I. Ý tưởng sư phạm
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5.2. Đánh giá kết quả
a) Đánh giá định tính
Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo giáo án thực nghiệm với bài tập sáng tạo và các phương pháp tích cực hóa tư duy, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Đối với lớp thực nghiệm: Ngoài các bài tập luyện tập, các em được hướng dẫn giải các BTST nên khi gặp một bài toán các em linh hoạt tìm nhiều hướng giải khác nhau, giúp tư duy của các em mềm dẻo, không rập khuôn máy móc, giúp các em hứng thú với môn học tạo không khí học tập, kết quả là các em ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn, có kĩ năng, kĩ xảo vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đó. Từ thực
nghiệm ta nhận thấy, HS lớp 10 THPT ban KHTN có khả năng học BTST. BTST lôi cuốn sự chú ý của tất cả các đối tượng HS, nhưng phù hợp nhất là HS có học lực trung bình khá trở lên. Việc sử dụng các BTST cùng với các phương pháp tích cực hóa tư duy thích hợp đã tạo môi trường dạy – học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, HS và HS, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng phương pháp nhận thức, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS.
- Đối với lớp đối chứng: Việc giải bài tập luyện tập chỉ có tác dụng củng cố kiến thức, không tạo được không khí học tập, không kích thích được sự phát triển tư duy sáng tạo cho HS.
b) Đánh giá định lượng
Sau khi cho HS làm bài kiểm tra đánh giá và chấm điểm theo thang điểm hệ số 10 (xem phụ lục). Bài kiểm tra được thực hiện ở cả hai đối tượng: đối chứng và thực nghiệm. Chúng tôi có kết quả như sau: