Các nguyên tắc dạy câu khiến theo quan điểm giao tiếp

Một phần của tài liệu Dạy câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 55 - 59)

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY CÂU KHIẾN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TIẾP

Quan điểm giao tiếp yêu cầu qui trình dạy học tiếng Việt phải được đặt trong các hoàn cảnh giao tiếp và GV phải thường xuyên tạo ra được các tình huống giao tiếp để HS thực hành ngôn ngữ. Dạy câu khiến cũng không nằm ngoài định hướng đó.

3.1.1. Mục tiêu dạy học câu khiến phải thống nhất với mục tiêu chung của môn học tiếng Việt

Mục tiêu dạy học là căn cứ quan trọng cho việc lựa chọn lý thuyết, nội dung, phương pháp dạy học. Việc xây dựng mục tiêu dạy câu khiến theo quan điểm giao tiếp trước hết phải dựa vào mục tiêu dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu (trong đó có dạy câu chia theo mục đích nói) nói riêng. Điều này nghĩa là dạy câu khiến là một bộ phận của nội dung dạy học Tiếng Việt nên mục tiêu dạy câu khiến thống nhất với mục tiêu dạy học của môn Tiếng Việt hay nói cách khác góp phần hiện thực hoá mục tiêu của môn Tiếng Việt.

Chúng ta biết rằng mục tiêu quan trọng nhất của dạy học Tiếng Việt là trang bị cho HS cách thức sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, hình thành và phát triển các kĩ năng Tiếng Việt cho HS trên cả hai bình diện sản sinh (nói, viết) và lĩnh hội (nghe, đọc) lời nói. Từ đó, nó đòi hỏi việc xây dựng mục tiêu dạy câu khiến theo quan điểm giao tiếp phải thiết thực nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học thông qua việc rèn luyện

kỹ năng tạo lập câu khiến và sử dụng câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp, văn hoá giao tiếp của người Việt. Cụ thể là:

+ Về kiến thức: có hiểu biêt sơ giản về câu khiến (nắm được cấu tạo và tác

dụng của câu khiến, cách đặt câu khiến).

+ Về kĩ năng: biết nhận diện câu khiến, hình thành và phát triển kĩ năng đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

+ Về thái độ: bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

3.1.2. Dạy câu khiến phải phù hợp khả năng tư duy và trình độ phát triển của HS

Ở lớp Bốn, khi học câu khiến, HS đã có một lượng kiến thức nhất định về câu, câu chia theo mục đích nói đã học (câu kể, câu hỏi) và hoạt động giao tiếp ngày càng đa dạng; khả năng tư duy đang chuyển dần từ cụ thể sang khái quát, hình tượng ở mức độ đơn giản. Do đó, khi tổ chức dạy học câu khiến, GV cần lựa chọn các ngữ liệu gần gũi cuộc sống hàng ngày của HS để từ đó hướng dẫn, gợi ý HS tự phát hiện ra đặc điểm câu khiến trên cơ sở kiến thức đã có về câu. Đồng thời, trong quá trình dạy học câu khiến, tùy điều kiện thực tế lớp, GV có thể lựa chọn thay thế ngữ liệu và bài tập ở SGK cho gần gũi, dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi và trình độ HS.

Hàng ngày, trong mối quan hệ của mình, HS luôn giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, … Quá trình giao tiếp, HS sẽ sử dụng các kiểu câu chia theo mục đích nói trong đó có câu khiến. Tuy nhiên, khi giao tiếp, các em chưa chú ý đến vị thế giao tiếp, quy tắc giao tiếp, chủ yếu là hành vi ở lời trực tiếp. Cần lưu ý mối quan hệ giữa người cầu khiến và người thực hiện hành động cầu khiến phải phù hợp, nhất là khi người cầu khiến là HS tiểu học (trong quan hệ

Vì vậy, trong tổ chức dạy học câu khiến, GV cần tổ chức cho HS thực hành giao tiếp qua các tình huống giao tiếp cụ thể, đa dạng nhưng gần gũi với HS để các em nắm vững kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng giao tiếp biết sử dụng hành vi gián tiếp theo quy tắc lịch sự. Ở đây, xuất phát nhu cầu thực tế là sử dụng lời câu khiến như thế nào cho đúng, cho lịch sự trong quá trình giao tiếp là vấn đề đặt ra khi tổ chức dạy học câu khiến.

