Chủ tịch UBND tỉnh tiếp Tập đoàn Tài chính Oaktree (Hoa Kỳ)

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 81)

Chiều 23-01, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Tập đoàn Tài chính Oaktree (Hoa Kỳ) do Ông William F. Kerins, Giám đốc điều hành Tập đoàn làm Trưởng đoàn. Cùng tham dự có Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, Ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Điện lực Hà Tây.

Để giúp Tập đoàn nắm bắt được thông tin về môi trường đầu tư ở Hà Tây, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu tổng quan về tỉnh Hà Tây, những tiềm năng, lợi thế của tỉnh về: vị trí địa lý, giao thông; nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ khác như: điện, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính ngân hàng…; tình hình xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp; các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư; chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam và của tỉnh, kết quả thu hút đầu tư vào Hà Tây. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, với tiền năng, lợi thế của tỉnh, Hà Tây sẽ là địa điểm lý tưởng thu hút vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: Công nghiệp, du lịch – dịch vụ, giáo dục - đào tạo… và hi vọng Oaktree sẽ đầu tư vào Hà Tây trong thời gian sớm nhất.

Thay mặt Đoàn, Ông William F. Kerins đã cám ơn sự đón tiếp nhiệt tình và chu đáo của UBND tỉnh và giới thiệu những nét tổng quát về Công ty. Tập đoàn Tài chính Oaktree là Công ty chuyên đầu tư về tài chính, với số vốn 52 tỷ USD và phương thức đầu tư trực tiếp vào các dự án. Oaktree tập trung đầu tư chủ yếu trong các lĩnh vực hóa dầu, xây dựng dân dụng, sản xuất công nghiệp chính xác, công nghiệp vui chơi giải trí, đặc biệt Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, giáo dục.

Với chính sách cởi mởi, liên tục cải tiến và những lợi thế vốn có của tỉnh Hà Tây, Ông Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Hà Tây.

3.6 VỀ NÔNG NGHIỆP

3.6.1 Chương trình phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2015 hướng đến năm 2015

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành Quyết định số 155/QĐ- UBND về việc ban hành Chương trình phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008- 2010 và định hướng đến năm 2015.

Là tỉnh liền kề với Thủ đô Hà Nội, Hà Tây có nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, địa hình có các vùng sinh thái đa dạng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo và có những chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi. Do đó xuất hiện nhiều mô hình sản xuất lớn, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng hiệu quả, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý và phòng chống dịch bệnh, góp phần đưa tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2007 đạt 5-%.

Mục tiêu phấn đấu năm 2008, tổng đàn lợn là 1.250.000 con; năm 2010 là 1.400.000 con và năm 2015 là 1.800.000 con.

Sản lượng thịt hơi: Năm 2008 đạt 180.000 tấn; năm 2010 đạt 210.000 tấn và năm 2015 đạt 260.000 tấn.

Để thực hiện tốt chương trình phát triển chăn nuôi lợn, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây giao đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách nông nghiệp chỉ đạo, thực hiện các chương trình phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò thịt và chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chương trình được phê duyệt hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết thông qua các Sở, ngành, UBND tỉnh và tổ chức chỉ đạo các đơn vị thực hiện.

3.6.2 Ban hành chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2015

Ngày 21 tháng 01 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành Quyết định số 156/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2015.

Theo đó, tốc độ tăng đàn bình quân từ 5,6 đến 6,0%/năm; tổng đàn bò năm 2008: 170.000 con, năm 2010 là 190.000 con và đến năm 2015: 220.000 con.

Từng bước cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò đực giống đảm bảo tỷ lệ 1 bò đực giống phối giống cho 100-120 bò cái sinh sản.

Mặt khác, khuyến khích kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ nông dân sản xuất chế biến thức ăn xanh để nuôi bò (dự trữ đủ thức ăn cho mùa khô).

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách nông nghiệp chỉ đạo, thực hiện các chương trình phát triển chăn nuôi lợn, bò thịt và nuôi trồng thủy sản.

