Cậu nhớ giúp tớ đấy nhé! Câu

Một phần của tài liệu Dạy câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 47)

2) Cậu nhớ giúp tớ đấy. 3) Anh ơi ! Cái áo đẹp ghê ! 4) Anh cho xem cái áo.

5) Anh sẽ đưa em đi.

CK : 76 CK : 74 CC : 76 CK : 56 CK : 45 100 97.4 100 73.7 59.2 7

Ngoài các bài tập của SGK, anh (chị) có xây dựng các tình huống giao tiếp cho HS thực hành không?

a- Không b- Thỉnh thoảng c- Thường xuyên 0 38 29 50.0 38.16 8

Khi luyện tập câu khiến, HS thường mắc phải những lỗi nào ?

a- Quên ghi dấu ở cuối câu.

b- Chưa xác định được tình huống khi đặt câu c- Các lỗi khác 54 24 0 71.05 31.58 0 9

Anh (chị) gặp những khó khăn gì khi dạy câu khiến ?

a- Vốn sống hạn chế của HS b- Kĩ năng giao tiếp của HS c- Các khó khăn khác 28 53 0 36.84 69.74

2.2.4.2. Kết quả khảo sát giờ dạy của giáo viên

Sau khi thăm dò ý kiến GV về việc dạy học câu khiến, chúng tôi tiến hành khảo sát một số giờ dạy của các GV ở lớp Bốn 2 và lớp Bốn 5 trường TH Hà Huy Tập – Bình Thạnh – TP.HCM.

Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy, các GV hầu hết chỉ quan tâm đến việc dạy làm sao để truyền đạt hết các kiến thức trong sách Tiếng Việt 4 về câu cầu khiến. Các ví dụ được sử dụng hầu hết là theo SGK, chưa có sự tìm hiểu ở bên ngoài. Trong giờ dạy nhìn chung GV còn thuyết trình nhiều. Các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp nêu vấn đề .... hầu như ít được sử dụng. GV thường sử dụng các phương pháp truyền thống như hỏi đáp, thuyết trình . . . là chủ yếu, thỉnh thoảng xen vào các trò chơi cuối tiết học. Do vậy, HS học một cách thụ động, tính tích cực của HS chưa được phát huy.

VD: Khi dạy bài Câu khiến, ở phần luyện tập bài tập 1 “Tìm câu khiến trong những đoạn trích” hoặc bài tập 2 “Tìm 3 câu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán của em”, GV chủ yếu dùng phương pháp hỏi – đáp để HS tìm ra câu khiến gây nhàm chán cho HS.

Phần bài tập thực hành trong SGK có nhiều dạng khác nhau: từ bài tập nhận diện câu cầu khiến đến bài tập đặt câu khiến, bài tập tìm tình huống cho câu cầu khiến . . . Các bài tập này có thể cho HS thực hành ở dạng nói hoặc viết đều được nhưng các GV đều cho HS thực hành ở dạng viết, HS hầu như

rất ít được làm bài tập thực hành ở dạng nói. Do đó, hầu hết các em khi nói

câu cầu khiến đều không có giọng điệu phù hợp. Với các bài tập đặt câu trong các giờ chúng tôi đã dự, chưa có GV nào chuyển hình thức từ đặt câu sang đóng vai để giúp các em thực hành kỹ năng giao tiếp.

VD: Ở bài Cách đặt câu khiến, GV chỉ tập trung hướng dẫn HS cách chuyển câu kể “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” sang câu khiến

thông qua các phụ từ và tiểu từ tình thái mà chưa chú trọng đến ngữ điệu cầu khiến khi nói. Khi tổ chức luyện tập bài 2 “Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống”, GV chỉ chú ý hướng dẫn HS đặt câu đúng ngữ pháp, không chú ý ngữ điệu.

2.2.4.3. Thực trạng sử dụng câu khiến trong giao tiếp của học sinh lớp

Bốn

Bên cạnh việc khảo sát thực trạng dạy học của GV, để đánh giá những kiến thức lĩnh hội được sau khi học về câu cầu khiến của HS lớp 4, chúng tôi cũng tiến hành điều tra HS về việc vận dụng kiến thức câu khiến trong hoạt động nói năng thực tiễn.

