Hà Tây: Chiến lược phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 63 - 66)

[26.11.2007 15:59]

Hiện tỉnh Hà Tây có trên 200 điểm du lịch với nhiều loại hình trong đó du lịch sinh thái và nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí đang phát triển mạnh, đã đóng góp tích cực cho doanh thu du lịch của tỉnh và giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Quần thể khu vực vùng núi Ba Vì là nơi phát triển mạnh về du lịch sinh thái. Chính vì vậy, nơi đây sớm trở thành trung tâm phát triển du lịch của tỉnh với thế

mạnh ở cả 4 loại hình du lịch, là du lịch sinh thái; du lịch thể thao leo núi; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Đặc biệt, trong khoảng 5 năm trở lại đây, khu vực này đã xây dựng nhiều điểm du lịch với quy mô ngày càng mở rộng. Tại đây có 6 khu du lịch tổng hợp đã được xác định để đầu tư phát triển là: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây (Quốc Oai); Khu du lịch lịch sử văn hóa du lịch Đường Lâm; Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh; Khu du lịch hồ Văn Sơn (Chương Mỹ) để xây dựng sân gôn và nơi nghỉ dưỡng cho du khách; Khu du lịch hồ Suối Hai (Ba Vì) và Khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây).

Trên địa bàn huyện Ba Vì có 12 tổ chức, đơn vị kinh tế tham gia kinh doanh du lịch trên 1.222ha, chiếm 2,8% số diện tích đất toàn huyện. Một số đơn vị có diện tích đất lớn, được sử dụng để kinh doanh du lịch, như Công ty Du lịch Suối Mơ, Chi nhánh Du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà và Công ty Du lịch Khoang Xanh và Công ty cổ phần Xây dựng và Du lịch Ao Vua... Các điểm du lịch của Ba Vì hiện nay chủ yếu tập trung ở vùng núi và một phần vùng gò đồi, thuộc các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh và đất rừng, do Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đẹp, do đó hấp dẫn du khách, vì thế lượng du khách hàng năm đến các địa điểm trên ( huyện Ba Vì) tăng 25,9%.

Nếu như năm 2002, Ba Vì đón 431.370 lượt khách thì 10 tháng năm 2007, lượng khách du lịch đến huyện này lên tới 876.200 lượt. Trong đó, tập trung lượng du khách đông nhất vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ lớn. Tuy sản phẩm du lịch vẫn còn phải nâng cấp và đa dạng, phong phú hơn, nhưng những khu du lịch sinh thái Ba Vì đã tạo ra môi trường nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí cho du khách trong những ngày nghỉ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh .

Các khu du lịch cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng, qua đó giữ được nguồn nước và chống xói mòn đất. Điển hình, như Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua đã trồng hàng trăm ha rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và vận động bà con các dân tộc thiểu số không săn bắn động vật và khai thác bừa bãi thực vật tại rừng. Khu du lịch sinh thái Đầm Long - Bằng Tạ cũng đã gây nuôi, bảo tồn hàng chục loài động vật quý hiếm, như hươu, nai, khỉ, bảo vệ rừng nguyên sinh với 387 loài, 94 họ của ngành thực vật, nhờ vậy tạo ra sự sức hấp dẫn để thu hút du khách. Ở Khu du lịch Thác Đa, việc bảo vệ trên 100 bụi cây trúc nguyên sinh, đã tạo nên môi trường thiên nhiên mát mẻ và kỳ thú, là điểm nghỉ mát lý tưởng của nhiều du khách. Tại Khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà được Ban giám đốc tích cực chú trọng bảo vệ hệ sinh thái để giữ gìn môi trường của Vườn Quốc gia Ba Vì, do đó cảnh sắc ở đây rất thơ mộng.

Những năm gần đây, Sở Du lịch và huyện Ba Vì cùng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện đã có những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường. Ngành Du lịch tỉnh cũng tổ chức phát động các tuần lễ bảo vệ môi trường trong nhân dân đồng thời hỗ trợ kinh phí xây dựng các khu xử lý rác thải, xây dựng nhiều công trình nước sạch tại các tụ điểm đông du khách và tại các làng bản.

Tuy nhiên, quan điểm của ngành cũng xác định là: Muốn đẩy nhanh tiến trình phát triển du lịch thì yếu tố con người phải được đặc biệt coi trọng. Vì vậy, ngành tập trung vào củng cố khâu tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ trong ngành. Ngoài việc rà soát, phân định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ ở Sở Du lịch, ngành còn chỉ đạo các khu du lịch tập trung đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ trong các khu du lịch, thu hút du khách. Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác quy

hoạch tạo ra các điểm du lịch theo các loại hình trên, làm cơ sở để thu hút đầu tư, thu hút du khách.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w