Yêu cầu các huyện, thành phố xây dựng chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương theo các nội dung chương trình của tỉnh, theo quy hoạch và đề ra các biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương

3.6.3 Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Hà Tây năm 2008

Năm 2007, ngành chăn nuôi Hà Tây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 8 – 10%, chiếm 50,7% tổng giá trị trong nông nghiệp, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho các vùng nông thôn, cung cấp một số lượng con giống và thực phẩm cho tiêu dùng trong tỉnh và Hà Nội.

Để ngăn chặn có hiệu quả, không để dịch bệnh nguy hiểm tái phát thành dịch lớn trên diện rộng, góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi và giá trị thu nhập trong

chăn nuôi, đảm bảo chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, góp phần tạo việc làm cho nông dân, xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã có Kế hoạch số 219/KH/UBND về việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Hà Tây năm 2008. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm ngăn chặn không để bùng phát và lây lan ra diện rộng.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm từ tỉnh đến cơ sở. Phân công cụ thể các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn.

Tổ chức vệ sinh tiêu độc ở những nơi có nguy cơ cao, như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, cơ sở giết mổ, những nơi có mật độ chăn nuôi cao. Thực hiện tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm 2 đợt đại trà.

Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện.

Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tái phát tại địa phương.

3.6.4 Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Xuân 2008

Trong những ngày gần đây, thời tiết miền Bắc nước ta liên tục có các đợt rét đậm, rét hại tăng cường, nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 10oC gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để chủ động đối phó với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ngày 31 tháng 01 năm 2008, Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành Công điện số 01 CĐ/UBND-NN về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Xuân 2008.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Điện lực Hà Tây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các việc sau:

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo nhân dân dừng ngay việc cấy xuân trong những ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ bình quân dưới 150C, tổng kiểm tra các trà mạ đã gieo, thực hiện tốt việc che lynon, bón bổ sung tro bếp và điều tiết nước hợp lý cho diện tích mạ đã gieo theo đúng kỹ thuật; chủ động cân đối giống, cân đối diện tích mạ gieo, chuẩn bị tốt phương án giống dự phòng trong dân, đảm bảo đủ giống, đủ mạ tốt cấy hết diện tích lúa xuân trong khung thời vụ tốt nhất; huy động và vận hành tối đa số máy bơm nước đổ ải, thực hiện làm đất cấy xuân xong cơ bản trước Tết Mậu Tý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn nông dân làm tốt công tác phòng chống rét cho mạ đã gieo; chỉ đạo các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, các địa phương làm tốt công tác quản lý, điều hành việc lấy nước đổ ải, đảm bảo tiết kiệm điện và cơ bản đủ nước đổ ải trước Tết.

Điện lực Hà Tây phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi làm tốt công tác phục vụ điện, đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho các trạm bơm hoạt động phục vụ sản xuất.

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục còn bổ sung các đợt rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối hợp với các

huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện Công điện này và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

KẾT LUẬN

Giai đoạn 2008 - 2020 là giai đoạn hội nhập và phát triển sâu rộng của Việt Nam với thế giới . Tỉnh Hà Tây cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa với vị trí chiến lược của Hà Nội và tới đây một số địa bàn của Hà Tây sẽ sát nhập vào Hà Nội cộng với thiên nhiên ưu đãi thì Hà Tây thực sự là một vùng đất mới đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài như là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…. (Khu Công Nghệ cao Láng - Hoà Lạc, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, trục đường sắt Bắc Nam, khu sân gôn quốc tế Đồng Mô….). Trước tình hình đó Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tây càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, hy vọng rằng Sở sẽ có một đội ngũ nhân lực đủ tầm đáp ứng với nhu cầu hội nhập. Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất để Sở hoàn thành được chức năng và nhiệm vụ của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC TẠP CHÍ VÀ SÁCH

1. Tạp chí Kinh tế thế giới số 3 (65)/2006

2. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 6/2004 3. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 7/2004 4. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 2/2005 5. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 41/2000 6. Tạp chí Ngoại thương 12-18/5/2000 7. Tạp chí Ngoại thương 18-25/5/2006 8. Tạp chí Thương mại số 10/2005 9. Tạp chí Thương mại số 23/2006 10.Tạp chí Thương mại số 5/2007 11.Tạp chí Nghiên cứu và trao đổi 12.Tạp chí Kinh tế và dự báo CÁC TRANG WEB 1. ubndhatay.gov.vn 2. hatay.gov.vn 3.mpi.gov.vn 4.baohatay.gov.vn 5. vnexpress.net

