Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa khu vực như hiện nay. Bắt đầu từ cuối năm 2006 đã đánh dấu một mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam đó là Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại WTO, là thành viên thứ 150 của tổ chức. điều này đã làm cho độ mở của nền kinh tế tăng vọt từ 100% lên 150% chỉ trong vòng 2 năm, luồng vốn gián tiếp và trực tiếp chảy vào ngày càng nhiều. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8.44% đừng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên mặt trái đi kèm theo đó là nền kinh tế từ quý 3/2007 đã bắt đầu xuất hiện lạm phát vượt mức. Cũng trong giai đoạn này thì một điều không may xảy ra đó là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu lan ra toàn cầu và tràn tới Việt Nam vào quý 3/2008 đã làm cho nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức độ cao, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn 6,23% giảm 2,21 % so với năm 2007. Bội chi ngân sách nhà nước cả năm ước đạt khoảng 4,7% GDP.
Tuy nhiên sang năm 2009 thì nền kinh tế đã xuất hiện những bước hồi phục lại, mặc dù lúc này nên kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng. nền kinh tế VIệt Nam đã có những bước thay đổi trong cơ cầu nền kinh tế để ngăn chặn sự suy giảm và kiểm chế tốt nhất việc lạm phát tăng. Tốc độ tăng trưởng cả năm 2009 đạt 5,2% cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn này nền kinh tề của khu vực Đông Á đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ.
khá là khốc liệt, các ngân hàng luôn phải đưa ra những chính sách mới phù hợp với những sự thay đổi của nên kinh tế thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Kim Liên Bắc Á chi nhánh Kim Liên
Trong thời gian qua hoạt động của ngân hàng đang cố gắng hướng tới việc cố gặng đạt chỉ tiêu do ngân hàng nhà nước đặt ra là tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 15% - mức cao nhất giành cho các ngân hàng xếp hạng nhóm II. Chính vì vậy mà định hướng hoạt động của ngân hàng thương mại Bắc Á nói chung cũng như của chi nhánh ngân hàng tại Kim Liên nói riêng đó là: tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa với các chính sách tài khóa, đặc biệt là đảm bảo khả năng thanh khoản của các tăng trưởng tín dụng. Thứ hai là tăng cường quản trị rủi ro và phát triển bền vững. Thứ ba là tiếp tục thực hiện chiến lược dài hạn của mình đó là đưa ứng dụng khoa học công nghệ cao nhắm hiện đại hóa nền nông nghiệp VIệt Nam. Thứ tư vẫn luôn đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn đạt mức an toan dưới 3%. Thứ năm luôn cần chú trọng đến chất lượng của đội ngũ hoạt động tín dụng cũng như chú trọng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng.
3.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Bắc Á chi nhánh Kim Liên