Về kiến thức, 97.23% HS nắm được ghi nhớ “Câu khiến là câu dùng để

nêu yêu cầu đề nghị, mong muốn,…. của người nói với người khác.” Nhưng khi

vận dụng vào luyện tập thực hành để nhận ra một câu có phải là câu khiến, các em còn lúng túng, chưa nắm vững bài học. Kết quả khảo sát cho thấy 36.02% HS căn cứ vào các từ ngữ xuất hiện trong câu và dấu cuối câu, 6.99% HS căn cứ vào lời người nói và người nghe, 1.81% HS căn cứ vào những câu trước hoặc sau nó và 57.71% HS căn cứ vào tất cả những dấu hiệu trên.

Khi viết trong câu khiến, 77.59% HS xác định dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm. Và khi luyện tập viết câu khiến, 71.05% HS thường quên ghi dấu ở cuối câu và 31.58% HS chưa xác định được tình huống khi đặt câu.

Đối với việc sử dụng dấu câu trong câu khiến, 23.13% HS xác định chỉ dùng dấu chấm cảm và 1.57% HS cho rằng câu khiến chỉ sử dụng dấu chấm.

Điều này cho thấy, HS chỉ mới thuộc lòng lí thuyết còn vận dụng thực hành chưa tốt. Đa số các em sử dụng dấu chấm cảm và dấu chấm trong câu là

theo cảm tính. Các em không hiểu được rõ là khi nào thì dùng dấu chấm cảm,

khi nào thì sử dụng dấu chấm ở cuối câu khiến. Do đó, rất nhiều HS khi đặt câu khiến các em sử dụng dấu chấm cảm, dấu chấm không phù hợp với nội

dung cầu khiến như : với những câu cầu khiến cần nhấn mạnh nội dung cầu khiến thì các em lại sử dụng dấu chấm cuối câu, còn với các câu không cần phải nhấn mạnh nội dung câu khiến thì các em lại sử dụng dấu chấm cảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hiểu nghĩa của câu, các em thường chỉ căn cứ vào dấu hiệu hình thức chưa chú trọng đến mục đích nói. HS thường nhầm sang câu hỏi dưới dạng mục đích khác, hay nhầm sang câu cảm khi đặt câu với mục đích nêu yêu cầu, đề nghị (VD : Cậu nhớ giúp tớ đấy nhé ! Bạn có thể cho tớ đi nhờ xe được

không?); thậm chí thêm từ cầu khiến chưa phù hợp, đặt chưa đúng vị trí;

không viết hoa đầu câu.

Về phép lịch sự trong giao tiếp, xác định vị thế khi giao tiếp, HS bước đầu biết sử dụng lời nói cầu khiến thể hiện thái độ lịch sự, văn hoá khi yêu cầu, mong muốn. Điều này thể hiện qua tình huống khi nhờ một người lớn tuổi xem giờ để đi học, câu nói : “Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi

ạ !” có 91.33% HS chọn trong khi các câu còn lại có tỉ lệ như sau :

- 0.36% HS chọn câu nói : - Mấy giờ rồi ?

- 14.22%% HS chọn câu nói : - Mong bác xem giùm mấy giờ rồi ạ. - 13.25% HS chọn câu nói : -Thưa bác, mấy giờ rồi ?

Tuy nhiên, trong tình huống khác “em muốn mượn bạn Lan cây bút” đòi hỏi HS phải chú ý yêu cầu cầu khiến thì 73.86% HS lại nhầm lẫn sang câu hỏi với mục đích khác khi chọn câu “Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cây bút được

không?” trong khi chỉ có 37.83% HS chọn câu khiến : “Lan ơi, hãy cho tớ mượn cây bút nhé !”

Đối với bài tập đặt câu khiến theo các tình huống hay theo những cách đã học, đa phần các em đặt câu đúng với yêu cầu của bài tập. Một số em đặt câu cầu khiến hay, rõ ràng, phù hợp với đối tượng và nội dung giao tiếp, chú ý đến tính lịch sự của câu khiến. Tuy vậy, bên cạnh đó còn có rất nhiều HS đặt câu

khiến, đúng với nội dung, yêu cầu mà đề bài đưa ra nhưng câu khiến đó lại

không phù hợp với đối tượng giao tiếp vì không lễ phép, thiếu lịch sự.

