) xây dựng. Mỗi
đối tượng tập hợp chi phí đều được mã hoá trên máy vi tính theo ký hiệu thống nhất sử dụng trong toàn công ty. Ví dụ công trình Nhà máy xi măng Hạ Long có mã sản phẩm là SP01, công trình khu đô thị An Khánh có mã sản phẩm là SP03. Tại mỗi công trình, các hạng mục cũng được mã hoá bằng cách đánh số thứ tự 01, 02, 03….Ví dụ hạng mục Nhà Hành chính ở công trường Nhà máy xi măng Hạ Long có mã là 01.
Đối với việc mã hóa TK: các tài khoản mà công ty sử dụng theo đúng quy định của nhà nước. Các tài khoản chi tiết được mở tuỳ theo điều kiện cụ thể. Riêng đối với các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được mở chi tiết theo mã sản phẩm.
Ví dụ: Tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp của công trường Nhà máy xi măng Hạ Long, hạng mục Nhà Hành chính là TK 6210101.
Công tác kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 được thực hiện trên máy vi tính và một phần thủ công. Chẳng hạn, phần hành kế toán tiền lương thực hiện thủ công. Do vậy công việc kế toán quan trọng nhất là việc thu thập xử lý, phân loại chứng từ, định khoản kế toán và nhập dữ liệu vào máy. Thông tin đầu ra (sổ sách, báo cáo kế toán…) đều do máy tự xử lý thông tin, thống kê tập hợp trên cơ sở số liệu đầu vào.
Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trình tự kế toán trên máy được thực hiện như sau:
+ Định kỳ 10 - 15 ngày kế toán công trình quyết toán chứng từ về công ty bao gồm các hoá đơn, bảng quyết toán chi phí, phiếu nhập kho xuất kho… Kế toán quản trị công trình tại văn phòng công ty nhận chứng từ, kiểm tra và lập phiếu hạch toán trên đó có ghi định khoản. Thủ quỹ sau khi thu, chi xong, ký và bàn giao chứng từ cho kế toán Nhật ký chung văn phòng theo định kỳ 5 ngày một lần. Kế toán quản trị công trình, kế toán nhật ký chung văn phòng sau khi đã kiểm tra chứng từ và hoàn tất thủ tục tiến hành nhập dữ liệu vào máy.
+ Cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao TSCĐ, phân bổ cho các đối tượng liên quan; kế toán tiền lương căn cứ các chứng từ liên quan lập bảng thanh toán lương và nhập số liệu vào máy.
+ Các bộ chứng từ sau khi đã nhập liệu được bàn giao cho kế toán tổng hợp lưu giữ và quản lý. Kế toán tổng hợp cuối tháng kiểm tra và hạch toán xác định doanh thu, phân bổ chi phí quản lý công ty, xác định giá vốn, lãi lỗ các CT; đối chiếu kiểm tra số liệu và thực hiện các bút toán điều chỉnh, khoá sổ, kết chuyển; lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị định kỳ hoặc đột xuất.
Do công ty đang đồng thời thi công nhiều công trình nên trong khuôn khổ luận văn này, em chọn công trình Nhà máy Xi măng Hạ Long để trình bày quy trình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Mã số: 01
Chỉ huy trưởng công trình (CHT) :Phạm Xuân Niệm. Kỳ tính giá thành : Tháng 12 năm 2011
Công trình này được Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 tiến hành thi công trực tiếp.
3.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty Cổ phần Sông đà 1.01 bao gồm các chi phí nguyên vật liệu dùng cho hoạt động thi công xây lắp .
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: Gạch ngói, xi măng, sắt thép, đá, cát sỏi... - Chi phí nguyên vật liệu phụ: Vôi, sơn, đinh, dây thừng…
- Chi phí vật liệu kết cấu: kèo vột, khung, tấm panen đúc sẵn… - Chi phí công cụ dụng cụ: Cốp pha, ván đóng khuôn..
- Chi phí vât liệu trực tiếp khác
* Chứng từ: Trong kế toán chi phí nguyên vật liệu công ty sử dụng các loại chứng từ sau:
-Phiếu nhập kho(Mẵu 01-VT) -Phiếu mua hàng(Mẫu 08- VT) -Hoá đơn thuế GTGT
-Phiếu xuất kho(Mẫu 02-VT) -Phiếu điều chuyển nội bộ -Phiếu nhập kho xuất thẳng -Các chứng từ liên quan khác
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng (từ 60% - 65%), vì vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý hạ giá thành sản phẩm xây dựng.
Công ty áp dụng phương pháp “kê khai thường xuyên “ để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ở kho áp dụng phương pháp ghi thẻ song song, cụ thể như sau:
Trước hết, ở phòng kinh doanh tổng hợp căn cứ vào dự toán, kế hoạch tiến độ thi công của từng CT và yêu cầu của chỉ huy trưởng CT, lập kế hoạch cung ứng vật tư trình Giám đốc công ty phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch, Giám đốc giao nhiệm vụ cho đội vật tư. Đội vật tư liên hệ tìm nhà cung cấp để Giám đốc ký hợp đồng kinh tế.
