Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6.40740.346 4.433.210

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ vĩnh phúc (Trang 45 - 49)

- lao động gián tiếp lao động trực tiếp

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 6.40740.346 4.433.210

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 129.436.891 50.228.301 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 8.522.821 8.456.831 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 8.522.821 8.456.831 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.105.830.468 3.174.240.546

10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.420.823.948 1.300.740.938

11. Thu nhập khác 31 44.659.699 105.338.432 12. Chi phí khác 32 35.419.084 243.019.337 12. Chi phí khác 32 35.419.084 243.019.337

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 9.240.615 (137.680.905)14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 VI.29 3.430.064.563 1.163.060.033 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 VI.29 3.430.064.563 1.163.060.033

Nguồn: phòng kế toán

Qua bảng 3.3 ta thấy năm 2011 Công ty làm ăn tốt hơn năm 2010. Chỉ tiêu doanh thu đã tăng từ 32.087.236.300 đồng (năm 2010) lên đến 42.488.532.700 đồng (năm 2011), tức là đã tăng thêm 10.401.296.400 đồng (tăng 32,41%). Bên cạnh đó các chỉ tiêu: giá vốn tăng lên 8.428.766.070 đồng (tăng lên tới 130,4%), lợi nhuận gộp tăng lên tới 6.405.740.346 đồng (tăng 44,49%) và lợi nhuận sau thuế tăng được 1.700.253.397 đồng (tăng 294,92%).

Bên cạnh đó, thu nhập khác của Công ty lại giảm từ 105.338.432 đồng (năm 2010) xuống còn 44.659.699 đồng (năm 2011) và chi phí khác của Công ty giảm mạnh, giảm 207.600.253 đồng (từ 243.019.337 đồng xuống còn 35.419.084 đồng). Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng các chi phí có hiệu quả hơn, góp phần làm tăng lợi nhuận.

3.2 Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Đối tượng tập hợp CPSX, tính giá thành tại Công ty

CPSX của Công ty bao gồm các chi phí về cát, đá, xi măng, sắt thép, …tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân xây lắp và nhân viên quản lý đội, công trình; chi phí máy thi công; chi phí khác (tiền điện, tiền nước, chi phí tiếp khách, văn phòng phẩm…) phục vụ cho hoạt động xây lắp các công trình, hạng mục công trình.

Công ty phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí, theo cách phân loại này chi phí được phân thành:

- Chi phí nguyên vật liệu : dùng TK 621 để phản ánh. - Chi phí nhân công trực tiếp: dùng TK 622 để phản ánh. - Chi phí sử dụng máy thi công: dùng TK 623 để phản ánh. - Chi phí sản xuất chung: dùng TK 627 để phản ánh.

Xuất phát từ đặc điểm ngành xây dựng, từ đặc thù của sản phẩm Công ty đã xác định đối tượng tập hợp CPSX là từng công trình, hạng mục công trình. Phương pháp tập hợp CPSX ở Công ty là phương pháp trực tiếp. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trực tiếp cho từng công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của công trình đó.

Do phạm vi hoạt động của Công ty rộng, thi công nhiều công trình, hạng mục công trình, phương pháp kế toán tập hợp CPSX cho từng công trình là như nhau nên để đảm bảo tính khái quát, trong khuôn khổ khóa luận này em xin lấy số liệu quý II năm 2011 công trình cầu Thanh Giã để minh hoạ.

3.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trong ngành xây lắp, CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trên 70% toàn bộ chi phí, đóng vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm xây lắp. CPNVLTT được sử dụng trực tiếp cho việc xây dựng công trình bao gồm:

- Thép tròn các loại D6, D8, D10…. - Đá các loại: đá răm, đá hộc,…

- Gỗ các loại: Ván khuôn, hộp, giàn giáo, cốp pha,… - Đinh các loại: 5cm, 7cm, 10cm, đinh đỉa, đinh thuyền... - Vật liệu phụ khác: bao tải, phụ gia chống thấm,…

Nguyên vật liệu thường được mua và giao tận công trình. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của công ty vì các công trường thi công thường ở rất xa so với hệ thống bãi, hơn nữa nhu cầu về nguyên vật liệu cho từng công trình cũng khác nhau về chủng loại và số lượng. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà nhiều loại vật liệu mới trong xây dựng công trình được ra đời, việc dự trữ vật liệu là không hiệu quả, có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn.

