Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học câu khiến

Một phần của tài liệu Dạy câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 37 - 54)

2.2.1. Nội dung dạy học về câu khiến trong chương trình Tiếng Việt lớp Bốn

Chúng ta đều biết SGK là tài liệu chuẩn, là chỗ dựa cơ bản để GV thực hiện giảng dạy trên lớp. Nhưng với đặc điểm đối tượng dạy học là HS tiểu học, trong khuôn khổ số tiết học và số trang in qui định trong SGK, các khái niệm ngữ pháp chỉ dừng lại ở việc cung cấp những khái niệm cơ bản nhất với cách biểu đạt đơn giản nhất. Nội dung về câu cầu khiến trong SGK cũng không nằm ngoài đặc điểm chung đó.

Về nội dung kiến thức ngữ pháp và logic trình bày, ở bài hình thành khái niệm ngữ pháp (Câu khiến), SGK trình bày theo hướng quy nạp có phối hợp với hướng diễn dịch ở mục Luyện tập. Đó là đưa ngữ liệu có chứa hiện tượng ngữ pháp cần dạy  yêu cầu HS tìm hiện tượng ngữ pháp cần cung cấp của bài học (mục “Nhận xét”)  nêu định nghĩa khái niệm (mục “Ghi nhớ”)  đưa các bài tập có chứa khái niệm ngữ pháp vừa được trình bày để HS luyện

tập (mục “Luyện tập”). Đồng thời, SGK cũng thể hiện ý đồ của các tác giả: trình bày đơn vị kiến thức ngữ pháp theo hướng kết hợp chức năng - nghĩa - cấu trúc, không dạy cấu trúc tách rời nghĩa và chức năng và càng không phải là chỉ dạy cấu trúc mà thôi.

Về nội dung kiến thức ngữ pháp và yêu cầu cần đạt, qua chương trình, SGK, SGV Tiếng Việt 4, có thể thấy các nội dung kiến thức ngữ pháp được sắp xếp và gắn liền với các yêu cầu HS “nắm được các kiểu câu phục vụ những mục đích nói chuyên biệt : câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến”.

Các nội dung và yêu cầu cần đạt về kiến thức như vừa trình bày được thể hiện bằng nhiều hình thức bài tập trắc nghiệm, tự luận; với nhiều kiểu dạng bài tập tìm từ, tìm bộ phận câu, viết câu, biến đổi câu, ..., dùng bảng biểu để phân loại, hệ thống hoá...; bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động (cá nhân,

nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn,...); với nhiều phương tiện hỗ trợ kèm theo kênh

chữ (âm thanh, hình vẽ, bảng biểu,...); được sắp xếp theo các mức độ: nhận biết  hiểu  vận dụng. Sự phối hợp nhiều hình thức, nhiều kiểu dạng bài tập, nhiều phương tiện hỗ trợ và việc sắp xếp các bài tập theo thang nhận thức không chỉ tránh nhàm chán mà quan trọng hơn là tác dụng và hiệu quả của nó đối với việc rèn luyện các thao tác tư duy, củng cố và khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức cho HS. Mặt khác, hệ thống bài tập cũng sắp xếp theo mức độ nhận thức của SGK cũng là cơ sở để GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, xem xét phương pháp, biện pháp hình thức tổ chức dạy học của mình để có những điều chỉnh và bổ sung nếu cần.

2.2.2 Nội dung dạy học về câu khiến trong chương trình hiện hành

Chương trình nhấn mạnh tinh thần thực hành giao tiếp, chú trọng dạy tiếng Việt qua các tình huống giao tiếp. HS được rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt trong các hoàn cảnh giao tiếp chính thức và không chính thức, phù hợp lứa tuổi.

Chương trình dùng hình thức giao tiếp bằng lời (nghe, nói) làm cơ sở để dạy hình thức giao tiếp bằng chữ (đọc, viết). Sau đó dùng hình thức giao tiếp bằng chữ làm cơ sở đề hoàn thiện hình thức giao tiếp bằng lời.