Công ty không tổ chức kho tập trung mà mỗi công CT đều có một kho riêng. Căn cứ hợp đồng kinh tế và kế hoạch vật tư, đội vật tư nhận vật tư của nhà cung cấp, nhập kho cho CT hoặc đưa thẳng vào công trường không nhập kho.
Khi vật liệu về nhập kho, thủ kho công trường và người giao vật liệu kiểm tra đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, đồng thời căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, 1 liên gửi về phòng kế toán .
Công ty tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho (Trị giá nguyên vật liệu xuất kho có bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ). Căn cứ vào số lượng, đơn giá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, nhập kho trong kỳ tính đến thời điểm xuất kho để tính đơn giá và trị giá nguyên vật liệu xuất kho tại thời điểm xuất.
Đơn giá bình quân Trị giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ +
Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ tính đến thời điểm xuất kho =
Số lượng vật tư
tồn kho đầu kỳ +
Số lượng vật tư nhập trong kỳ tính đến thời điểm xuất kho
Ví dụ: Ta có nghiệp vụ xuất kho vât liệu ngày 31/12/2011 tại công trình nhà máy xi măng Hạ Long như sau:
Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 Địa chỉ: 52 Kim Mã-Ba Đình-Hà Nội
Tel: 043.7339960 Fax: 043.7339959
Mẫu sổ 02 - VT
Ban hanh theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trương BTC
PHIẾU XUẤT KHO Số: 23
TK Nợ: 621 TK Có: 152 Họ và tên người nhận hàng: Đinh Văn Trọng
Lý do xuất: để xây hạng mục nhà hành chính
Xuất tại kho: Kho công trường nhà máy xi măng Hạ Long
ĐVT: Đồng T T Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực lĩnh 1 Xi măng trắng kg 2.500 2.500 2.500 6.250.000 Cộng 6.250.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 53
Chỉ huy trưởng (ký và ghi rõ họ tên) Phạm Xuân Niệm Kế toán trưởng (ký và ghi rõ họ tên) Bùi Đức Quang Người nhận hàng (ký và ghi rõ họ tên) Đinh Văn Trọng Thủ kho (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Chí Hiếu
Trong tháng 12/2011 ta có bảng theo dõi tình hình nhập xuất tồn xi măng trắng như sau (ĐVT: Tấn):
Bảng 3.4: Tình hình nhập xuất tồn xi măng trắng ST T Ngày tháng Diễn giải Đơn giá (1000đ) Nhập Xuất Tồn SL TT SL TT SL TT 1 1/12 Tồn đầu tháng 2 3/12 Nhập kho 2.400 2,5 6.000 2,5 6.000 3 25/13 Nhập kho 2.600 2,5 6.500 5,0 12.500 4 31/12 Xuất kho 2.500 2,5 6.250 2,5 6.250 Cộng 5,0 12.500 2,5 6.250 2,5 6.250
Trị giá vốn xi măng trắng xuất dùng được xác định vào ngày 31/12 là: Trị giá vốn Số lượng Đơn giá bình quân của xi măng = xi măng x gia quyền tại thời xuất dùng xuất kho điểm xuất kho
Trong đó: Đơn giá bình quân = Trị giá thực tế xi măng tồn đầu tháng + Trị giá thực tế xi măng nhập đến 31/12 Số lượng vật tư tồn kho đầu tháng + Số lượng xi măng nhập đến 31/12 = 2.400 x 2,5 + 2.600 x 2,52,5 + 2,5 = 2.500 đồng Khi đó trị giá vốn của Xi măng trắng xuất dùng ngày 31/12 sẽ là: Trị giá xuất dùng = 2,5 × 2.500 = 6.250 nghìn đồng
Trị giá vật tư xuất dùng các vật tư khác tính tương tự như tính giá trị xuất dùng vật tư xi măng trắng.
Theo phương pháp này, tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho công trình Nhà máy XMHL trong tháng 12 năm 2011 là 236.416.629 VNĐ.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” mở chi tiết cho từng CT, HMCT hoặc từng đối tượng xây lắp.
Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến CT, HMCT, khối lượng xây lắp… nào thì hạch toán trực tiếp vào bên Nợ TK 621 mở chi tiết cho CT, HMCT đó. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ sang bên Nợ TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Cụ thể đối với CT Nhà máy XMHL kế toán sử dụng TK 62101 và TK 15401.
Hàng ngày căn cứ vào kế hoạch thi công, nhu cầu thực tế và định mức sử dụng nội bộ nguyên vật liệu, các đội làm thủ tục xuất vật tư vào công trình theo lệnh xuất vật tư của BCH công trình, thủ kho lập hai liên phiếu xuất kho 1 liên giao cho người lĩnh vật tư, 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho. Định kỳ 5 ngày kế toán công trường quyết toán chứng từ chi phí nguyên vật liệu về công ty (Hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho).