3.1.3. Dạy học câu khiến phải đặt trong ngữ cảnh tình huống giao tiếp

Mục tiêu dạy học Tiếng Việt hiện nay là dạy tiếng thông qua giao tiếp. Theo định hướng này, việc dạy ngôn ngữ nói chung và dạy câu phân loại theo mục đích nói nói riêng, trong đó, có câu khiến sẽ lấy giao tiếp làm môi trường và phương pháp để hình thành kiến thức và luyện tập thực hành. Điều đó nghĩa là việc tổ chức dạy học câu khiến phải thông qua hoạt động giao tiếp, phải đặt HS trong từng tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Và thông qua hoạt động giao tiếp mà hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng câu khiến. Khi hình thành kiến thức mới, việc dạy học câu khiến theo ngữ cảnh tình huống cầu khiến giúp cho HS dễ xác định, nhận biết câu khiến khi nghe, khi đọc. Cụ thể, các ngữ liệu để dạy câu khiến nếu được đặt trong ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp HS dễ dàng xác định được mục đích nói lời cầu khiến, nội dung cụ thể và đối tượng mà lời cầu khiến hướng tới.

Khi luyện tập thực hành, GV tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau: nói, viết, nghe, đọc. Qua đó, hướng các em vào mục tiêu giao tiếp có sử dụng câu cầu khiến. Khi thì GV cho HS đóng vai thể hiện tình huống hoặc thảo luận theo nhóm, lúc thì cho các em sắm vai thể hiện lời nói của các nhân vật. Cách làm như vậy sẽ giúp HS mạnh dạn hơn trong giao tiếp, kĩ năng giao tiếp sẽ tốt hơn. Đồng thời, giúp HS vừa có thể phát hiện được những tri thức cần phải chiếm lĩnh về câu khiến, vừa có thể sử dụng loại câu này vào thực tế giao tiếp của bản thân hàng ngày.

VD : Trong bài “Câu khiến” phần nhận xét:

1. Câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì ? Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

-Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! (Thánh Gióng)

Ở đây, HS sẽ rất dễ xác định được người nói (chủ thể cầu khiến) là cậu bé Gióng. Người nghe (người tiếp nhận hành động cầu khiến) là bà mẹ. Mục đích của lời cầu khiến: Gióng muốn mẹ mời sứ giả vào để thưa chuyện....

Những yếu tố đó là ngữ cảnh để lời cầu khiến cụ thể xuất hiện. Vì lời cầu khiến được đặt trong hoạt động giao tiếp, trong ngữ cảnh nên HS không chỉ học được dấu hiệu, học được lời cầu khiến cụ thể mà còn học được cách dùng lời cầu khiến.

3.1.4. Dạy câu khiến theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động giao tiếp của học sinh

Chúng ta đều biết dạy học có mục đích là tạo ra sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực của HS. Con đường đạt đến hiệu quả của sự tự phát triển ấy là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể. Mọi phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy - học của thầy và trò đều nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ tự thân đó.

Mặt khác, đặc điểm căn bản của đổi mới PPDH là chuyển từ phương pháp truyền thụ, chú trọng thuyết trình, giảng giải sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Theo phương pháp này, GV đóng vai trò tổ chức hoạt động của HS; HS là chủ thể của quá trình học tập. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua ví dụ về cấu tạo 3 phần của các bài học lý thuyết về câu khiến gồm: phần Nhận xét (cung cấp ngữ liệu, nêu câu hỏi, bài tập) - phần Ghi nhớ (chốt lại những điểm kiến thức chủ yếu được rút ra từ việc phân tích ngữ

Đổi mới PPDH là phải phát huy tính tích cực của HS, GV cần chú ý đối với mọi đối tượng HS phân ra nhiều mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) để có PPDH thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của HS, người GV phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng HS.

Tính tích cực là một đặc điểm vốn có của con người. Con người không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Con người sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khác nhau (VD: nhu cầu ăn, uống... và sau đó xuất hiện nhu cầu xã hội...) Những nhu cầu này không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu Dạy câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w