Vấn đề dạy Câu chia theo mục đích nói không chỉ giới hạn ở 4 kiểu câu như chương trình CCGD mà đặt trong hoạt động giao tiếp vô cùng phong phú. Thời lượng dành cho dạy các kiểu câu chia theo mục đích nói tăng từ 4 tiết lên 21 tiết (13 tiết câu kể, 4 tiết câu hỏi, 3 tiết câu khiến, 1 tiết câu cảm). Trong đó, câu khiến được SGK Tiếng Việt 4 sắp xếp trong 3 bài tương ứng với 3 tiết dạy ở Học kì 2:

Tiết 1: Câu khiến - Tuần 27

Tiết 2: Cách đặt câu khiến - Tuần 27

Tiết 3: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ lời yêu cầu, đề nghị - Tuần 29 Ba bài dạy trên đều được cấu tạo với 3 phần:

- Nhận xét: đưa ngữ liệu, câu hỏi để HS tìm hiểu, rút ra nhận xét. - Ghi nhớ: trình bày tóm tắt những nội dung HS cần ghi nhớ.

- Luyện tập: đưa các bài tập (bao gồm bài tập nhận diện, củng cố ghi nhớ và bài tập sử dụng - đặt câu khiến theo tình huống, nội dung, yêu cầu cụ thể).

HS không chỉ học khái niệm cơ bản về câu chia theo mục đích nói có hình thức thể hiện thống nhất với mục đích sử dụng (hành động ngôn ngữ trực tiếp) mà còn làm quen với kiểu câu có hình thức không chính danh (hành động ngôn ngữ gián tiếp).

VD: Bài giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị HS được cung cấp kiến thức kiểu câu để bày tỏ yêu cầu, đề nghị có hình thức thể hiện là câu hỏi, câu kể.

Tuy thời lượng dành cho dạy các kiểu câu chia theo mục đích nói đã tăng lên nhưng phân bổ số tiết không đều, chưa phù hợp. Thời lượng dành cho câu kể khá nhiều (12tiết) trong khi câu cảm chỉ dạy trong 1 tiết, câu khiến chỉ dạy

trong 3 tiết và 4 tiết về câu hỏi khiến các kiểu câu khác mờ nhạt, trong khi các kiểu câu có vai trò quan trọng như nhau.

2.2.3. So sánh về nội dung dạy học câu khiến giữa chương trình CCGD và chương trình mới

Chương trình CCGD đề cao mặt “Học để nắm tri thức”; chương trình mới đề cao mặt “Học để hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt”.

Chương trình mới tạo cơ hội để HS xem xét lời nói của mình, cách giao tiếp với người khác trong những tình huống cụ thể.

Chương trình CCGD dành 4 tiết dạy các kiểu câu chia theo mục đích nói trong khi chương trình mới dành 21 tiết để dạy các kiểu câu này. Sự chú trọng của chương trình mới thể hiện cách nhìn khác với kiểu câu này và đặt nó vào vị trí quan trọng. Điều này cho thấy chương trình mới chú ý đến rèn kĩ năng sử dụng câu trong giao tiếp.

Chương trình CCGD chủ trương dạy thực hành để nắm lý thuyết. Chương trình mới dạy thực hành để giúp HS ứng dụng vào hoàn cảnh cụ thể. Chính quan điểm khác nhau này dẫn đến sự thể hiện nội dung và phương pháp khác nhau giữa 2 chương trình.

Nếu như chương trình CCGD chú trọng việc cung cấp kiến thức về các kiểu câu phân loại theo cấu tạo như: câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt, câu rút gọn, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép có từ chỉ quan hệ, câu ghép không có từ chỉ quan hệ thì chương trình mới chú trọng dạy về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói _ những kiểu câu được nghiên cứu từ góc độ sử dụng.

Nếu ở chương trình CCGD, các kiểu câu chia theo mục đích nói được bố trí thành chương riêng thì ở chương trình mới nội dung này dạy lồng ghép với việc dạy các dạng cơ bản của câu đơn và hai thành phần chính của câu là chủ ngữ, vị ngữ. VD: Khi học về câu kể, HS được học cấu tạo cơ bản của câu.

Điểm khác nhau cơ bản nhất của chương trình mới so với chương trình CCGD là việc dạy câu được tiến hành theo một quan điểm mới: dạy trong sử dụng. Ngoài việc cung cấp các kiến thức về mục đích nói trực tiếp của các kiểu câu, chương trình còn dạy cho HS cách sử dụng câu hỏi với các mục đích khác, cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, cách giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị . . .

Chương trình CCGD chú ý tới yêu cầu thực hành nhưng nặng về thực hành để nắm các kiến thức lý thuyết, để nhận diện phân loại các đơn vị ngữ pháp mà ít chú trọng thực hành nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy chỉ giúp HS nói đúng ngữ pháp mà chưa giúp các em tạo được những lời nói phù hợp với thái độ, hoàn cảnh. Các bài tập ở SGK thường yêu cầu phân loại mà không xác định những loại, kiểu câu ấy dùng để diễn đạt ý gì, nhằm mục đích gì trong giao tiếp và muốn diễn đạt một ý nào đó thì phải dùng hình thức nào.

Nội dung dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói trong chương trình CCGD đơn giản, HS chỉ học những kiểu câu có hình thức phát ngôn thống nhất với mục đích sử dụng. Trong khi đó, trong cuộc sống hàng ngày, con người thực hiện hàng trăm hành vi ngôn ngữ khác nhau với những hình thức thể hiện phong phú. Chương trình chỉ chú trọng cho HS hiểu nghĩa trực tiếp chưa coi trọng việc hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa gián tiếp của câu. Trong khi hành động ngôn ngữ gián tiếp mới tạo nên nghĩa bề sâu, hàm ẩn của câu, đưa lại hiệu quả giao tiếp tế nhị và sâu sắc. Nội dung dạy học câu có hình thức phát ngôn không thống nhất với mục đích sử dụng (hành động ngôn ngữ gián

tiếp) chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy phần nào hạn chế khả năng sử

dụng câu trong giao tiếp của HS và gây ra những khó khăn về nhận diện, phân loại câu.

Sự thành công của chương trình mới là đưa vào dạy câu có hình thức không chính danh đặt trong ngữ cảnh và tình huống giao tiếp cụ thể. Câu chia

theo mục đích nói không còn bị tách rời khỏi ngữ cảnh, không bị xét cô lập và mang nặng tính hình thức như chương trình CCGD, làm cho việc học ngữ pháp ở nhà trường gắn bó với việc sử dụng ngữ pháp trong đời sống.

Thực tế, không phải lúc nào ta cũng sử dụng câu chính danh để thực hiện mục đích nói của mình. VD: Để nhờ vả, đề nghị thay vì dùng câu khiến có thể dùng câu cảm hay câu hỏi. Như vậy, tính tinh tế, hiệu quả giao tiếp có khi hay hơn so với câu chính danh.

Việc đưa vào dạy học kiểu câu có hình thức không chính danh ở chương trình mới giúp HS nâng cao hiệu quả giao tiếp. HS không những được cung cấp kiến thức mà còn học để sử dụng trong giao tiếp, trong thực tiễn hoạt động nói năng. Chẳng hạn, yêu cầu, đề nghị… đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với ngữ cảnh, với người được yêu cầu, đề nghị. Theo đó là hệ thống bài tập đưa ra những tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra câu nói phù hợp yêu cầu của bài học, tình huống giao tiếp.

Nhờ vậy, HS có điều kiện phát triển kĩ năng tiếng Việt và đặc biệt giúp HS có khả năng tiếp nhận tinh tế, nhạy cảm và sản sinh những câu nói đúng, hay làm cho ngôn ngữ của HS phong phú, sắc bén, đạt hiệu quả cao trong học tập và giao tiếp.

2.2.4. Thực trạng nhận thức và tổ chức dạy học về câu khiến theo quan điểm giao tiếp

2.2.4.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên

Hình thành khái niệm ngữ pháp và dạy học quy tắc ngữ pháp là một nội dung trọng yếu của hoạt động giáo dục ngôn ngữ. Vấn đề dạy câu được bắt đầu ở bậc tiểu học nhưng chỉ ở dạng sơ giản, mức độ áp dụng phương pháp đơn giản, HS bắt đầu nắm bắt các khái niệm về các loại câu một cách cơ bản nhất để vận dụng trong lời nói ở dạng ban đầu của trẻ.

Qua trao đổi và phỏng vấn trực tiếp một số GV, chúng tôi thấy đa số GV nắm vững mục tiêu dạy học Tiếng Việt của chương trình mới, bám sát nội dung, chương trình SGK, SGV và ít nhiều có đầu tư nghiên cứu bài dạy về câu khiến khi lên lớp.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy khó khăn lớn nhất trong quá trình dạy học kiểu câu chia theo mục đích nói trong đó có câu khiến là việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chừc dạy học, sự phối hợp các phương pháp chưa nhuần nhuyễn, chưa phù hợp mục tiêu bài học. Nhiều GV chưa hiểu được ý định của người biên soạn SGK nên cách dạy của một số GV còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào SGK, SGV nên hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn HS.