Căn cứ các phiếu xuất kho, định kỳ hoặc cuối tháng kế toán công trình lập Bảng kê xuất vật tư cho từng công trình, hạng mục công trình:
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 31/12/2011 Công trình: Nhà máy XMHL
Ghi Nợ TK 62101
STT SHChứng từNT Diễn giải Số tiền TK 152Ghi Có TKTK 153
1 01 5/12 Gạch lát nền 23.818.180 23.818.180 ... ... ... ... ... ... ... 7 18 27/12 Xuất cát vàng 4.125.530 4.125.530 8 19 30/12 Xuất sơn 91.100.100 91.100.100 9 23 31/12 Xuất xi măng trắng 6.250.000 6.250.000 Cộng 236.416.629 236.416.629 0
Kế toán quản trị công trình tại công ty tiếp nhận các chứng từ, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ và khớp đúng giữa các chứng từ. Với nghiệp vụ xuất kho ngày 31/12 (Phiếu xuất kho số 23), kế toán viết phiếu hạch toán trên đó thực hiện định khoản:
Nợ TK 621010102 6.250.000 Có TK 152 ( xi măng trắng ) 6.250.000
Căn cứ phiếu hạch toán, kế toán nhập liệu vào máy, ta có màn hình nhập liệu sau
Màn hình 2: Xuất kho vật liệu
Sau khi nhập dữ liệu xong máy sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 62101, Sổ cái TK 621. Chứng từ sau đó được đóng theo tháng và bàn giao cho kế toán tổng hợp quản lý và lưu trữ.
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 62101- Chi phí NVL trực tiếp – CT nhà máy XMHL Tháng 12 năm 2011 Ngày vào sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ
Ghi nợ tài khoản 621
Số Ngày tháng Tổng số Chia ra NVL chính NVL phụ Số dư đầu kỳ - - - 05/12/11 XKHL1 05/12/11 Xuất gạch lát nền 152 23.818.180 23.818.180 12/12/11 XK/QT HL1 12/12/11 PXN quyết toán chi phí XMHL 141 12.232.500 12.232.500 ... ... ... ... ... ... ... ... 27/12/11 XKHL7 27/12/11 Xuất kho cát vàng 152 4.125.530 4.125.530 30/12/11 XKHL8 30/12/11 Xuất sơn HM nhà HC 152 91.100.100 91.100.100
31/12/11 XKHL9 31/12/11 Xuất kho xi măng 152 6.250.000 6.250.000
Cộng phát si.nh 236.416.629 100.157.212 136.259.412 Ghi có TK 62101 154 236.416.629
Số dư cuối kỳ - - -
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2011
Tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Số hiệu 621
Ngày vào sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số Ngày tháng Trang Số TT dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ - …. … … … … …. …. 5/12/11 XKHL1 5/12/11 Xuất gạch lát nền CT XMHL 103 3095 152 23.818.180
17/12/11 XKHB3 17/12/11 Xuất kho xi măng KĐT
Hoàng bồ 107 3218 152 5.694.235 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/11 KC-1 31/12/11 KC CPNVLTT CT nhà máy XMHL 113 3391 154 236.416.629 ... .... .... .... .... ... ... Cộng phát sinh 1.969.536.394 1.969.536.394 Số dư cuối kỳ -
3.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.
Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành công trình do vậy việc hạch toán đúng và đủ chi phí này có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của giá thành công trình xây lắp. Mặt khác, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, thanh toán tiền lương cho công nhân một cách thoả đáng và kịp thời.
Các chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nhân công ở công ty gồm:
Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 Địa chỉ: 52 Kim Mã-Ba Đình-Hà Nội
Tel: 043.7339960 Fax: 043.7339959
Mẫu sổ 02 - VT
Ban hanh theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trương BTC
- Bảng chấm công, lập riêng cho từng tổ đội, công trình. - Hợp đồng giao khoán công việc
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành - Bảng thanh toán lương.
-Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được hạch toán trên TK 622 mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Khi phát sinh chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì kế toán công ty ghi vào bên Nợ TK 622 mở cho công trình đó.
Nợ TK 622 (chi tiết công trình, hạng mục công trình) Có TK 334 (đối với công nhân trong danh sách) Có TK 338 (đối với công nhân thuê ngoài)
Cuối kỳ kết chuyển số liệu tổng hợp bên Nợ TK 622 sang Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” tương ứng.
Cụ thể đối với công trình Nhà máy xi măng Hạ Long thi công theo hình thức trực tiếp, các chi phí phát sinh tập hợp vào bên Nợ TK 62201 – CT nhà máy XMHL đối ứng bên Có các tài khoản liên quan, cuối kỳ kết chuyển chi phí tập hợp được sang bên Nợ TK 15401.
Đối với công nhân trực tiếp, công ty áp dụng hình thức hợp đồng dài hạn (công nhân trong danh sách) và hợp đồng ngắn hạn (công nhân ngoài danh sách). Hình thức trả lương là lương khoán theo sản phẩm.
Trong phần mềm mà công ty đang sử dụng không có phần hành tính lương. Do vậy kế toán công ty phải tiến hành tính lương thủ công, kế toán phải lập bảng thanh toán lương và bảng phân bổ lương và BHXH, sau đó căn cứ vào bảng thanh