Định hướng và chính sách phát triển du lịch tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 43 - 63)

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ 3 (KHOÁ XIV) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO (NGHỊ QUYẾT SỐ 06/NQ/TU NGÀY 5/5/2006)

3.1.3.1. Thực trạng tình hình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2001- 2005.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây khoá IX, Kết luận số 01- KL/TU ngày 02/10/2001 của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch năm 2001- 2005. Kinh tế du lịch đã có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh; phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2005 Du lịch Hà Tây đón được 2,73 triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm là 17,3%/năm; doanh thu đạt 304 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,2%/năm.

Tuy nhiên kết quả đạt được so với tiềm năng, lợi thế còn hạn chế. Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế- xã hội chưa cao; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, mang tính mùa vụ; đầu tư cho du lịch chưa thoả đáng, thiếu tập trung, kết cấu hạ tầng du lịch được các nhà đầu tư chủ yếu mới từ nguồn ngân sách quốc gia, chưa thu hút được các nhà đầu tư, các nguồn vốn để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao; đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch còn bất cập; công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý, phát triển du lịch còn chưa đồng bộ.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do:

Nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, ban ngành và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển du lịch còn chưa thật đầy đủ; một số địa phương, nhất là địa phương trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, quảng bá tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa tập trung nhiều vào phục vụ cho xúc tiến thu hút đầu tư, chưa làm nổi bật được giá trị của các danh lam thắng cảnh và di tích của tỉnh.

Vai trò của cơ quan tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về phát triển du lịch còn hạn chế; công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch về du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

3.1.3.2. Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

* Quan điểm:

Phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và phát huy những lợi thế của Tỉnh về tự nhiên gắn với thủ đô Hà Nội. Tính chất của du lịch Hà Tây là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng là chủ yếu, tập trung ở 3 khu vực trọng điểm: Ba Vì- Sơn Tây; Hương Sơn (Mỹ Đức); Hà Đông và vùng phụ cận, trong đó Ba Vì- Sơn Tây là trung tâm. Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và các công trình công cộng; các doanh nghiệp đầu tư cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

* Mục tiêu chung và một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là: - Phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

- Đến năm 2010 đón từ 4 đến 4,5 triệu lượt khách du lịch trong đó khách quốc tế từ 5 đến 10%, tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.

- Doanh thu xã hội về du lịch đến năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 15%/năm.

- Xây dựng 06 khu du lịch tổng hợp với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… có khoảng 2.400 phòng khách sạn; xây dựng một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên tại các trọng điểm du lịch.

*. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

* Sớm hoàn chỉnh việc quy hoạch tổng thể và quy hoạch vùng về du lịch, công bố công khai rộng rãi các quy hoạch. Tập trung quy hoạch các khu vực trọng điểm như: hồ Suối Hai, sườn Đông, sườn Tây núi Ba Vì, khu Văn Thánh Đường Lâm, khu vực hồ Quan Sơn, hồ Văn Sơn, khu Hương Sơn. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác Vườn Quốc gia Ba Vì để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

* Tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch trọng điểm, trước hết cần đầu tư xây dựng các đường giao thông đến các điểm du lịch: đường Tế Tiêu- Yến Vĩ, đường vào hồ Suối Hai, đường vào sườn tây núi Ba Vì và đường nối các điểm du lịch hiện có ở khu vực núi Ba Vì vv…

* Đẩy mạnh đầu tư và thu hút các dự án đầu tư vào du lịch. Tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ các dự án đã xác định: Khu du lịch Sài Sơn (Quốc Oai), An Khánh (Hoài Đức), Đường Lâm, Đồng Mô (Sơn Tây). Đồng thời giới thiệu các dự án mới và mời gọi các nhà đầu tư vào các khu: hồ Suối Hai, núi Ba Vì, hồ Văn Sơn, hồ Quan Sơn… khuyến khích tạo điều kiện cho các dự án đã có mở rộng quy mô dự án như: du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Ngà, Thác Đa…

* Đầu tư với phương châm nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm xây dựng 3 làng nghề: Sơn Đồng (Hoài Đức), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Phú Vinh (Chương Mỹ) để trở thành điểm du lịch làng nghề.

* Tăng cường tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch về giá trị lịch sử, văn hoá, các di tích, danh thắng và truyền thống của quê hương Hà Tây. Tổ chức lại các lễ hội truyền thống ở địa phương, gắn các hoạt động này với phát triển kinh tế du lịch, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương.

* Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, nhất là đào tạo, nâng cao trình độ về nghiệp vụ, chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ lao động kỹ thuật và hướng dẫn viên du lịch.

* Coi trọng việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để hình thành môi trường du lịch lành mạnh; đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, toàn dân làm du lịch…

* Đổi mới và tăng cường công tác quản lý các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá để vừa khai thác, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị và đạt hiệu quả kinh tế- xã hội ngày càng cao hơn.

* Tổ chức thực hiện.

Các cấp, các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ, đảng viên và nhân dân Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch, tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cấp Uỷ đảng, các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tỉnh xây dựng kế hoạch, đề án, chuyên đề cụ thể phù hợp để thực hiện Nghị quyết.

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá- Thông tin, Báo Hà Tây, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên phản ánh tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết.

