sung những quy định cẩn trọng phù hợp với điều kiện thực tế.
- Hoàn thiện các chuẩn mực pháp lý cho việc đo lường khả năng xảy ra rủi ro cảu các khoản nợ theo phương châm lượng hóa đến mức cao nhất có thể
- Hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp lý có liên quan đến đảm bảo tiền vay, để trong trường hợp NH đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ NH có toàn quyền quyết định, không phải gặp khó khăn trong các thủ tục quy trình như hiện nay
- Để hỗ trợ trực tiếp cho việc quản lý rủi ro của các ngân hàng, cơ quan nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng, trong huy động vốn, cho cay để đảm bảo an toàn cho người gửi cũng như tạo ổn định cho nền kinh tế.
Chính phủ thì có vai trò quyết định việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện thông suốt. điều này cần thực hiện:
- Cần áp dụng chính sách tiền tệ một cách linh hoạt trong điều tiết nền kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM. Tránh tình trạng thặt chặt quá mức hoặc quá nới lỏng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM
- Cần phát triển thị trường tài chính mà đầu tiên là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ các ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
- Cần ngày càng hoàn thiện hơn kỹ thuật thông tin, kế toàn theo chuẩn quốc tế, kiểm toán… để giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định, giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng phát triển an toàn bền vững, hội nhập với môi trường quốc tế. những thông tin thu thập được phải có tính minh bạch cao. Cần sàng lọc một cách cẩn thẩn nguồn thông tin đã có thông qua chuẩn mực kế toán quốc tế như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS ban hành năm 1993-2003 nhưng hiện nay VIệt Nam chưa thật sự cập nhật được hết các thay đổi
- Cần sự phối hợp giữa bộ ban ngành trong việc xử lý nợ tồn đọng. cấn có sự giúp đỡ có trách nhiệm hơn của cac ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn
đọng.
- Cần tăng cường giám sát đối với các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doah nghiệp vừa và nhỏ. Cần phải có quy định các doanh nghiệp phải báo cáo tài chính mang tính trung thực, được kiểm toán định kỳ để hỗ trợ cho ngân hàng trong việc đánh giá khách hàng, thẩm định khách hàng.