VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 70 - 72)

3.3. Trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 doanh nghiệp

Ngày 14 tháng 12 năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 07 doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài. Tham dự buổi Lễ, về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc; lãnh đạo, chuyên viên một số vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ. Về phía tỉnh Hà Tây có các đồng chí: Bùi Duy Nhâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Tưởng Phi Chiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Xuân Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, Bí thư, Chủ tịch các huyện, thành phố và đại diện 07 doanh nghiệp.

Với những việc làm và kết quả cụ thể trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư sẵn hạ tầng kỹ thuật cùng với thủ tục đầu tư minh bạch, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng và mở cửa các lĩnh vực đầu tư là động lực rất lớn thu hút đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng. Từ đầu năm 2007 đến nay, tỉnh Hà

Tây đã thu hút 155 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 33.203 tỷ đồng, tương đương 2.075 triệu USD (tăng 17,4% về số dự án và 81,3% về vốn đầu tư đăng ký so với năm 2006), bao gồm 21.568 tỷ đồng thu hút đầu tư trong nước và 727,2 triệu USD thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong đợt này, UBND tỉnh đã trao Giấy chứng nhận cho 07 doanh nghiệp, trong đó có 04 dự án đầu tư trong nước.

Các dự án trong nước bao gồm: Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên tại khu vực hồ Suối Hai, huyện Ba Vì do Công ty cổ phần dầu khí Tản Viên làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư 2.565 tỷ đồng, tương đương 160.000.000 USD. Dự kiến thu hút và phục vụ khoảng 650.000 lượt khách/năm.

Dự án sản xuất bảng mạch điện tử và điện thoại di động tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do Công ty cổ phần Thuận Phát IMOSO làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 1.120 tỷ đồng.

Dự án Trung tâm công nghệ cao Viettel tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do Tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư 281 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư 220 tỷ đồng.

Ba dự án đầu tư nước ngoài, bao gồm: Dự án Khu chung cư quốc tế Booyoung mở rộng tại Khu đô thị Mỗ Lao, phường Văn Mỗ, thành phố Hà Đông do Công ty TNHH một thành viên Booyoung (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư 1.760 tỷ đồng.

Dự án sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời với tổng số vốn đầu tư 1.472 tỷ đồng do Công ty TNHH Sillicon Thái Dương Hằng Chính Việt Nam (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư.

Dự án sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật số công nghệ cao do Trung tâm công nghệ Laser – Viện ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 18 tỷ đồng.

Bảy dự án nêu trên được trao Giấy chứng nhận dự kiến sẽ tạo việc làm mới cho khoảng 15.000 lao động và đóng góp cho ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Thay mặt cho lãnh đạo tỉnh Hà Tây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã chúc mừng và động viên các chủ đầu tư sớm triển khai dự án như đã cam kết.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 70 - 72)