0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dung

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH KIM LIÊN (Trang 50 -50 )

Kiểm tra thông tin khách hàng thì các NHTM thường sử dụng là trung tâm thông tin tín dụng. Chính vì vậy mà điều kiện cần thiết để thể hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Thông tin cáng đầy đủ chính xác thì rủi ro càng nhỏ. Chính và vậy việc hoàn thiện thông tin là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó cần đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin được thông suốt, kịp thời Bên canh đó, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ công tác quản lý như khai thác thông tin mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp và đưa ra những con số, báo cáo chính xác để cho các NHTM tham khảo

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC

nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

Ngoài ra, NHNN cần xây dựng hệ thống dữ liệu lịch sử về tín dụng bất động sản ở Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu, khả năng thu hồi) đảm bảo đủ độ tin cậy và độ dài để thực hiện các thống kê, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm nhằm giúp hệ thống NHTM phòng tránh rủi ro.

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng thương mại Bắc Á

- Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm tra hoạt động tín dụng độc lập. Cần phải chấn chỉnh và xử lý các sai sót tồn tại. Kiên quyết xử lý đối với những cán bộ có sai phạm gây ra những tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là những cán bộ có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Bên cạnh khuyến khích các chi nhánh tăng trưởng hoạt động tín dụng nhưng cũng phải nhắc nhở thường xuyên đối với các chi nhánh là phải tuân thủ theo những quy định pháp lý được đưa ra.

- Ngân hàng Bắc Á cần xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại hơn, để đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch hàng ngày, yêu cầu quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác để trao đổi thông tin cho nhau. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn. Đồng thời cần chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin hỗ trợ giúp chi nhánh khai thác tốt dữ liệu trọng quá trình tác nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm các biện pháp bảo đảm tín dụng trong ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro (trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến rủi ro tín dụng) phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lí rủi ro . Nâng cao chất lượng các công cụ lượng hoá rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường mới, giúp lượng hoá mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.

- Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức về quản lý rủi ro cho các cán bộ ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.

- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Ban lãnh đạo hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của chính phủ cho chi nhánh.

KẾT LUẬN

TMCP Bắc Á là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là trong thời kỳ các ngân hàng TMCP đua nhau mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động kinh doanh làm cho tình hình cạnh tranh thêm khốc liệt. Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của mình mà còn gánh chịu những rủi ro từ chính khách hàng hay bản thân nền kinh tế gây ra. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ngày càng trở nên cần thiết. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Kim Liên luôn dành sự quan tâm và đầu tư xứng đáng cho hoạt động này. Trong thời gian qua, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế chưa được khắc phục.

Sau thời gian thực tập tại chi nhánh Kim Liên đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng

trong Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Kim Liên” của em đã

đạt được một số thành quả :

 Nêu ra được những vấn đề cơ bản về hoạt động của ngân hàng TMCP, về tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng

 Phân tích được thực trạng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Kim Liên và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo - ThS.Trần Tố Linh cùng các anh chị tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Kim Liên, nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

1. Chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007.

2. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên TS Nguyễn Hữu tài – NXB Thống kê 3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng- Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống kê

năm 2006.

4. Báo cáo tổng kết các năm 2008, 2009, 2010,2011. 5. Tham khảo các web:

www.VnEcom.com www.sbv.gov.vn http://www.baca-bank.vn/ www.vneconomy.vn http://www.vdb.gov.vn www.google.com.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

... ...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

... ... ... ... ... ... ... ... ...


Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH KIM LIÊN (Trang 50 -50 )

×