KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 51 - 52)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

c) So sánh hiệu quả trồng thuần ngô với trồng xen lạc ngô của các hộ điều tra

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra kêt luận sau:

Nam Đàn là huyện đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây ngô tuy giảm nhưng diện tích giảm nhưng diện tích trồng ngô năm 2008 vẫn đạt là 4602.2 ha phân bố khá đều trên toàn huyện tập trung nhiều ở các xã có diện tích đất cát ven sông, các xã ngoài đê.

Từ năm 2006 đến nay tình hình sản suất ngô trên toàn huyện giảm sút cả về diện tích và năng suất. Tổng diện tích năm 2007 là 4760.2 ha giảm so với 2006 là 263.62 ha phần lớn các xã đều có diện tích giảm. Đến năm 2008 diện tích lại giảm so với 2007 là 157.8 ha, nhưng năng suất lại tăng đáng kể. Diện tích ngô giảm do giá phân bón cao, giá ngô giảm đặc biệt 3 năm gần đây thường xuyên phải chịu thiệt hại do mưa bảo làm diện tích ngô mất trắng, giảm năng suất diễn ra nhiều khiến các hộ giảm diện tích, giảm mức đầu tư.

Về tình hình hộ sản xuất: Mức lao động chính năm 2008 giảm 2% so với năm 2006 và 1,92% so với năm 2007. Bình quân đất nông nghiệp của hộ chỉ đạt 11,2 sào/ hộ. Đối tượng sản xuất chủ yếu của hộ vẫn là các cây trồng truyền thống như lúa, ngô, lạc và có thêm một số đối tượng rau màu. Trong đó cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực sau đó đến cây ngô, cây lạc. Với trang thiết bị sử dụng trong sản xuất còn thô sơ chỉ có sản xuất lúa có sự tham gia đáng kể của máy móc phục vụ sản xuất.

Về hiệu quả kinh tế: So với các cây màu khác thì ngô vẫn là cây được các hộ ưu tiên lựa chọn, do hiệu quả mang lại vẫn đạt khá so với các đối tượng khác. Tuy nhiên đầu tư cho sản xuất ngô của các hộ chưa cao đặc biệt là chi phí phân bón dẫn đến hiệu quả kinh tế đạt được chưa tương xứng với tiềm năng cây ngô.

Với phương thức trồng, lợi nhuận bình quân trồng thuần ngô cả năm chỉ đạt 370.270 đồng/1 sào. Trong vụ xuân với phương thức trồng xen lợi nhuận tăng 216.200 đồng/sào so với trồng thuần mặt khác chi phí trồng xen lại thấp hơn trồng thuần 4,9% trong tổng chi phí.

Với thời vụ trồng ngô: lượng chi phí cho 2 vụ xuân và vụ đông tương đương nhau, nhưng giá trị sản xuất mang lại ở vụ xuân cao hơn 354.000 đông/sào. Tưong đương lợi nhuận vụ xuân cao hơn 361.600 đồng so với vụ đông

Về hiệu quả xã hội và môi trường theo đánh giá khái quát thì hiệu quả mang lại khá tốt. Tuy nhiên do thời gian có hạn chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu 2 vấn đề này.

2. Tồn tại

Với nỗ lực và khả năng chúng tôi đã thu được một số kết quả tuy nhiên do điều kiện và thời gian có hạn đề tài còn một số tồn tại sau:

- Với dung lượng mẫu chưa cao đó là đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá với 3 xã chọn đại diện, trong đó chỉ tiến hành điều tra 60 hộ, phần nào kết quả thu được sẽ còn có độ sai số không nhỏ.

- Một số vấn đề chỉ được nghiên cứu đánh giá chủ yếu dựa trên các tiêu chí cơ bản, chưa được sâu sát, tỷ mĩ.

- Một số thông số thu thập còn mang tính định tính dẫn đến các đánh giá sẽ giảm tính khác quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w