So sánh hiệu quả kinh tế ngô trồng thuần ở vụ xuân so với vụ đông Bảng 3.13: So sánh kết quả và hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

b) So sánh hiệu quả kinh tế ngô trồng thuần ở vụ xuân so với vụ đông Bảng 3.13: So sánh kết quả và hiệu quả

Bảng 3.13: So sánh kết quả và hiệu quả

của trồng ngô vụ xuân và vụ đông của các hộ điều tra năm 2008

TT Diễn giải DVT Vụ xuân Vụ đông

I Các chỉ tiêu kết quả

1 Tổng chi phí Đồng 518.330 525.130

2 Giá trị sản xuất(GO) Đồng 1.209.800 855.000

3 Lợi nhuận(Pr) Đồng 691.470 329.870

II Các chỉ tiêu hiệu quả

1 GO/TC Lần 2,33 1,63

2 GO/LD Đồng 168.020 120.420

3 Pr/TC Lần 1,33 0,63

4 Pr/LD Đồng 96.030 46.460

Qua bảng 3.13 cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về hiệu quả giữa hai vụ. Giá trị sản xuất của vụ xuân là 1.209.000 đồng ở vụ đông chỉ là 855.000 đồng/sào. Chênh lệch giữa 2 vụ là 354.000 đồng/sào.

Với các chỉ tiêu hiệu quả cũng cho thấy rõ: Hiệu quả sử dụng vốn của vụ xuân là GO/TC = 2,33 cao hơn hẳn vụ đông (GO/TC= 1,63). Và với công lao động tương đương nhau đồng nghĩa với giá trị một lao động tham gia sản xuất vụ xuân cũng sẽ hơn hẳn vụ đông (vụ xuân GO/LD = 168.020 đồng; vụ đông GO/LD = 120.420 đồng). Sự chênh lệch này là 47.600 đồng/LD. Đương nhiên 2 giá trị hiệu suất của lợi nhuận với chi phí và với lao động của vụ xuân sẽ cao hơn vụ đông. Cụ thể lợi nhuận đạt được với một đồng chi phí bỏ ra cho vụ đông 1,33 hơn gấp đôi lợi nhuận đạt được trên một đồng chi phí của vụ đông. Tương tự lợi nhuận của một ngày công lao động ở vụ xuân cũng cao hơn gấp đôi so với vụ đông. Với phân tích trên cho thấy hiệu quả trồng ngô vụ xuân vượt trội so với trồng ngô vụ đông.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w