Bảng 2.2 : Ý kiến học sinh về câu khiến

TT Câu Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ % 1

Câu khiến là câu :

a. Dùng để kể hoặc để tả một sự việc, sự vật.

b. Dùng để nêu điều thắc mắc, điều chưa biết cần được giải đáp.

c. Dùng để nêu yêu cầu đề nghị, mong muốn,….của người nói với người khác.

9 5 807 1.08 0.6 97.23 2

Để nhận ra một câu có phải là câu khiến không, em căn cứ vào :

a. Những câu trước hoặc sau nó. b. Lời người nói và người nghe.

c. Các từ ngữ xuất hiện trong câu và dấu cuối câu. d. Tất cả những điều trên. 15 58 299 479 1.81 6.99 36.02 57.71 3

Câu cầu khiến là loại câu dùng khi : a. Đặt câu hỏi.

b. Biểu lộ sự ngạc nhiên, thán phục.

c. Muốn yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, mong muốn.

19 31 783 2.29 3.73 94.34 4

Khi viết, trong câu khiến dùng dấu câu sau : a. Dấu chấm than.

b. Dấu chấm.

c. Dấu chấm than hoặc dấu chấm.

192 13 644 23.13 1.57 77.59 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi nhờ một người lớn tuổi xem giờ để đi học, em chọn cách nói nào sau đây :

a. Mấy giờ rồi ?

b. Mong bác xem giùm mấy giờ rồi ạ.

c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ !

d. Thưa bác, mấy giờ rồi ?

3 118 758 110 0.36 14.22 91.33 13.25

6

Trong đoạn hội thoại sau, câu nào là câu khiến? Em hãy gạch chân các câu đó :

a. Nai nhỏ xin phép cha được đi chơi cùng các bạn. Cha Nai Nhỏ nói :

– Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.

b. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ: - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta! c. Ông lão nghe xong, bảo rằng :

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

575 743 714 69.28 89.52 86.02 7

Em và Lan là bạn học. Khi muốn mượn Lan cây bút, em dùng câu nào sau đây :

a. Cho mượn cây bút cái! b. Lan ơi, cho tớ mượn cây bút.

c. Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cây bút được không?

2 314 613 0.24 37.83 73.86 8 Em cho biết có mấy cách đặt câu khiến ? kể ra ? 97.4% trả lời đúng yêu cầu 9 Em hãy chuyển câu kể “Hùng và Dũng về.” thành câu khiến

theo những cách đã học.

85.7% trả lời đúng yêu cầu 10

Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau : a) Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.

b) Trong lớp, có một bạn lười học, em có lời khuyên bạn.

86.5% thực hiện đạt yêu cầu

2.2.5. Nguyên nhân thực trạng dạy và học câu khiến

GV là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình dạy học. Nguyên nhân chính của những khó khăn và hạn chế của GV khi dạy câu khiến ở lớp Bốn là sự thiếu hụt kiến thức ngữ pháp.

VD: GV thiếu hụt những kiến thức của lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại, chưa hiểu được cấu trúc bên trong của hành vi ngôn ngữ, hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp cũng như sự phong phú, đa dạng của các kiểu câu, …

Những kiến thức ngữ pháp đã có lại không chắc chắn, thiếu tính hệ thống. Điều này đặt ra cho công việc đào tạo và bồi dưỡng GV nhiệm vụ khá nặng nề.

Trong quá trình dạy học, GV chỉ chú trọng hình thành 2 kĩ năng đọc và viết mà chưa tập trung nhiều đến 2 kĩ năng nghe và nói. Do đó, nhiều em bỡ ngỡ, lúng túng khi thực hiện hoạt động nói năng. Đặc biệt là khi nói về một nội dung nhất định, các em thường nói tự do theo đúng suy nghĩ của mình, chưa chú ý tới cách thức nói, nghi thức nói và nội dung mục đích nói để nói như thế nào cho lịch sự.

Thực tế, nhiều HS khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện HS nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.