Ban cán sự Đảng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Ban của Tỉnh uỷ, Sở Du lịch giúp Tỉnh uỷ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

3.1.3.3Chương trình phát triển Du lịch đến năm 2010 và những năm tiếp theo

3.1.3.3.1. Thuận lợi và khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thuận lợi:

- Cùng với xu hướng phát triển du lịch của thế giới, du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ phát triển trong một môi trường và điều kiện hết sức thuận lợi. Việt Nam tiếp tục được dư luận và nhiều tổ chức du lịch của thế giới đánh giá, bình chọn là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006- 2010 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã xác định tiếp tục phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến năm 2010 tỷ trọng của dịch vụ du lịch đạt từ 34- 35% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Là địa phương nằm ở vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống nổi tiếng; đặc biệt tuy là địa phương nằm ở đồng bằng sông Hồng, nhưng tỉnh ta có hệ thống núi đá, rừng, suối, thác, sông hồ hết sức phong phú, là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch.

- Trong những năm gần đây, khách du lịch có xu hướng quan tâm nhiều cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm và kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, đây là những thế mạnh của Du lịch Hà Tây.

- Du lịch Hà Tây đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hoạt động du lịch còn hạn chủ yếu dựa vào tự nhiên, mang tính mùa vụ cao, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế.

- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao, sự cạnh tranh trong du lịch ngày càng gay gắt. Hầu hết các tỉnh có vị trí gần thủ đô Hà Nội đều đã và đang thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tương tự như Hà Tây.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch và hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành Du lịch còn bất cập. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về du lịch còn hạn chế.

3.1.3.3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển.

* Quan điểm:

- Phát triển du lịch phải hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững. Nhà nước xây dựng và quản lý quy hoạch tổng thể, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực, khai thác nhanh lợi thế du lịch của một tỉnh ven đô, trước mắt ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

- Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, nhất là các ngành thương mại, dịch vụ, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ các ngành cùng phát triển.

- Phát triển du lịch phải gắn với du lịch của các tỉnh và thành phố trong cả nước, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội. Gắn với việc bảo đảm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển du lịch Hà Tây với tính chất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hoá lễ hội; du lịch làng nghề, trong đó du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là chủ yếu; tập trung ở 3 cụm du lịch trọng điểm: Sơn Tây- Ba Vì, Hương Sơn- Quan Sơn (Mỹ Đức), Hà Đông và phụ cận, trong đó Sơn Tây- Ba Vì là trung tâm.

* Mục tiêu:

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, du lịch văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại 3 cụm du lịch trọng điểm của tỉnh; trước mắt ưu tiên tập trung vào khu du lịch hồ Suối Hai- núi Ba Vì… để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch có khả năng chi tiêu cao nhằm tăng nhanh mức chỉ tiêu bình quân của lượt khách trên địa bàn, nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch.

Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Về khách du lịch: Năm 2010 đón 4,38 triệu lượt khách, trong đó 228.700 lượt khách quốc tế (khoảng 5% tổng lượt khách), tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.

- Doanh thu xã hội về du lịch: Năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm là 15%/năm.

- Xây dựng hình thành mới được 6 khu du lịch tổng hợp (gồm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…). Có khoảng 2.400 phòng khách sạn, hình thành một số khách sạn từ 3 sao trở lên tại các trọng điểm du lịch.

- Xây dựng 01 Trung tâm dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây. Đầu tư phát triển 3 làng nghề thành các điểm du lịch (Sơn Đồng, Phú Vinh, Chuyên Mỹ).

- Đẩy mạnh việc đầu tư khai thác du lịch tại 6 điểm di tích lịch sử văn hoá, lễ hội trong tỉnh (khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn, Làng Việt cổ Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, đền Hữu Vĩnh).

3.1.3.3.3. Các nhiệm vụ chủ yếu.

* Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mang nét đặc trưng Hà Tây, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và văn hoá- lễ hội, làng nghề truyền thống. Có kế hoạch kết nối các tour, tuyến du lịch của tỉnh với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội để thu hút khách nhất là khách có thu nhập cao vào tỉnh sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, tăng nhanh nguồn thu nhập từ du lịch.

* Phát triển nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch. Đến năm 2010, có được hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối đồng bộ đảm bảo yêu cầu phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Cơ bản xây dựng 6 dự án để hình thành các khu du lịch tổng hợp là:

- Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây - Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh

- Khu du lịch hồ Văn Sơn (sân gôn và các khu nghỉ dưỡng) - Khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm

- Khu du lịch hồ Đồng Mô

- Khu du lịch hồ Suối Hai- núi Ba Vì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo khoảng 10.415 tỷ đồng với diện tích đất là 5.767ha, trong đó riêng của 6 dự án trên là 7.243 tỷ đồng với diện tích đất là 3.345ha.

Đối với vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006- 2010 nhu cầu ước tính khoảng 250 tỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn của Tổng cục Du lịch là 160 tỷ đồng. Vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch (xúc tiến, quảng bá, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực…) yêu cầu mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Nhà nước).

*. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch vào Hà Tây. Tập trung phối hợp liên ngành để quảng bá tiềm năng du lịch tỉnh, chủ động tiếp cận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước mời gọi vào đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh.

*. Xây dựng nguồn nhân lực du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010, thu hút khoảng 4.300 lao động trực tiếp trong ngành.

*. Bảo vệ, tôn tạo và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.3.4. Các giải pháp chủ yếu.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 43 - 63)