I. Ý tưởng sư phạm
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5.5. Kiểm nghiệm kết quả TNSP bằng giả thuyết thống kê
Qua tính toán và phân tích kết quả ở trên, chúng tôi thấy rằng điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả này có phải do ngẫu nhiên không?
Gọi Ho là giả thuyết thống kê: Sự khác nhau giữa XTNvà XDC(cụ thể là XTN >
DC
X ) là không thực chất (do ngẫu nhiên mà có) với mức ý nghĩa α =0,05.
Gọi H1 là đối giả thiết: Sự khác nhau giữa XTN và XDC(cụ thể là XTN > XDC) là thực chất (do tác động của phương pháp mới mà có, chứ không phải do ngẫu nhiên mà có). Để tiến hành kiểm định, chúng tôi tính đại lượng kiểm định t.
Giá trị đại lượng kiểm định t được tính theo công thức:
p n .n t s n n TN DC TN DC TN DC X −X = + với 2 2 p (n - 1)s (n 1)s s n n 2 TN TN DC DC TN DC + − = + − Ta đã biết: XTN = 6.19; XDC= 5.2; STN = 1.48; SDC = 1.51; nTN = 80; nDC = 76; Thay các giá trị vào hai công thức trên, ta tính được sp = 1.5 và t = 4.1
Như vậy đại lượng kiểm định qua thực nghiệm là t = 4.1 Tra bảng tα; ứng với mức ý nghĩa α =0,05thì tα= 2.0
So sánh với kết quả tính toán qua thực nghiệm ta thấy: t > tα, nên ta có thể bác bỏ giả thuyết Ho và chấp nhận giả thuyết đối với H1. Như vậy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận dạy học với bài tập sáng tạo đã mang lại hiệu quả cao hơn so với dạy học thông thường.
- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đại lượng kiểm định t > tαchứng tỏ dạy học với bài tập sáng tạo thực sự có hiệu quả.
- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng. Điều này phản ánh thực tế ở nhóm học thực nghiệm: hầu hết học sinh tham gia xây dựng bài một cách tích cực vì vậy đạt hiệu quả cao trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các học sinh trong lớp cũng ít hơn.
- Đồ thị tần suất lũy tích của hai lớp cho thấy: chất lượng của nhóm thực nghiệm thực sự tốt hơn nhóm đối chứng.
Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm đã đi đến kết luận: mục đích thực nghiệm sư phạm đã đạt được, khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn. Các kết quả thu được đã chứng tỏ:
- GV THPT đều có thể dạy được BTST.
- HS THPT lớp 10 ban KHTN có khả năng học được BTST. Các em đều rất thích thú với loại bài tập này, đặc biệt đối với những HS khá giỏi thì BTST thực sự là niềm hứng khởi, say mê đối với các em.
- BTST đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy học sáng tạo với BTST đã tạo môi trường dạy – học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, HS với HS, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS.
- Các BTST được xây dựng phù hợp với thời lượng lên lớp ở giờ học chính khóa, giờ học tự chọn, học thêm ở nhà.
Tuy nhiên khi sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo còn có một số hạn chế: BTST chỉ được phát huy khi HS nắm vững kiến thức cơ bản cho nên nó không thể thay thế hoàn toàn bài tập luyện tập. BTST chỉ sử dụng có hiệu quả cao đối với những đối tượng HS có học lực từ trung bình khá trở lên.
Dựa vào kết quả quá trình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã đạt được kết quả sau:
- Khai thác và làm rõ thêm cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lí.
- Đưa ra được hệ thống bài tập với các dấu hiệu của bài tập sáng tạo.
- Đã đưa ra được hệ thống bài tập đảm bảo việc củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh khi dạy học phần Cơ học 10 nâng cao, đồng thời còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy và bồi dưỡng khả năng sáng tạo cho học sinh.
- Hình thức đưa ra các câu hỏi định hướng cho từng bài, từng loại bài tập theo kiểu định hướng tìm tòi, khái quát chương trình hóa đã có tác dụng tốt trong việc phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo cho học sinh.
- Qua kết quả của đợt thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã tiến hành cho phép được rút ra kết luận bước đầu về tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng bài tập sáng tạo trong quá trình dạy học, để rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh cũng như góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí.
- Trong điều kiện hiện nay việc đưa bài tập sáng tạo lồng ghép với bài tập luyện tập là khả thi và cần thiết. Bởi bài tập sáng tạo còn gây được hứng thú cao độ, kích thích lòng ham hiểu biết, trí tìm tòi, phát huy tính tích cực, độc lập cho học sinh.
Những kết luận này một lần nữa khẳng định việc sử dụng bài tập sáng tạo vào dạy học nhằm rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh là đúng đắn và thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta.
Tuy nhiên số BTST trong các sách giáo khoa và sách bài tập chưa nhiều đòi hỏi các giáo viên giảng dạy phải tự xây dựng hệ thống bài tập này. Việc xây dựng hệ thống BTST đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực của GV.
Chúng tôi kiến nghị Bộ giáo dục nên tổ chức tập huấn cho GV về việc xây dựng và sử dụng BTST trong dạy học.
Trong thời gian tới, tôi tiếp tục hoàn thiện BTST phần Cơ học, đồng thời mở rộng sang những phần khác của giáo trình vật lí phổ thông.