Một số GV cho rằng khi sử dụng câu cầu khiến để nói và viết các em thường mắc phải những sai sót như : dùng câu cầu khiến chưa đúng về hình thức lẫn nội dung, dùng từ xưng hô chưa phù hợp, đôi khi dùng sai vị trí của các từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, lên, đi, nào … Đa số HS sử dụng câu cầu khiến chưa lịch sự, các em thường xuyên sử dụng những câu cầu khiến cộc lốc, không có chủ ngữ, không có đối tượng tiếp nhận hành động sai khiến …

Khi nhận diện các kiểu câu chia theo mục đích nói, HS thường nhầm lẫn. câu khiến có ý mời mọc, yêu cầu, đề nghị, mong ước như : Mời anh vào nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chơi. Em chúc cô mạnh khoẻ. thường bị nhầm là câu kể.

Nhìn chung, qua kết quả khảo sát nêu trên, vấn đề tổ chức dạy và học câu khiến thông qua hoạt động giao tiếp cho HS một cách có hiệu quả hơn là hết sức cần thiết.

2.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

2.3.1. Trên cơ sở hệ thống những kiến thức về câu khiến và quan điểm giao tiếp trong dạy học môn Tiếng việt ở Tiểu học, chúng tôi đã tìm hiểu nội dung dạy học câu khiến trong SGK Tiếng Việt lớp Bốn. Từ đó, rút ra được những ưu điểm và hạn chế về chương trình, SGK liên quan đến nội dung dạy câu khiến ở lớp Bốn. Đồng thời, qua khảo sát thực trạng dạy và học câu khiến ở lớp Bốn hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh cần giải quyết như :

- Về phía GV : kiến thức ngữ pháp trong đó có kiến thức về câu còn hạn chế, chưa chú trọng rèn kĩ năng sử dụng câu khiến trong giao tiếp, ...

- Về phía HS : HS cỏn mắc lỗi về câu : lỗi về nhận diện, lỗi viết câu thiếu thành phần, …

2.3.2. Trên cơ sở lý luận đã hệ thống và thực trạng dạy học câu khiến đã khảo sát, tổng hợp, chúng tôi sẽ có cơ sở xác định nguyên tắc, đề xuất điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học câu khiến theo quan điểm giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm lí, kinh nghiệm sống của HS và rèn luyện khả năng sử dụng câu khiến trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau góp phần tích cực vào việc nâng cao kĩ năng giao tiếp cho HS.

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC DẠY CÂU KHIẾN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY CÂU KHIẾN THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TIẾP

Quan điểm giao tiếp yêu cầu qui trình dạy học tiếng Việt phải được đặt trong các hoàn cảnh giao tiếp và GV phải thường xuyên tạo ra được các tình huống giao tiếp để HS thực hành ngôn ngữ. Dạy câu khiến cũng không nằm ngoài định hướng đó.

3.1.1. Mục tiêu dạy học câu khiến phải thống nhất với mục tiêu chung của môn học tiếng Việt

Mục tiêu dạy học là căn cứ quan trọng cho việc lựa chọn lý thuyết, nội dung, phương pháp dạy học. Việc xây dựng mục tiêu dạy câu khiến theo quan điểm giao tiếp trước hết phải dựa vào mục tiêu dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu (trong đó có dạy câu chia theo mục đích nói) nói riêng. Điều này nghĩa là dạy câu khiến là một bộ phận của nội dung dạy học Tiếng Việt nên mục tiêu dạy câu khiến thống nhất với mục tiêu dạy học của môn Tiếng Việt hay nói cách khác góp phần hiện thực hoá mục tiêu của môn Tiếng Việt.

Chúng ta biết rằng mục tiêu quan trọng nhất của dạy học Tiếng Việt là trang bị cho HS cách thức sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, hình thành và phát triển các kĩ năng Tiếng Việt cho HS trên cả hai bình diện sản sinh (nói, viết) và lĩnh hội (nghe, đọc) lời nói. Từ đó, nó đòi hỏi việc xây dựng mục tiêu dạy câu khiến theo quan điểm giao tiếp phải thiết thực nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học thông qua việc rèn luyện

kỹ năng tạo lập câu khiến và sử dụng câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp, văn hoá giao tiếp của người Việt. Cụ thể là:

+ Về kiến thức: có hiểu biêt sơ giản về câu khiến (nắm được cấu tạo và tác

dụng của câu khiến, cách đặt câu khiến).

+ Về kĩ năng: biết nhận diện câu khiến, hình thành và phát triển kĩ năng đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

+ Về thái độ: bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành thói quen

Một phần của tài liệu Dạy câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp (Trang 47)