Do các công trình thường ở trên các địa bàn cách xa nhau, địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận lợi cho việc thi công, giảm thiểu chi phí vận chuyển và đảm bảo giá vật tư sát với giá sử dụng nên công ty tổ chức kho ngay tại công trình. Tuy nhiên, cũng có những công trình gần nhau thì vẫn có thể luân chuyển vật liệu từ kho này sang kho khác trên nguyên tắc đảm bảo tận dụng tối đa vật tư và chi phí vận chuyển được chấp nhận.

Đối với những loại vật liệu chính là cát, đá,.... khi mua sẽ được chuyển thẳng đến chân công trình mà không cần nhập kho nhưng kế toán vẫn sử dụng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho dựa trên biên bản kiểm nghiệm thưc tế. Sau khi xác định được nhu cầu cần tiến hành thi công thì các đội tổ lập“Phiếu đề nghị cấp vật tư „ có xác nhận của chủ nhiệm công trình và kỹ thuật viên gửi lên phòng kỹ thuật xem xét xác nhận chuyển sang phòng kế toán xin tạm ứng tiền mua vật tư. Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét, xác nhận của kỹ thuật, kế toán trưởng và giám đốc, nếu vật liệu trong kho còn đủ thì viết phiếu xuất kho và tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng. Nếu vật liệu không đủ kế toán xuất tiền mua vật tư, nhưng thường thì vật liệu mua chịu nhập hàng trước trả tiền sau, công ty sẽ thanh toán cho bên cung cấp theo thoả thuận từng kỳ.

MẪU 1: PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ

Ngày 02 tháng 04 năm 2011 Số 22

Họ và tên đề nghị: Nguyễn Công Tuyển Địa chỉ (bộ phận): Đội 07 – CT cầu Thanh Giã

Lý do lĩnh vật tư : Phục vụ cho công trình cầu Thanh Giã

STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú

1. Xi măng Bỉm Sơn PCB 30 Tấn 35

2. Xi măng Nghi Sơn PCB 40 Tấn 50

3. Đá 1x2 m3 60

4. Đá 0,5×1 m3 14

Người phê duyệt Trưởng bộ phận Người lập

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, thủ kho kiểm tra kho và xác nhận trong kho còn: 25 tấn xi măng Bỉm Sơn PCB 30 giá 1350.000đ/1 tấn

30 tấn xi măng Nghi Sơn PCB 40 giá 1550.000đ/1 tấn

Số lượng còn trong kho không đủ so với lượng yêu cầu, do vậy kế toán xuất tiền mua vật tư.

MẪU 2: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ngày 05 tháng 04 năm 2011 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Ký

Đơn vị: Công ty Cổ phần QL & SC đường bộ Vĩnh Phúc

Địa chỉ: Số nhà 20 - đường Kim Ngọc - P. Ngô Quyền - TP. Vĩnh Yên - T. Vĩnh Phúc. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 0101993763

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá(đồng) Thành tiền(đồng)

1 2 3 4 5 6 = 4×5

01 Xi măng Bỉm Sơn PCB 30 Tấn 10 1.300.000 13.000.000

02 Xi măng Nghi Sơn PCB 40 Tấn 20 1.500.000 30.000.000

Cộng 43.000.000

Thuế suất thuế GTGT: 10% 4.300.000

Tổng thanh toán 47.300.000

Viết bằng chữ: Bốn mươi bảy triệu ba trăm ngàn đồng chẵn

Ngày 05 tháng 04 năm 2011

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

Khi vật tư được giao, kế toán tại công trường sẽ nhận vật tư và lập biên bản kiểm nghiệm cho từng loại hàng nhập kho.

MẪU 3:

Đơn vị: Công ty CP QL & SC đường bộ Vĩnh Phúc Mẫu số: 03-VT

Bộ phận: kho A (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

Ngày 10 tháng 04 năm 2011 Số: 0578

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ vĩnh phúc (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w