Một số GV đã biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực tổ chức cho HS hoạt động (giao tiếp, thảo luận, …) nhằm phát huy tính tích cực nhưng phối hợp phương pháp chưa nhuần nhuyễn, HS chưa có thói quen học tập và làm việc độc lập nên hiệu quả thực sự chưa cao. Trong khi đó, một số GV lại chỉ chú trọng cung cấp kiến thức, yêu cầu HS thuộc lòng, khộng chú trọng hình thành phương pháp học tập, rèn luyện các kĩ năng. Việc hướng dẫn làm bài tập máy móc, chưa mở rộng cho HS nắm sâu kiến thức của bài.

Trong thực tế, khi dạy câu khiến GV dường như dạy theo quan điểm ngữ pháp truyền thống: dạy câu có hình thức ngữ pháp và ý nghĩa thống nhất với nhau. Tức là đặt câu ở thế cô lập, chưa gắn nó với những câu lân cận, chưa đưa vào các tình huống nói năng. Tức là chỉ mới dừng ở việc dạy các kiểu câu chính danh, chưa chú trọng dạy kiểu câu không chính danh. Điều này dẫn đến tình trạng HS học thuộc một cách máy móc các ghi nhớ nên khi vận dụng vào nói, viết tỏ ra lúng túng và còn sai nhiều, khả năng giao tiếp chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều GV chưa chú ý hướng dẫn cách đọc thể hiện ngữ điệu câu khiến.

Qua phân tích thống kê số liệu khảo sát nhận thức và kiến thức của GV về câu khiến, chúng tôi nhận thấy:

Có 88.16% GV được khảo sát đều nắm vững mục tiêu dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là nhằm hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Tuy nhiên, một tỉ lệ không nhỏ GV (10.53%) được khảo sát cho rằng dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp chỉ là tích hợp các kiến thức và kĩ năng đời sống vào hoạt động học tập và 6.58% GV xem dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là thực hiện tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

Để chuẩn bị dạy phần lí thuyết về câu khiến, 44,74% GV sử dụng toàn bộ các bài tập, câu hỏi gợi ý trong SGK và SGV; 53.85% GV tự mình xây dựng và sưu tầm những bài tập, câu hỏi phù hợp với mục đích của bài dạy và đối tượng HS, nhưng chỉ có 38,16% GV yêu cầu HS chuẩn bị bài trước ở nhà. Phần lớn các GV đều dự tính câu trả lời của HS, nhưng phần dự kiến không sinh động như thực tiễn nói năng của HS nên lúng túng khi các em không trả lời hoặc không làm theo dự kiến của mình.

Kết quả khảo sát cho thấy trong quá trình chuẩn bị bài, một số GV ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với HS, còn lệ thuộc vào SGK và SGV. Chỉ có 36,84% GV nghiên cứu các tài liệu khác SGV khi soạn giáo án và 48,68% GV dự kiến trước các tình huống, câu trả lời của HS.

Cách dạy của một số GV còn đơn điệu, lệ thuộc vào SGK, chưa thu hút lôi cuốn HS. Ngoài các bài tập của SGK, chỉ có 38.16% GV thường xuyên xây dựng các tình huống giao tiếp cho HS thực hành, còn 50% thỉnh thoảng mới xây dựng các tình huống giao tiếp cho HS thực hành và chỉ có 21.1% GV đầu tư xây dựng phiếu bài tập cho HS do mất quá nhiều thời gian, tốn kinh phí. Trong khi đó, tỷ lệ GV cho rằng bài tập ở SGK gây được hứng thú đối với HS chỉ đạt 17.6%.

Về những bài tập về câu khiến trong SGK lớp Bốn hiện nay, 56,58% GV cho rằng phù hợp với kinh nghiệm sống, thực tiễn khi giao tiếp của HS nhưng 31.58% GV cho rằng một số ngữ liệu và lệnh bài tập còn khó hiểu, mơ hồ, không phù hợp với trình độ của HS.

Đối với các kĩ năng cần đạt khi dạy học câu khiến, 55.26% GV xác định phải hội đủ 4 kĩ năng: nhận diện đúng mục đích nói của câu; tạo lập các kiểu

Một phần của tài liệu Dạy câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 37 - 54)