Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh kim liên (Trang 25 - 28)

- Năng lực và tư cách đạo đức của khách hàng: đây cũng là nhân tố quan trọng nhất . Một khách hàng có năng lực, thực hiện kinh doanh tốt, khách hàng sẽ có thể tạo ra nguồn và có khả năng trả nợ ngân hàng là cao. Ngược lại, khách hàng không có năng lực sẽ sử dụng vốn kém hiệu quả, khách hàng sẽ không có khả năng trả nợ

công tác QLRRTD. Rủi ro TD liên quan chặt chẽ với thông tin khách hàng, rủi ro tín dụng sẽ xảy ra nếu khách hàng cung cấp sai thông tin cho nhân viên tín dụng. - Cơ chế, chính sách của nhà nước là nhân tố quan trọng. Nó tác động tới chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro của các khoản tín dụng. Nếu các cơ chế chính sách của nhà nước đúng đắn, điều chỉnh kịp thời với những thay đổi của môi trường sẽ tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của ngân hàng trong đó có công tác quản lý rủi ro tín dụng. Mặt khác nếu các chính sách đưa ra không hợp lý nó sẽ gây tác động xấu đến ngân hàng làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều áp dụng mô hình quản trị rủi ro Basel đặc biệt là khi tiêu chuẩn Basel II có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều vụ việc xảy ra do giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng từ chính nhân viên, cán bộ của ngân hàng khó lường trước được. Vì vậy theo kinh nghiệm của BIDV về quản trị rủi ro tín dụng thì vụ việc tiêu cực phần lớn đều xuất phát từ ý thức, phẩm chất, đạo đức của cán bộ. Do đó, BIDV thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, theo dõi diễn biến tư tưởng của họ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác thường; rà soát, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để phân công nhiệm vụ phù hợp.

Cũng xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) rất chú trọng tới khâu tuyển dụng cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác thẩm định, tín dụng - những khâu trọng yếu trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Về phần mình, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cho rằng, chỉ có hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng thì chưa đủ, mà sự phối hợp, hỗ trợ của cơ quan công an trong việc đào tạo, hướng dẫn cán bộ, nhân viên phát hiện và xử lý các dấu hiệu nghi vấn tội phạm có ý nghĩa quan trọng.

Ngoài ra, các chuyên gia phòng chống tội phạm cho rằng, để hạn chế rủi ro, bản thân các ngân hàng cũng cần nâng cao tính bảo mật, an toàn hệ thống và áp

dụng các tiêu chuẩn bảo mật trong công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn kho quỹ; đầu tư nâng cấp hệ thống an ninh, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ nội bộ; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ quản trị ngân hàng, phát hiện tiền giả… Quản trị rủi ro như thế nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng là nội dung cuộc trao đổi giữa ĐTCK và ông Lawrence Fock, chuyên gia của Maybank (hiện đảm nhận vị trí Giám đốc Bộ phận Quản trị rủi ro ABBank).Theo đó ABBank sẽ được chuyển giao công nghệ quản trị rủi ro của Maybank, cụ thể là sẽ sử dụng Basel II.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH KIM LIÊN

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Kim Liên 2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh kim liên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w