Quan tâm quy hoạch phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 40 - 43)

Hà Tây được mệnh danh “đất trăm nghề” đó là tiềm năng, lợi thế đang được phát huy nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Do đó, việc qui hoạch phát triển làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng sản xuất CN-TTCN.

Trong những năm gần đây, nhờ có đường lối và chính sách khuyến khích nên các làng nghề trên địa bàn tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ. Từ đó, có tác dụng tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo chiều hướng tiến bộ làm tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế. Số lao động đang làm việc ở các làng có nghề trên địa bàn tỉnh tăng lên 363.057 người. Rất nhiều làng nghề như Phú Túc (Phú Xuyên), Minh Khai (Hoài Đức), Phú Vinh (Chương Mỹ)... không những đóng góp lớn vào giá trị kinh tế còn giải quyết tốt việc làm cho người lao động ngay tại địa phương và cả vùng lân cận.

Khi thu nhập của người lao động ở các làng nghề tăng lên, điều đó sẽ dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người nông dân nông thôn và thành thị. Hiện nay, mức thu nhập bình quân của 1 lao động trong làng nghề đạt khoảng 7,98 triệu đồng/người/năm, tăng 3,75 triệu đồng so với năm 2003. Do sự phát triển không đồng đều nên thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề có sự chênh lệch. Một số làng nghề ở huyện Ba Vì thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt từ 3,3 triệu đồng - 3,5 triệu đồng/người/năm, trong khi đó các làng nghề ở huyện Đan Phượng, Phú Xuyên đạt từ 9-13 triệu đồng/người/năm

Về phát triển hạ tầng được các cấp, các ngành quan tâm nâng cấp cải tạo, đầu tư xây dựng mới. Qua khảo sát cho thấy, 100% làng nghề có đường ôtô về tận trung tâm, đảm bảo thuận lợi cho việc lưu thông luân chuyển nguyên liệu, hàng hóa phục vụ khách du lịch đến tham quan. Các công trình lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc trong nhiều năm qua cũng có sự tăng lên nhanh chóng, đáp ứng tốt nhu cầu SXKD, từng bước đem lại hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều làng nghề. Việc xây dựng các điểm công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhân dân thuê đất mở rộng quy mô SXKD làm tăng thêm sức mạnh của mỗi làng nghề.

Bằng sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, không ít làng nghề tưởng chừng bị mai một nay được khôi phục trở lại đang trên đà phát triển nhanh. Công tác khuyến công được tăng cường thực hiện khá đa dạng với các nội dung hỗ trợ truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề, nhân cấy nghề mới, khuyến khích thành lập các Hiệp hội làng nghề, đổi mới thiết bị công nghệ, quy hoạch cụm, điểm công nghiệp, tham quan các mô hình SXKD giỏi... Chỉ tính trong năm 2007, toàn tỉnh đã mở được 210 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề mới cho 11.000 học viên, với tổng kinh phí lên tới 2,15 tỷ đồng

Không chỉ có vậy, từ các nguồn hỗ trợ, Sở Công nghiệp đã thành lập thêm 3 Hiệp hội làng nghề và nhiều chương trình khuyến công hiệu quả, thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 1.180 làng có nghề, trong đó có 240 làng nghề đầy đủ các tiêu chí được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, thu hút khoảng 363.057 lao động tham gia sản xuất, do vậy giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống còn khoảng 61,7%. Kinh tế làng nghề phát triển do đó đã hình thành nhiều doanh nghiệp, HTX ngành nghề đa dạng, đây là những nòng cốt, chủ lực góp phần làm đổi thay diện mạo kinh tế - xã hội ở các làng nghề.

địa bàn tỉnh còn nhiều tồn tại và khó khăn cần khắc phục. Đó là quy mô các làng nghề còn nhỏ bé, chưa đủ sức làm chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế; đầu ra của sản phẩm nhiều khi bị phụ thuộc, chưa có nhiều DN đứng ra xuất khẩu trực tiếp; môi trường ở các làng nghề đang bị ô nhiễm khá nặng nề do sản xuất mang tính tự phát, không theo quy hoạch. Trình độ công nghệ còn lạc hậu chưa theo kịp được với các nước sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lân cận; tiến độ triển khai xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề còn chậm, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng còn có những hạn chế, nhất là điện vẫn còn thiếu; công tác quản lý Nhà nước đối với làng nghề chưa đồng bộ... do đó việc xây dựng một bản quy hoạch mang tính chất tổng thể định hướng phát triển hiện tại và tương lai là điều tất yếu

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, đến năm 2010, toàn tỉnh có trên 400 làng được cấp bằng công nhận làng nghề và 90% làng có nghề. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài các giải pháp chủ yếu, như tăng cường xúc tiến thương mại; hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, các câu lạc bộ DN, Hiệp hội làng nghề; khuyến khích đổi mới công nghệ; tăng cường hỗ trợ các hoạt động khuyến công; mở rộng các điểm sản xuất tập trung; có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất; tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn nữa để DN, cơ sở sản xuất và các hộ gia đình ở các làng nghề tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng thì ngành Công nghiệp cần tăng cường liên kết với các tỉnh bù đắp nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt ở các làng nghề

Bên cạnh đó, các làng nghề cần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tích cực các hoạt động xúc tiến thương mại, hình thành nên các kênh phân phối sản phẩm không chỉ trong nước mà vươn ra toàn thế giới. Đặc biệt, các làng nghề cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất, đồng thời tích cực tham gia các Hiệp hội làng nghề phát huy sức mạnh tập thể. Tỉnh cần có chính

sách hỗ trợ nhiều hơn nữa phát triển hạ tầng nông thôn, các chính sách ưu đãi để các DN, hộ gia đình có điều kiện thuê mặt bằng sản xuất tại các điểm công nghiệp góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo bức tranh làng nghề của tỉnh ngày càng khởi sắc./.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH hà tây gắn với các CÔNG tác THAM mưu của sở kế HOẠCH đầu tư TỈNH hà tây (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w