PHỤ LỤC 1: THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG

UBND Thành phố Hà Đông

- Địa chỉ: Phố Hoàng Văn Thụ, Hà Đông, Hà Tây

- Điện thoại: 0343.824320

- Fax: 0343.824320

- Email: hadong@hatay.gov.vn

1. Vị trí địa lý: Là thủ phủ của tỉnh Hà Tây, có quốc lộ 6A chạy qua trung tâm thành phố, nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc

2. Diện tích: 33,3 km2

3. Dân số: 13,5 vạn người

4. Đơn vị hành chính: 7 phường, 5 xã

5. GDP bình quân tính theo đầu người năm 2003: 1075 USD

6. Cơ cấu giá trị sản xuất: nông nghiệp 3,89%; công nghiệp - thủ công nghiêp - Xây dựng 52,93%; thương mại - dịch vụ 43,18%

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thành phố Hà Đông cổ kính và xinh đẹp vẫn luôn giữ vị trí là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị - kinh tế- văn hóa của tỉnh Hà Tây. Với những ưu thế về vị trí địa lý, cùng sự quan tâm đầu tư của tỉnh, bằng nỗ lực đi lên của cán bộ và nhân dân, trong những năm qua, thành phố Hà Đông đã có bước tăng trưởng và tiến bộ vượt bậc, xứng đáng là điểm tựa phát triển kinh tế của toàn tỉnh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể nói, giờ đây thế và lực của thành phố Hà Đông đã lớn hơn nhiều so với những năm trước. Nhìn lại hơn 10 năm tính từ ngày tái thành lập tỉnh Hà Tây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Đông rất đỗi tự hào vì đã làm được nhiều việc lớn, tạo nền móng rất quan trọng cho các mục tiêu phát triển của thành phố.

Phát triển kinh tế theo hướng toàn diện, tạo động lực vươn lên

Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt 390,67 tỷ đồng, tăng 30,65% so với năm 2002. Thực hiện luật Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh hoạt động ngày càng mạnh mẽ và có hiệu quả. Đặc biệt, từ khi có nghị quyết trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích, tọa điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố, nhất là ở khu vực sản xuất ngoài quốc doanh đã có bước tiến đáng kể.

Cơ quan trường học, đơn vị văn hóa ... đóng trong địa bàn Thành phố Hà Đông

PTTH Chuyên Nguyễn Huệ Trường PTTH Lê Quý Đôn Trường PTCS Văn Yên

Đặc trưng văn hóa, du lịch, làng nghề Thành phố Hà Đông...

Làng lụa Vạn Phúc

Các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp...

Điện lực Hà Tây

Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Tây Hà Đông ra quân bảo vệ môi trường

Bản in

Xây dựng thành phố Hà Đông trở thành đô thị có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, toàn diện

Đó là mục tiêu quan trọng của thành phố Hà Đông trong thời gian tới được thảo luận tại Hội nghị BCH Đảng bộ thành phố mở rộng (kỳ họp thứ 6, BCH Đảng bộ thành phố Hà Đông lần thứ XVIII) được Ban Thường vụ Thị uỷ Hà Đông tổ chức ngày 21/6 về việc:

Thông qua dự thảo Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hà Đông đến năm 2010 và những năm tiếp theo; tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2006, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006

Theo dự thảo Báo cáo kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, bộ mặt đô thị của thành phố Hà Đông đã có nhiều chuyển biến: Kinh tế, xã hội có bước tăng trưởng khá và toàn diện, GDP bình quân đầu người 2 năm tăng 14%; thu ngân sách hàng năm đều tăng, năm 2005 thu tăng gấp 3 lần so với năm 2003.

Trong xây dựng và chỉnh trang đô thị có nhiều tiến bộ rõ rệt, đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; tổ chức quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu công nghiệp theo quy hoạch tổng thể. Các dự án trọng điểm của thành phố và của tỉnh trên địa bàn đang

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w